Giới thiệu cácnguồn lực HàTây

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây” doc (Trang 32 - 35)

1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lí:

Hà Tây là một tỉnh vừa mới tái lập gồm hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây hợp thành. Hà Tây có diện tích chung là 2147 km2, nằm trong vùng đồng Bằng Bắc Bộ; phía đông nằm ngay tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp với Vĩnh Phúc, Phía Tây và Nam tiếp với hai tỉnh Hải Dương và Hoà Bình. Như vậy, Hà Tây là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc và đặc biệt là các tỉnh phía Nam và Hà Tây nằm trên nhiều đường giao thông quan trọng huyết mạch của đất nước như đường quốc lộ 1, 6 và 32 , đường thuỷ sông Hồng chạy qua nên rất có điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

Hơn nữa , Hà Tây còn nằm gần khu tam giác kinh tế trọng điểm không những của phía bắc và cả nước: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Như vậy tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của sự phát triển của các tỉnh này.

Khí hậu

Có thể nói, Hà Tây nằm ở vùng Đông Bắc nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa đông nhiệt độ thấp lạnh, có gió mùa đông bắc rét, hanh khô còn mùa hè nóng và mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1800 - 2000 mm.Do diện tích không lớn, nên khí hậu Hà Tây không có sự khác biệt lớn giữa các huyện thị trong tỉnh. Với loại khí hậu này , Hà Tây có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên , Hà Tây cũng có bất lợi về mùa mưa chịu ảnh hưởng của lượng mưa lớn còn mùa khô thiếu nước nên đòi hỏi đầu tư lớn cho hệ thống thuỷ lợi để điều hoà tưới tiêu. Ngoài ra một số vùng Hà Tây còn chịu ảnh hưởng kế hoạch phân lũ Sông Hồng, nên có thể ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

Địa hình

Hà Tây là một tỉnh với nhiều loại địa hình đa dạng và cũng tương đối phức tạp.

+ Với phía Tây là vùng đồi núi chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ toàn tỉnh. với diện tích vùng núi là 70.400 ha.

+ Vùng đồi với độ cao khoảng dưới 100 m, chủ yếu là đồi thấp với diện tích 53.400 ha

+Phía đông là vùng đồng bằng với diện tích khoảng 144.450 ha, chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Vùng đồng bằng với bề mặt tương đối bằng phẳng lại ven một số con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy..Trong vùng đồng bằng có hai nơi trũng nhất là Mỹ Đức và vùng Ứng Hoà ,Thường Tín ... Với kiểu địa hình này, Hà Tây có thể trồng đa dạng các loại cây, đồng thời có thể tiến hành thâm canh tăng vụ hoặc cũng có thể ứng dụng nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp như VAC hay phát triển kinh tế trang trại.

Tài nguyên đất

Đây là tỉnh có vùng đồng bằng có diện tích khá lớn, nằm ở một trong những đồng bằng phì nhiêu và tốt nhất nước. Nên đất ở đây cũng tương đối màu mỡ và phì nhiêu ,giàu chất phù sa. Các vùng đất này có thể nằm trong đê hoặc ngoài đê thường xuyên được phù sa các con sông bồi đắp.Vì vậy mà đất ngày càng trở nên tốt và hiệu quả đối với trồng trọt.

Vùng đồng bằng này có các loại đất chủ yếu như sau:

+ Đất phù sa bồi: diện tích 17.038 ha ( chiếm 8 %)

+ Đất phù sa không bồi : diện tích 51.392 ha ( chiếm 24 % ) + Đất phù sa Gley : diện tích 51.551 ha ( chiếm 24 % )

Như vậy diện tích đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của Hà Tây là rất lớn và khá đa dạng. Tuy vậy việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này cũng chưa thật cao. Thể hiện ,Hà Tây chủ yếu là độc canh cây lúa trong trồng trọt nhưng năng suất cũng chưa cao và hiệu suất sử dụng đất trong năm khoảng hơn hai lần là tương đối thấp.

Hà Tây còn có một vùng đồi núi với các loại đất khá phong phú:

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 20. 603 ha ( chiếm 10 % ) + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét : 10.783 ha ( chiếm 5 % ) + Còn lại là các loại đất khác.

Các loại đất này chủ yếu dùng để phát triển cây lương thực ngắn ngày hoặc thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, không thật phù hợp cho cây lương thực. Tuy nhiên trong vùng đất này ta có thể tiến hành chăn nuôi gia súc như trâu bò, dê hoặc phát triển kinh tế trang trại với các cây ăn quả là rất thích hợp.

Tài nguyên nước

Là một tỉnh có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Hồng bao bọc ở phía Đông, sông Đà ở phía Bắc, Sông Đáy ở phía Nam và còn cả một hệ thống sông nội địa như sông Nhuệ... Như vậy mật độ nước ở tỉnh Hà Tây là khá dàyvà chiếm một diện tích không nhỏ. Các con sông này có lưu lượng nước hàng năm là rất lớn, với lượng nước hàng năm vào khoảng 180 - 200 tỷ m3. Cùng với nước là hàng ngàn tấn phù sa các loại luôn bồi đắp cho các vùng đồng bằng. Ở Hà Tây còn có một trữ lượng nước ngầm khá lớn chưa được khai thác hiệu quả. Với lượng nước đồi dào nay thì vấn đề tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp là cực kì thuận lợi; để khai thác tốt lợi thế này , cần phải xây dựng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi.

1.2 .Dân số và lao động

Vào năm 1996, dân số Hà Tây là 2328 triệu người; nhưng đến năm 2000 dân số của tỉnh là 2423 triệu người với tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong giai đoạn 1996- 2000 là 1.1 % năm, là một tỷ lệ tăng khá thấp so với trung bình toàn quốc.Với diện tích là 2147 km2 , năm 2000 mật độ dân số là 1084 người / km2, trong đó vùng đồng bằng có mất độ khá cao là 1305 người / km2. Có thể nói mật độ dân số Hà Tây là rất cao, như vậy đây là một tỉnh đông dân . Trong số dân này, có đến 90% dân số sồng ở các cùng đồng bằng, trong khi các vùng núi có tiềm năng số dân lại ít ỏi.Và cũng một tỉ lệ đó dân sô sống ở các vùng nông thôn . Mặc dù là một tỉnh giáp với thủ đô, một trung tâm lớn của cả nước nhưng số dân thành thị của Hà Tây lại thấp. Nhìn chung đây vẫn là một tỉnh đông dân, sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp với dân số lại tương đối trẻ và sung sức.

Với lực lượng lao động là 1276. 3 triệu người ( chiếm 52.6% dân số ), thì Hà Tây có đội ngũ lao động hùng hậu với tốc độ tăng bình quân là 2% năm . Trong

số này thì hơn 70% laođộng tập trung trong sản xuất nông nghiệp.Người lao động trong nông nghiệp rất khoẻ, cần cù chịu khó lại có trình độ văn hoá tương đối khá, họ còn là những người có kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên lực lượng lao động trong nông nghiệp chủ yếu là thuần nông và thiếu ngành nghề phụ để sinh sống .Dọ vậy cần phải mở các lớp dạy nghề và nâng cao kiến thức cho người nông dân.

Trong những năm gần đây , lực lượng lao động trí thức của Hà Tây đã có bước phát triển đáng kể cả về chất lượng và số lượng, nhưng tập trung chủ yếu ở thành thị, tuy vậy việc làm của họ chưa thật ổn định.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây” doc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)