Tổng quan về xây dựngvà sử dụngbài tập hóa học nâng cao trong dạy

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng các dạng bài tập hóa học nâng cao trong dạy học ở trường trung học cơ sở (Trang 36)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.4.Tổng quan về xây dựngvà sử dụngbài tập hóa học nâng cao trong dạy

học hóa học ở trường THCS :

1.4.1. Một số biện pháp thực hiện việc xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong dạy học hóa học ở trường THCS :

1.4.1.1. Thực trạng về sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học ở trường THCS :

Căn cứ vào kết quả điều tra 200 học sinh cấp THCS và 22 giáo viên hóa học cấp THCS trong Huyện Châu Thành và 28 giáo viên hóa học cấp THCS ngoài Huyện thuộc tỉnh Đồng tháp với kết quả như sau :

Bảng 1 : Kết quả điều tra tần suât sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong quá trình dạy học của giáo viên THCS :

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chỉ khi cần Không bao giờ

Kết quả 1/50 10/50 39/50 0/50

Phần trăm

2% 20% 78% 0%

Bảng 2 : Kết quả điều tra việc sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong quá trình dạy học của giáo viên THCS

Nghiên cứu bài mới Ôn tập, luyện tập Thực hành Kiểm tra, đánh giá Kết quả 0/50 7/50 1/50 42/50 Phần trăm 0% 14% 2% 84%

Bảng 3 : Kết quả điều tra về tình hình học tập hóa học của học sinh hiện nay Rất thích Thích Không thích lắm Không thích Kết quả 96/200 84/200 20/200 0/200

Phần trăm 48% 42% 10% 0%

Bảng 4: Kết quả điều tra về việc hình thành các kỹ năng giải bài tập của học sinh Thường xuyên Rất ít khi Không có

Kết quả 0/200 109/200 91/200

Phần trăm 0% 54,5% 45,5%

Bảng 5 : Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về việc sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong quá tring dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác

Phần trăm 46% 48% 6% 0%

Qua kết quả điều tra ta thấy giáo viên thường rất ít khi sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong dạy học, củng như không thường xuyên rèn các kỹ năng giải bài tập cho học sinh.

1.4.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong dạy học hóa học ở trường THCS

Thường thì mỗi học sinh chỉ có năng khiếu ở một lĩnh vực nhất định nào đó. Việc xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong dạy học hóa học ở trường THCS nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi tức là tạo ra một môi trường giáo dục đặc biệt phù hợp với khả năng đặc biệt của các em, ở đó các em được rèn kỹ năng để hoàn thành, phát triển tố chất năng kiếu của mình đồng thời nâng cao vốn kiến thức sẵn có và tiếp thu kiến thức mới. Có năng khiếu và có hệ thống kiến thức sâu rộng, vững chắc sẽ là tiền đề tốt để các em có thể đạt kết quả cao trong học tập cũng như trong các kỳ thi mang đậm tính chất tranh tài như kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố và xa hơn nữa là cấp quốc gia.

Hơn thế nữa, hiện nay cuộc cạnh tranh về kinh tế, công nghệ giữa các quốc gia ngày càng trở nên khốc liệt mà bản chất của cuộc cạnh tranh ấy là tri thức, là trí tuệ con người. Chúng ta đang sánh vai với các cường quốc năm châu thì không có con đường nào khác là phải làm chủ được tri thức, làm chủ công nghệ. Và như thế, chìa khóa thành công đang cất giữ trong trường học. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi ngày hôm nay chính là góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhân tài – nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước mai sau. Và chính họ sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển trên giới. Không nâng niu những mầm non năng kiếu, triệt phá môi trường giáo dục đặc biệt giành cho học sinh giỏi cũng có nghĩa là cắt bỏ một triển vọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của đất nước.

1.4.1.3.1. Kích thích động cơ học tập của học sinh

Bất kỳ ai làm một việc gì dù nhỏ mà không mang lại lợi ích cho bản thân, cho người thân, cho bạn bè hoặc cho cộng đồng thì người ta sẽ không có động cơ để làm việc đó. Đối với học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi cũng vậy, do đó, để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả cao thì không thể không chú ý tới việc kích thích động cơ học tập của học sinh. Giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi có thể tham khảo đề xuất sau:

a. Hoàn thiện những yêu cầu cơ bản

- Tạo môi trường dạy – học phù hợp. - Thường xuyên quan tâm tới Hs.

- Giao các nhiệm vừa sức cho học sinh và nâng dần dần mức độ từ dể đến khó từ đó làm cho các nhiệm vụ đó trở nên thực sự có ý nghĩa với bản thân học sinh.

b. Xây dựng niềm tin và những kỳ vọng tích cực trong mỗi học sinh

- Bắt đầu công việc học tập, công việc nghiên cứu vừa sức đối với học sinh. - Làm cho học sinh thấy mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và có thể đạt tới được.

- Thông báo cho học sinh rằng năng lực học tập của các em có thể được nâng cao hoặc đã được nâng cao. Đề nghị các em cần cố gắng hơn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Làm cho học sinh tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc học tập tốt bộ môn hóa học

- Việc học gỏi bộ mônn hóa học trở thành niềm vui, niềm vinh dự.

- Tác dụng của phương pháp học tập, khối lượng kiến thức thu được khi giải được các dạng bài tập hóa học nâng cao trong các giờ học chính khóa có tác dụng như thế nào đối với việc học tập môn hóa học ở trên lớp, với các môn học khác và với cuộc sống hàng ngày.

- Giải thích mối liên quan giữa việc học hóa học hiện tại và việc học hóa học mai sau.

- Sự ưu ái của gia đình, nhà trường, thầy cô và phần thưởng giành cho các học sinh học tập tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi.

1.4.1.3.2. Soạn thảo nội dung dạy học và có phương pháp dạy học hợp lý

Nội dung dạy học gồm hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập tương ứng. Trong đó, hệ thống lý thuyết phải được biên soạn đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát yêu cầu của chương trình; soạn thảo, lựa chọn hệ thống bài tập phong phú, đa dạng giúp học sinh nắm vững kiến thức, đào sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và đồng thời phát triển được tư duy cho học sinh.

Sử dụng phương pháp dạy học hợp lý sao cho học sinh không cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và quá tải đồng thời phát huy được tối đa tính tích cực, tính sáng tạo và nội lực tự học tiềm ẩn trong mỗi học sinh.

1.4.1.3.3 Kiểm tra, đánh giá

Trong quá trình dạy dạy học, giáo viên có thể đánh giá khả năng, kết quả học tập của học sinh thông qua việc quan sát hành động của từng em trong quá trình dạy học, kiểm tra, hoặc phỏng vấn, trao đổi. Hiện nay, thường đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các bài kiểm tra, bài thi(bài tự luận hoặc bài thi tổng hợp). Tuy nhiên cần chú ý là các câu hỏi trong bài thi nên được biên soạn sao cho có nội dung khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

1.4.1.4. Một số biện pháp sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong dạy học hóa học ở trường THCS

Căn cứ vào các tiêu chí về việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học ở trường THCS như đã nêu trên, khi sử dụng bài tập hòa học nâng cao trong dạy học giáo viên cần phải xác định được:

1. Mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách đầy đủ, chính xác của học sinh so với yêu cầu của chương trình hóa học phổ thông.

2. Mức độ tư duy của từng học sinh và đặc biệt là đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh một cách linh hoạt, sáng tạo.

Muốn vậy, giáo viên phải kiểm tra kiến thức của học sinh ở nhiều phần của chương trình, kiểm tra toàn diện các kiến thức về lý thuyết, bài tập và thực hành. Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá học sinh theo các tiêu chí:

+ Mức độ đầy đủ, rõ ràng về mặt kiến thức.

+ Tính logic trong bài làm của học sinh đối với từng yêu cầu cụ thể.

+ Tính khoa học, chi tiết, độc đáo được thể hiện trong bài làm của học sinh. + Tính mới, tính sáng tạo(những đề xuất mới, những giải pháp có tính mới về mặt bản chất, cách giải bài tập hay, ngắn gọn...).

+ Mức độ làm rõ nội dung chủ yếu phải đạt được của toàn bài kiểm tra. + Thời gian hoàn thành bài kiểm tra.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài luận văn:

1. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường THCS. 2. Tư duy và phát triển tư duy của học sinh trong dạy học hóa học.

3. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập hóa học dùng trong giảng dạy hóa học ở trường trung học cơ sở.

4. Tổng quan về việc hành thành các kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh trong dạy học hóa học.

5. Tiến hành điều tra thực trạng sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở, giúp chúng tôi có định hướng tích cực trong quá trình thực hiện đề tài.

Trong đó quyết định phần lớn chất lượng dạy học là giáo viên, giáo viên phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, thu hút, kích thích hứng thú học tập bộ môn, tạo động cơ, phương pháp học tập đúng đắn cho học sinh. Có động cơ, hứng thú, phương pháp học tập tốt, học sinh sẽ phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình và nhất định sẽ đạt kết quả học tập cao. Ngay từ khi học sinh mới bắt đầu vào học bộ môn, giáo viên là người đặc biệt tạo sự chú ý, hấp dẫn, thu hút lòng yêu thích môn học, để lại cho học sinh ấn tượng sâu sắc nhất. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh học giỏi bộ môn là do giáo viên đã phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, khơi dậy nội lực của chính họ, biết động viên họ vượt qua trở lực trong nhận thức. Giáo viên truyền cho học sinh phương pháp học tập mà quan trọng nhất là phương pháp tự học, tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo, sách bài tập phù hợp với trình độ, năng lực của các em.

