IV. Kết quả và hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp tỉnhHà Tây
2. Hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp.
Như đã trình bày, để tính hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp, ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau như: GDP /Vốn đầu tư, số việc làm tăng thêm, lợi ích kinh tế xã hội...Tuy nhiên trong ngành nông nghiệp Hà Tây, việc thu thập số liệu, và thống kê gặp rất nhiều khó khăn cho nên tính nhiều chỉ tiêu khó thực hiện được hiện .Vì vậy để tính hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp tỉnh ta sẽ sử dụng một số chỉ tiêu tiêu biểu sau để xem xét.
2.1 Chỉ tiêu GDP/ GO
Bảng 17.Bảng GO/GDP nông nghiệp
Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000
GO Tỉ đồng 2671.4 2662.5 2861.8 3102 3226.1
GDP Tỉ đồng 1945.9 1956.2 2116.9 2228.2 2351.2
GDP/GO lần 0.738 0.734 0.74 0.72 0.73
Trong đó: + GO: giá trị sản xuât nông nghiệp( theo giá cố định 1994)
+GDP: tổng sản phẩm ngành nông nghiệp( theo giá cố định 1994) GDP = GO - chi phí trung gian
Ta thấy rằng tỷ lệ GDP/ GO của tỉnh Hà Tây là tương đối cao, với mức bình quân trên 0.7 lần. Về mặt lí thuyết , tỉ lệ này càng gần một càng tốt( tức
chi phí trung gian giảm tối thiểu), tỉ lệ GDP /GO của nông nghiệp Hà Tây như vậy là rất tốt. Chứng tỏ các thành quả của công cuộc đầu tư tỉnh Hà Tây đã phục vụ trực tiếp cho sản xuất, giảm được những chi phí trung gian không cần thiết. Qua đó có thể nói rằng đầu tư nông nghiệp của tỉnh là khá hiệu quả
2.2Chỉ tiêu GDP / Vốn đầu tư
Bảng chỉ tiêu GDP/ Vốn đầu tư
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 GDP/ vốn đầu tư 40.08 19.63 23.11 26.15 32.26
Trong đó:
+ GDP ngành nông nghiệp tính theo giá hiện hành
+ vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư ngành nông nghiệp trong từng năm
Qua bảng ta có thể thấy rằng tỉ lệ GDP / vốn đầu tư của nông nghiệp Hà Tây là tương đối cao . Nó cho biết tỉ lệ tương ứng giữa GDP và vốn đầu tư: GDP gấp bao nhiêu lần vốn đầu tư của cùng năm đó và cũng cho biết mức độ tiết kiệm của nền kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của tỉnh. Nếu tỉ lệ tích luỹ và tiết kiệm của nền kinh tế cao(tức là mức tiết kiệm của nền kinh tế bằng 30- 35 % GDP,nếu đảo ngược lại nghĩa là GDP gấp 3,4 lần mức tích luỹ tiết kiệm(hay vốn đầu tư )). Như vậy ta thấy mức độ tiết kiệm trong nông nghiệp của Hà Tây không cao, rất thấp .
2.3 Chỉ tiêu GDP tăng thêm/ Vốn đầu tư
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 GDP tăng thêm / vốn
đầu tư
3.8 -1.9 3.8 1.94 2.94
Trong đó: (GDP nông nghiệp: tính theo giá hiện hành)
GDP tăng thêm = GDP năm sau - GDP năm trước nó
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP. Chỉ tiêu này của nông nghiệp Hà Tây biến đổi khá thất thường. Năm 1997, do nền kinh tế tỉnh suy thoái so với năm 1996 nên GDP tăng thêm âm, nên chỉ tiêu
trên cũng có giá trị âm. Hai năm 1996,1998 , chỉ tiêu trên có giá trị khá cao, còn năm 1999, 2000 lại giảm đi. Thông thường trong nền kinh tế Việt Nam, tỉ lệ này là nhỏ hơn một. Với kết quả trên cho thấy nông nghiệp tỉnh Hà Tây thiếu vốn đầu tư và thừa nhiều lao động. Có thể nói vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả lớn , có tác động mạnh tới việc tăng sản phẩm của nông nghiệp tỉnh
2.4 Chỉ tiêu: sản lượng lương thực bình quân đầu người qui thóc
Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Bình quân đầu người Kg 342 338 387 414 414
( Nguồn: Biểu số liệu kèm theo báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội nhiệm kì 1996 - 2000 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005 tỉnhHà Tây )
Qua trên ta thấy bình quân sản lượng lương thực đầu người qui thóc của tỉnh Hà Tây là khá cao, năm thấp nhất 1997, với 338 kg/ người, năm cao nhất 71999,2000 với 414 kg/ người, và ngày càng tăng theo thời gian. Điều này cho thấy nông nghiệp của tỉnh phần nào đã đáp ứng được sự an toàn về lương thực và thực phẩm cho người dân tỉnh. Như vậy các công cuộc đầu tư trong nông nghiệp đã thực sự có hiệu quả và đã có tác động mạnh tới sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp.
2.5 Hiệu quả lao động và thu nhập của nông dân.
Trong tỉnh Hà Tây ,lao động trong nông nghiệp vẫn là chủ yếu, giai đoạn1996 -2000, lực lượng này nhìn chung không có sự biến đổi lớn về lượng. Các dự án đầu tư nói chung do có sử dụng lao động địa phương nên đã tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương trong thời gian nhàn rỗi. Nhưng ảnh hưởng quan trọng của các công cuộc đầu tư là đã làm tăng tính hiệu quả về thời gian lao động cho người nông dân nghĩa là mức thu nhập của họ trong mộtthời gain lao động là cao hơn trước. Như vậy có thể coi người nông dân trong nông nghiệp có thêm việc làm. Ngoài ra các công cuộc đầu tư đã tạo điều kiện cho nhiều người dân làm giàu và thu nhập của họ tăng thêm rõ rệt. Ngày nay ở nông thôn tỉnh Hà Tây đã có nhiêu gia đình nông dân đã có những thiết bị sinh
hoạt hiện đại như Tivi, Tủ lạnh, xe máy, đài ...Điều này chứng tỏ đầu tư nông nghiệp đã góp phần tạo không nhỏ công ăn việc làm vạo tăng thu nhập cho nông dân
Ngoài chỉ tiêu có thể tính rõ này , ta cũng có thể rút ra được những hiệu quả khác như đầu tư đã làm cho cơ cấu lao động trong nông nghiệp tỉnh thay đổi rất tiến bộ, giảm sự vất vả cho người nông dân trong sản xuất mang lại hiệu quả cao. Đồng thời mức thu nhập của người nông dân của tỉnh cũng được nâng cao hơn trước, các công trình đầu tư còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác như góp phần cải thiện đời sống người dân tỉnh...
Chương III. Phương hướng và giải pháp cho đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây