SGK, SGV, Thiết kế bài học, Giáo án

Một phần của tài liệu Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu (Trang 100 - 109)

- HS: Bài soạn

C. Phương pháp dạy học

- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: gợi mở, tái hiện, thuyết trình, trao đổi thảo luận.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * ỔN ĐỊNH LỚP: * ỔN ĐỊNH LỚP: * ỔN ĐỊNH LỚP:

* BÀI CŨ: ? Trình bày phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao và những đóng góp của ông đối với văn học dân tộc?

* BÀI MỚI

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Tiết 51:

Hoạt động 1:

- GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa sau đó tóm tắt ý chính

I/ TIỂU DẪN

- Tên tác phẩm:

+ Cái lò gạch cũ: là sự mở đầu và kết thúc của tác phẩm và là sự luẩn quẩn, bế tắc của nhân vật trong tác phẩm đồng thời của tác giả Nam Cao.

Hoạt động 2:

- GV hướng dẫn Hs đọc một số đoạn

- Nêu các yêu cầu chung khi đọc truyện

- Tìm hiểu bố cục

- GV phát vấn HS trả lời

Hình ảnh làng Vũ Đại được tác giả miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì?

- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp

Chí Phèo - Thị Nở và nhà xuất bản nhằm mục đích câu khách thích những chuyện tình lâm li, bi đát, cơ chế thị hiếu mới của độc giả.

+ Chí Phèo: nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo, nhân vật chính, trung tâm của tác phẩm.

- Cơ sở của truyện:

“Chí Phèo” là chuyện về người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng - quê tác giả.

II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - tìm hiểu chung

a. Giải thích từ khó b. Bố cục: 3 phần

(1) Đoạn mở đầu: Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi càn

(2) Chí Phèo trước khi đi tù (3) Chí Phèo sau khi đi tù

2. Đọc hiểu chi tiết

a. Hình ảnh làng Vũ Đại - hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước CM thánh 8/1945

- Toàn bộ truyện CP diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của tác phẩm

Phân tích hình ảnh Chí Phèo trước khi đi tù

- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp

Em có nhận xét gì về CP

phủ, xa tỉnh nằm trong thế quần ngư tranh thực

- Có tôn ti trật tự thật nghiêm ngặt: cao nhất là cụ tiên chỉ Bá Kiến “bốn đời làm tổng lí”, uy thế nghiêng trời rồi đến đám cường hào, chúng kết thành bè cánh, mỗi cánh kết thành bè đảng xung quanh một người. Sau nữa là những người nông dân thấp cổ bé họng suốt đời bị đè nén, áp bức

- Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tăm tối, ngột ngạt. => Hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước CM. Đây chính là hoàn cảnh điển hình sản sinh nhân vật và tính cách điển hình.

b. Hình tượng nhân vật Chí Phèo

* Chí Phèo trước khi đi tù

- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc mướn để kiếm sống

- Từng mơ ước: một ngôi nhà nho nhỏ.... - Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà Bá Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân xoa bụng. Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì - biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa

trong 20 năm đầu của cuộc đời?

- GV phát vấn HS trả lời

Tiết 52:

Hoạt động 1:

Anh/chị hiểu gì về khái niệm tha hóa? Nguyên nhân của sự tha hóa của Chí Phèo?

Sau khi ở tù về Chí Phèo có sự thay đổi như thế nào? Qua đó nhà văn NC muốn nói điều gì?

Trong quá trình tha hóa, Chí đến nhà Bá Kiến mấy lần?

anh canh điền hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng nhưng vì ghen tuông Bá Kiến đã đẩy anh canh điền hiền lành và chất phác ấy vào nhà tù

* Chí Phèo sau khi ở tù về (Quá trình tha hóa)

- Khái niệm tha hóa: Là đánh mất đi phần tốt đẹp vốn có của con người trở thành một nhân cách khác (biến chất); tạo ra sản phẩm rồi tự nó tác động ngược trở lại lợi ích của việc tạo ra nó.

- Nguyên nhân tha hóa:

+ Lòng ghen của Bá Kiến + Chế độ nhà tù XH cũ. + Chí Phèo thiếu bản lĩnh.

-> Chí Phèo vào tù vừa là điểm thắt nút cũng là điểm mở nút cho cuộc đời Chí Phèo.

- Sau 7, 8 năm đi biệt, CP lù lù lần về trông khác hẳn:

+ Nhân hình: (Hs lần lượt trình bày): Trông đặc như thăng đá, cái đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn,…

+ Nhân tính: (Hs lần lượt trình bày): Về chỉ biết chửi, chìm trong cơn say, đập phá bao nhiêu cơ nghiệp và rạch mặt ăn vạ.

