ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG THƯỜNG XUYÊN
3.3.1.phương pháp thống kê khách hàng
Từ số liệu ban đầu về khách hàng thương xuyên của xí nghiệp. Từ đây theo các chỉ tiêu đã được nêu ở phần trên ta sẽ phân loại khách hàng thường xuyên hiện có vào từng mục cụ thể.
* Thống kê theo quận huyện
Từ các thông tin chung, mỗi khách hàng thường xuyên sẽ cho ta một địa chỉ cụ thể từ đó ta phân loại khách hàng vào từng vị chí cụ thể mà thực chất ở đây là phân theo các quận, huyện nhằm giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn. Để từ đây rút ra được số lượng ở mỗi khu vực là bao nhiêu để các phân tích và dự đoán khách hàng thường xuyên trong tương lai
* Phân tổ, phân nhóm khách hàng thường xuyên
Dựa vào các tiêu thức đã được dùngđể phân loại và quản lý khách hàng xí nghiệp phân khách hàng thường xuyên hiện tại vào từng tổ, nhóm thích hợp có các đặc điểm khác nhau. Ví dụ: khách hàng thường xuyên của xí nghiệp
được chia làm 3 tổ xác định: khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng là các cơ quan chính quyền, khách hàng là các trường học. Từ đây ta sẽ tính
được các chỉ tiêu phản ánh múc độ, tình hình biến động, các mối quan hệ
* Với các khách hàng thường xuyên là doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
+ Số lượng người mua ít nhưng khối lượng mua lớn
+ Tập chung về mặt địa lý
+ Nhu cầu mua dịch vụ vận tải của doanh nghệp là nhu cầu phát sinh: Do phát sinh từ nhu cầuvề xản xuất kinh doanh, xản xuất tiêu dùng cho người cuối cùng
+ Nhu cầu có tính co dãn. Sự biến động của người mualà doanh nghiệpcó ảnh hưởng lớn đến xí nghiệp vì chỉ một thay đổi nhỏ của đối tươngjdoanh nghiệp sẽ có tác động ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dich vụ của xí nghiệp
+ Việc mua dịch vụ vận tải của các doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng của múc giá cả bởi vì khi gía cả dịch vụ thay đổi nhưng theo yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh mà bắt buộc doanh nghiệp phải mua
+ Hành động mua sắm chuyên nghiệp: Mua dịch vụ vận tải do doanh nghiệp yêu cầu có sự tham gia của một hay một số thành viên, có khi còn là cả một hội đồng do vậy đối với loại khách hàng này xí nghiệp cần phải cung cấp các thông tin sau:
+ Kỹ thuật, chất lượng
+ Tính kinh tế
+ Tại sao có các ưu điểm hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác
+ Quan hệ thu mua gần gũi: Do số lượng khách hàng là doanh nghiệp ít nhưng khối lượng mua lớn do vậy cần có sự tham gia chặt chẽ cả từ hai phía
+ Quan hệ thu mua trực tiếp: Không thông qua một trung gian nào cả
* Đối tượng khách hàng là các cơ quan chính quyền
+ Việc mua bán dịch vụ với các đối tượng khách hàng này chiụ ảnh hưởng rất lớn của giá cả và luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của công chúngthông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, khối lượng mua rất lớn nhưng quyết định mua thường là phức tạp do vậy người nhân danh tổ chức, chính quyền đi mua dịch vụ phải thực hiện rất nhiều thủ tục giấy tờ và các nguyên tắc hành chính phức tạp, nhiều trường hợp gây khó khăn, chậm cho việc mua bán. Cho nên biết được đặc điểm này thì Xí nghiệp cần phải đề ra các giải pháp nhằm giảm bớt các thủ tục rườm rà phức tạp không quan trọng
+ Do bị giới hạn về tài chính( chỉ được phép chi tiêu theo quy định của Nhà nước). Cho nên các quyết định mua bán của tổ chức, chính quyền đều
dựa trên cơ sở có thể giảm tối đa phần chi tiêu của ngân sách Nhà nước dành cho họ. Do vậy khách hàng là các tổ chức cơ quan chính quyền luôn có xu hướng tìm các nhà cung ứng đáp ứng được nhu cầu của họ với chi phí nhỏ
nhất
* Đối tượng khách hàng là trường học
Hầu hết các trường đại học, cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, pơhổ thông, tiểu học thì đối tượng sử dụng dịch vụ đều có cuộc sống phụ
thuộc vào gia đình do vậy mà đối với họ và người quản lý họ đều chịu sự
giám sát của các bộ giáo dục và đào tạo, các tổ chức chính quyền, các chi hội trong trường. Cho nen người phụ trách việc mua bán dịch vụ bị giới hạn về
nhiều vấn đề mà đơn cử là vấn đề về tài chính, nhiều thủ tục giấy tờ, do đó họ
luôn có xu hướng tìm các nhà cung cấp đáp ứng được nhu cầu của họ với chi phí là nhỏ nhất, ngoài ra yêu cầu về chất lượng dịch vụ đối với họ cũng không phải là điều đáng quan tâm và dich vụ bổ xung họ cũng không quan tâm