Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động" pptx (Trang 37 - 41)

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

1. Những nhân tố khách quan

1.1. Trạng thái phát triển kinh tế.

Sự ổn định hay khơng ổn định của nền kinh tế cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt đơng kinh doanh của doanh nghiệp, tới doanh thu của doanh nghiệp, từ đĩ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng tới tốc độ nào đĩ thì các hoạt động đầu tư được mở rộng, thị trường vốn ổn định, sức mua của thị trường lớn. Điều đĩ sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển với nhịp đọ phát triển chung của nền kinh tế, do đĩ sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.Ngược lại, khi nền kinh tế cĩ những biến động cĩ khả năng gây ra những rủi ro trong kinh doanh hay khi nền kinh tế suy thối thì thất nghiệp khủng hoảng, phá sản xẩy ra, khi đĩ doanh nghiệp khĩ cĩ điều kiện phát sản xuất kinh doanh và do đĩ ảnh tới hiệu quả sử dụng vốn.

1.2. Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước.

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng của mình. Nhà nước tạo hành lang pháp lý và mơi trương thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm sản xuất kinh doanh theo ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đĩ theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nĩi chung và hiệu quả sử dụng vốn nĩi riêng của doanh nghiệp. Một số chính sách kính tế vĩ mơ của nhà nước như :

- Chính sách lãi xuất : Lãi xuất tín dụng là một cơng cụ để điều hành lượng cung cầu tiền tệ, nĩ ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi xuất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp khơng cĩ cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh khơng hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn, nhất la với phần vốn vay giảm sút. ở nước ta cho đến nay vẫn đang thi hành chính sách lãi xuất cao , cĩ sự can thiệp trực

tiếp của nhà nước : Nhà nước ổn định mức lãi cơ bản và đưa ra biên độ giao động đối với lãi xuất tiền gửi và lãi xuất cho vay. Theo đĩ, nếu lãi xuất tiền gửi cao chứa đựng yếu tố tích cực là giúp cho việc phân phối lại thu nhập trong quảng đại quần chúng nhưng lại là việc khĩ khăn cho việc huy động vốn đầu tư sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Chính sách tỷ giá : Tỷ giá hối đối vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biệu hiện cung cầu về ngoại tệ. Đến lượt mình, tỷ giá lại tác động cung cầu ngoại tên, điều tiết sản xuất qua việc thúc đẩy hoặc hạn chế sản xuất hàng hố nhập khẩu hay xuất khẩu. Mặt khác, bản thân tỷ giá hối đối cũng tác động đến thu nhập của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ cao sẽ kích thích xuất khẩu, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và ngược lại. Do đĩ, khi tỷ giá thay đổi, cĩ doanh nghiệp thu lãi nhưng cũng cĩ doanh nghiệp thu lỗ.

- Chính sách thuế : Thuế là cơng cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mơ nĩi chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nĩi riêng. Chính sách thuế của nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay it, do đĩ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Tĩm lại, sự thay đổi cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của nhà nước đã gây rất nhiều khĩ khăn cho việc sử dụng vốn kinh doanh cĩ hiệu quả cao trong doanh nghiệp. Song nếu doanh nghiệp nhanh chĩng nắm bắt được những thay đổi và kịp thời thích nghi thi sẽ đứng vững trên thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và cĩ điều kiện để phát triển và mở rộng kinh doanh phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của mình.

1.3. Sức mua của thị trường .

Nếu sức mua của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp lớn thì đĩ là một thuận lợi lớn đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cĩ thể mở rộng quy mơ sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, từ đĩ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Ngược lại, nếu sức mua của thị trường giảm thì sẽ làm cho doanh nghiệp phải bán sản phẩm với giá rẻ để tiêu thụ với hết khối lượng hàng hố sản xuất ra. Từ đĩ , làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận hoặc

doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. Khi đĩ, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.

1.4. Thị trường tài chính:

Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống tài chính trung gian cũng là nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nĩi chung và hoạt động tài chính nĩi riêng. Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian phát triển đầy đủ, đa dạng sẽ tạo cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn với chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp cĩ thể đa dạng hố các hình thức đầu tư và cĩ được cơ cấu vốn hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.5 Mức độ lạm phát

Nếu lạm phát phi mã và siêu lạm phát xâỷ ra thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Khi sẩy ra lạm phát này thì sản xuất bị thu hẹp vì lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm thấp do giá cả nguyên vật liệu tăng lên liên tục. Nếu doanh nghiệp khơng điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp sẽ bị mất dần, theo mức độ trượt giá của tiền tệ. Tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.6. Rủi ro bất thường trong kinh doanh.

Rủi ro được hiểu là các yếu tố khơng may sẩy ra mà con người khơng thể lường trước được.

Rủi ro luơn đi liền với hoạt động kinh doanh, trong kinh doanh thì cĩ nhiều loại rủi ro khác nhau như : Rủi ro tài chính(rủi ro do sử dụng nợ vay), rủi ro trong quá trình sử dụng tài sản, vận chuyển hàng hố (mất mát, thiếu hụt ,hỏng hĩc ) điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất vố, mất uy tín, mất bạn hàng...trong kinh doanh, từ đĩ nĩ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường cĩ nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cùng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ khơng ổn định, sức mua của thị trường cĩ hạn chế thì càng làm gia tăng rủi ro của doanh nghiệp. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt mà doanh nghiệp khĩ cĩ thể lường trước...

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động" pptx (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)