- Đến nhà Bá Kiến:

Mỗi lần đến với ý đồ như thế nào?

HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp

GV bình: Chưa bao giờ sợi dây thép cuộc đời tài tử CP lại mỏng manh đến thế, 2 vực sáng - tối của cuộc đời nhập nhòa trong cơn say. Cái ác há ngoác cái miệng dữ tợn sẵn sàng nuốt chững toàn bộ phần Người của Chí

Hoạt động 2:

Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ đó đối với cuộc đời Chí?

Chí không những không thực hiện được mà còn bị mua chuộc như một tên lính tự nộp giáo quy hàng.

Lần 2: Gặp mọi người bảo đi đòi nợ, khi đến nơi thì xin đi ở tù nhưng thực chất là xin đất ở và tiền. Từ đây trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến. Chí đến đòi nợ nhà Đội Tảo, đập phá dân làng và mất hết ý niệm về thời gian về cuộc đời.

=> Chí phèo bị vùi dập cả thể xác lẫn linh hồn. Nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc giết chết phần người trông con người chí

=> Hiện tượng bi thảm ấy khá phổ biến và có tính qui luật trong xã hội đương thời. Nhà văn đã nêu ra một vấn đề mới trong số phận tăm tối của người nông dân: bị tàn phá về tâm hồn, bị huỷ diệt cả nhân tính.

- Giọng văn: Nhà văn Nam cao quằn quại cứ như Bá Kiến cướp mất Chí Phèo từ trong trái tim rớm máu của mình. Từng câu, từng chữ thấm thía nỗi đau đời.

* Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở (Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo):

- Hoàn cảnh gặp gỡ:

+ Thời gian: Chiều mùa hè trăng vàng vành vạnh

Sau cuộc “đụng độ” với thi Nở Chí có những diễn biến tâm lí như thế nào?

Ý nghĩa của chi tiết bát cháo hành? Khi thưởng thức bát cháo hành Chí có biểu hiện ra sao?

- HS chia nhóm trao đổi thảo luận cử người trình bày trước lớp

- GV chuẩn kiến thức bình:

Hoạt động 3:

Tình thế nào dẫn đến việc CP giết chết BK rồi tự sát? Qua

+ Không gian: vườn chuối gần bờ sông, cách nhà Chí Phèo không xa.

-> Hoàn cảnh thật lãng mạn, trữ tình và là lúc khơi dậy bản năng của Chí Phèo.

- Tình yêu thương mộc mạc chân thành của người đàn bà xấu xí ấy đã khiến bản chất lương thiện của Chí Phèo thức dậy:

+ Cảm nhận được âm thanh của cuộc sống. + Lần đầu tiên CP nhận ra sự hiện hữu của mình, nhận ra tình trạng bế tắc của thân phận mình.

+ Hồi tưởng lại quá khứ đẹp đẽ mà mình đã từng mơ.

- Bát cháo hành: thứ thuốc giải cảm cho người ốm, hương vị tình người, hiện thân của vẻ đẹp nhân vật thị Nở đồng thời có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời Chí.

+ Chí ngạc nhiên, mắt ươn ướt.

+ Bâng khuâng, nghẹn ngào, xúc động. + Muốn làm nũng như đứa trẻ với mẹ.

+ Hắn thấy thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người biết bao

=> Linh hồn Chí Phèo đã trở về đó cũng là lúc phần người trong chí được hồi sinh

* Tình thế bi kịch dẫn đến việc giết chết Bá Kiến rồi tự sát của Chí Phèo

đó nhà văn NC muốn nói điều gì? - GV phát vấn HS trả lời Tiết 53: Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật.

? Ngôn ngữ đối thoại được Nam Cao khắc họa như thế nào về nhân vật Bá Kiến? Từ đối thoại đó em thấy BK là người ntn?

Nghệ thuật độc thoại nội tâm được Nam Cao khai thác như thế nào đối với nhân vật Bá Kiến? Những đọc thoại ấy thể hiện điều gì?

Cách Bá Kiến đối xử với CP như thế nào? Qua cách đối xử

càng uống càng tỉnh, thoang thoảng mùi cháo hành, ôm mặt khóc rưng rức.

- CP đến nhà Bá Kiến, giết chết Bá kiến và sau đó chỉ còn một cách là tự sát -> khi ý thức trở về CP không bằng lòng trở lại cuộc sống thú vật như trước nữa và CP đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống.

=> Tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn hết sức gay gắt không gì có thể xoa dịu được.

c. Nhân vật Bá Kiến: - Ngôn ngữ đối thoại:

+ Giọng quát sang, ai cũng nể sợ + Biết ngọt nhạt đúng lúc.

+ Tiếng cười Tào Tháo hơn người.

-> Lão Cường hào cáo già, khôn róc đời. - Bốn đời làm tổng lí “Uy thế nghiêng trời”. Độc thoại nội tâm:

+ Mềm nắn, rắn buông; thứ nhất sợ kẻ anh hùng…

+ Bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu. + Lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò.

-> Nhân vật độc thoại phơi ra những suy nghĩ, tính toán thuộc về phương châm chính sách cùng những âm mưu thâm độc trong việc đàn áp thống trị nhân dân.

ấy bản chất nào của Bá Kiến được bộc lộ rõ nét?

Bên cạnh là một tên đại diện cho bọn cường hào ác bá, BK còn là người như thế nào? Tìm biểu hiện?

Nêu nhận xét khái quát về nhân vật? Hoạt động 2: Nêu và nhận xét những nét nghệ thuật đặc sắc thể hiện trong tác phẩm? - HS trả lời bằng phiếu học tập GV kiểm tra sau đó chốt lại

+ Đối xử là đứa ở trong nhà, đẩy Chí vào tù. + Làm tay sai đi đòi nợ.

-> Bản chất gian hùng thể hiện đầy đủ nhất - Là một lão già háo sắc và ghen tuông đến thảm hại.

+ Người ta bảo ra đường thì hách dịch mà về nhà thì sợ cái bà ba còn trẻ…

+ Người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ mà chúa đời là khỏe ghen (ghen chuyện bà Ba mà đẩy Chí vào tù; thấy bà tư đi lâu là thấy khó chịu và muốn tống tất cả bọn thanh niên trai trẻ đi tù vì hay chọc ngẹo bà tư).

+ Đã có bốn vợ mà còn đi ăn nằm với mụ của Binh Chức.

=> BK tiêu biểu cho giai cấp thống trị: có quyền lực, gian hùng, nham hiểm. Nhân vật điển hình trong việc bóc lột cả vấn đề vật chất lẫn tinh thần đối với người nông dân trong xã hội cũ.

d. Nét đặc sắc nghệ thuật:

- Cách xây dựng các điển hình như: hoàn cảnh, nhân vật và tính cách điển hình.

- Sở trường miêu tả và phân tích diễn biến tânm lí nhân vật. Đặc biệt là nhân vật Chí Phèo từ lúc gặp thị Nở.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng. Ngôn ngữ kể chuyện

Hoạt động 3:

Những đánh giá chung của anh chị về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao?

vừa là ngôn ngữ tác giả vừa là ngôn ngữ nhân vật...

- Giọng điệu thay đổi một cách linh hoạt lúc căng lúc chùng. Vừa lạnh lùng vừa sắc cạnh mà thể hiện ẩn sau là tình yêu thương nhân vật vô bờ.

- Kết cấu tự nhiên không gò bó công thức, lối kết cấu vòng tròn. Tính đột phá trong cốt truyện. Nhiều chi tiết tiêu biểu.

III. Tổng kết

- Chí Phèo tác phẩm xuất sắc về số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ. NC đi sâu khai thác những bi kịch của đời sống tinh thần ở họ.

- Người đọc thấy được tiếng nói cảm thông bằng con mắt tình thương khi tìm thấy những mảnh vỡ thủy tinh trong những con người bần cùng, tha hóa, biến chất.

- Đến Chí Phèo của Nam Cao thì chủ nghĩa nhân đạo phát triển một cách sâu sắc và độc đáo.

- Ngày nay người ta vẫn nhắc đến những người bê tha rượu chè là những Chí Phèo thời hiện đại.

E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:

- GV hướng dẫn hs luyện tập, chuẩn bị cho tiết: “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu” 3.2. Giáo án bài TRÀNG GIANG (Ngữ văn 11, tập 2) -Huy Cận- A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên mênh mông hiu quạnh, trong đó thấm đợm cả nỗi sầu nhân thế và tấm lòng yêu nước thầm kín của tác giả. Nhận ra vẻ đẹp cổ điển trong một bài thơ mới.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV, Thiết kế bài học + Thơ Huy Cận, Giáo án cá nhân lên lớp,...

Một phần của tài liệu Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w