Kết quả và nhận xét

Một phần của tài liệu Tính chất đặc trưng và một số ứng dụng của phôtôđiốt (Trang 61 - 63)

Qua mạch điện ứng dụng như trên em đã lắp ráp một mạch cụ thể, mạch này có thể đóng ngắt được thiết bị điện có dòng 10A.Nếu cần ta có thể thay đổi được dòng cao hơn bằng cách thiết kế lại mạch công suất. Mạch thí nghiệm có thể điều chỉnh độ sáng của đèn, tìm ngưỡng đóng mở của phôtôđiốt bằng cách thay đổi độ sáng đến điểm đóng mở của mạch.Sau đó giữ nguyên ánh sáng điều chỉnh ngưỡng đóng mở của mạch. Từ các kết quả trên ta thấy mạch ứng dụng em đã lắp ráp hoạt động tốt, có thể điều chỉnh được ngưỡng đóng mở của mạch phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và có thể sản xuất hàng loạt trong tắt mở đèn đường công cộng, khối xóm…

Trên đây chỉ là một ứng dụng rất nhỏ của phôtôđiốt, ta có thể thiết kế ra nhiều kiểu mạch khác nhau như đo độ sáng,mạch bảo vệ……để phục vụ cuộc sống của con người.

Kết luận chương

Trong chương này dựa vào những hiểu biết về phôtôđiốt, mạch so sánh sử dụng IC khuếch đại thuật toán, mạch điều khiển công suất sử dụng tranzitor, em đã tiến hành lắp ráp thành công mạch điện tử sử dụng phôtôđiốt PD204-6C để điều khiển quá trình đóng ngắt điện thắp sáng một cách tự động.Em đã lắp ráp một bộ điều khiển ánh sáng để khảo sát độ nhậy và điều chỉnh mức cường độ sáng tại bộ thu.

KẾT LUẬN

Từ việc tìm hiểu các tính chất đặc trưng và một số ứng dụng của phôtôđiốt silíc em đưa đi đến một kết luận chính cho đồ án tốt nghiệp như sau:

1. Đã trình bày đại cương về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phôtôđiốt dùng để ghi nhận ánh sang thông thường. Các tính chất đặc trưng của phôtôđiốt silíc như : Hiệu suất lượng tử, đặc trưng độ nhậy phổ, đặc trưng I-V tối sang, đặc trưng C-V ngược, các loại nhiễu chính trong phôtôđiốt, hiệu ứng nhiệt độ và sự phân cực của phôtôđiốt. Trình bày cách phân loại phôtôđiốt dựa vào cấu trúc của chúng.

2. Đã tìm hiểu và giới thiệu một số ứng dụng của phôtôđiốt Silíc như để đo hấp thụ ánh sáng, cảm biến ánh sáng sử dụng khuếch đại thuật toán tốc độ cao, máy dò tia X. Em đã đưa ra một số ứng dụng khác của phôtôđiốt như trong điều khiển tự động, trong các hệ thống an ninh, trong công nghiệp, trong thông tin, trong đo lường, trong điều khiển tự động, trong y tế, trong các thiết bị điện tử dân dụng và trong một số ứng dụng khác.

3. Bằng các hiểu biết về phôtôđiốt, em đã lắp ráp thành công một mạch điện sử dụng phôtôđiốt Silíc để điều khiển quá trình thắp sáng một cách hoàn toàn tự động của hệ thống đèn đường. Mạch điện sử dụng phôtôđiốt Silíc PD204-6C, các bộ IC ổn áp, IC khuếch đại thuật toán sử dụng tranzitor, các bộ tụ lọc và các bộ điện trở hoạt động. Em cũng đã lắp ráp mạch điều chỉnh ánh sáng để có thể khảo sát độ nhậy và điều chỉnh mức cường độ sáng.

Tài liệu tham khảo

1. A.S. Grove, “Vật lý và công nghệ các dụng cụ bán dẫn”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1978

2. Đào Khắc An, “Vật liệu và linh kiện quang điện tử trong thông tin quang”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

3. Hồ Văn Sung, “Linh kiện bán dẫn và vi mạch”,Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.

4. Nguyễn Thị Minh Hiển, Vũ Linh, “Vật lý điện tử”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.

5. Lưu Tiến Hưng, “Nghiên cứu một số tính chất của Phôtôđiốt Silíc khi dùng để ghi phổ tia X”, đồ án thạc sĩ Vật lý Hà Nội, 1999.

6. “Phôtôđiốt characteristics and applycations “, UDT Sensors, Inc,

http://www.udt.com.

7. “Applicatinon curcuit examples of Si phôtôđiốt “, HAMAMATSU

PHOTONICS, Silid State Division, http://www.hamamatsu.com.

8. Micrel Incorproated, 2005, http://www.micrel.com.

9. Globalspec Inc.350 Jordan Rd, Troy, Ny, 12180,

http://www.globalspec.com. 10. Http://www.amptek.com.

Một phần của tài liệu Tính chất đặc trưng và một số ứng dụng của phôtôđiốt (Trang 61 - 63)