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NÂNG CAO TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS

2.1.Xây dựng và sử dụng bài tập nâng cao để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học cấp THCS

Việc xây dựng hệ thống bài tập cũng như việc sử dụng bài tập hóa học nâng cao trong quá trình dạy học cấp THCS nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức hoá học, vận dụng linh hoạt các kiến thức vào tình huống thực tế, rèn luyện kỹ năng, phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động nhận thức, từ đó hình thành nên nhân cách của người lao động trong thời đại mới. Trong giảng dạy, giáo viên phải đưa học sinh vào vai trò chủ thể, sử dụng phương pháp nêu vấn đề để gây hứng thú nhận thức, thúc đẩy quá trình tìm tòi sáng tạo, tự lực giải quyết nhiệm vụ đặt ra cho các em. Do đó, giáo viên cần tiếp tục bổ sung, mở rộng và hoàn chỉnh hệ thống bài tập để nâng dần mức độ nhận thức cho học sinh như sau:

- Thứ nhất : Đi dần từ bài tập cơ bản nâng lên thành bài tập phân hoá: có thể ghép nhiều bài tập cơ bản thành bài nâng cao hoặc nâng dần độ khó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: từ việc cho học sinh làm bài tập tìm khối lượng Fe tham gia khi tác dụng với axit thu được V lit ( giả sử 2,24 lit) khí H2 ở đktc đến bài tập tìm khối lượng mõi kim loại trong hổn hợp a gam hai kim loại (Fe, Zn) tham gia khi tác dụng với axit thu được V lit khí H2 ở đktc hoặc tìm tên kim loại R khi cho a gam kim loại R tác dụng với axit thu được V lit khí H2 ở đktc.

Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập sau cần tìm mối liên hệ với bài tập trước để thấy được cách thức tháo gỡ các vấn đề; biết chuyển từ dạng bài đơn giản sang dạng bài phức tạp; biết kết nối các lý thuyết đã học cũng như phương pháp giải bài tập.

- Thứ hai : Từ hệ thống bài tập bảo đảm kiến thức cơ bản, giáo viên biến đổi để được những bài tập tương đương cho học sinh giải. Từ bài tập đã giải, thay đổi, thêm, bớt các dữ kiện thành bài tập mới. Dần dần khuyến khích, yêu cầu học sinh tự biến đổi thành bài tập mới. Như vậy, học sinh vừa được làm quen với phương pháp giải bài tập, vừa biết được phương pháp đó áp dụng trong những tình huống nào.

- Thứ ba: Thường xuyên cho học sinh biết sử dụng đúng ngôn từ trong bài tập để xác định chính xác chất tham gia, chất tạo thành tuỳ thuộc điều kiện phản ứng,

thời gian phản ứng,… Luôn chú ý giúp học sinh rút ra được những nhận xét có tính quy luật trong từng tình huống để vận dụng vào giải bài tập một cách linh hoạt.

- Thứ tư : Chọn những bài tập có tình huống học sinh thường mắc sai lầm để củng cố khắc sâu kiến thức. Thường xuyên gắn liền hoá học với thực tế: phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh, hướng học sinh nhìn nhận các sự vật, hiện tượng hoá học sát đúng với thực tế, thường xuyên liên hệ với đời sống, sản xuất và vận dụng vào thực tế. Từ đó, giúp các em hiểu sâu sắc quá trình hoá học và giải quyết được bài tập dễ dàng và chính xác hơn, tránh được những sai lầm đáng tiếc.

- Thứ năm: Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh có thể giải bài tập một cách tốt nhất trong thời gian nhanh nhất. Thường tiến hành giải theo quy trình 4 bước:

+ Nghiên cứu đề bài: tìm hiểu nội dung bài tập, xác định điểm mấu chốt + Xác định hướng giải: đề ra các bước giải.

+ Thực hiện các bước giải: trình bày các bước giải hoặc tính toán cụ thể. + Kiểm tra, đánh giá kết quả: bao gồm kết quả bài tập và cả cách giải. Lưu ý : Giáo viên cần tôn trọng các cách giải của học sinh. Yêu cầu các em tìm được nhiều cách giải khác nhau và cách tốt nhất trong các cách đó. Rèn luyện được ý thức thường xuyên chọn lựa cách giải tốt nhất cũng chính là giúp học sinh biết kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm của mình cũng như của người khác.

Ví dụ : Cho 200 ml dung dịch H3PO4 2M tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch thu được 61,2g muối khan. Tìm nồng độ mol của dung dịch NaOH.

- Nghiên cứu đề:

H3PO4 (n= 2.0,2)+ NaOH →61,2g muối

PTHH → Muối nào tạo ra ? → nNaOH →CM

- Xác định hướng giải: Tính naxit, PTHH → nmuối → nNaOH → CNaOH - Giải: nH3PO4 = 0,2×2 = 0,4(mol).

Phương trình hoá học.

NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O (1) 2 NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2 H2O (2) 3 NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3 H2O (3)

+ Cách 1: Nhận xét: nmuối = naxit ; nNaOH = nnước

Gọi số mol NaOH là x, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 98 × 0,4 + 40x = 61,2 + 18x x = 1,0 (mol) CNaOH = 2( ) 5 , 0 1 M = .

+Cách 2: Nhận xét: số mol muối bằng số mol axit. Mà M muối= 153. 4 . 0 2 , 61 =

Vậy hỗn hợp muối gồm: Na2HPO4 (M = 142) và Na3PO4 (M = 164).

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng các dạng bài tập hóa học nâng cao trong dạy học ở trường trung học cơ sở (Trang 36)