Các giao diện chính của chương trình và kết quả đạt được

Một phần của tài liệu giấu tin trong ảnh và ứng dụng (Trang 52 - 58)

Giao diện chính của chương trình:

Select Source Image: nút lệnh để tìm đến ảnh môi trường. Select File Text : file thông tin cần giấu.

Embed: Nút lệnh dùng để thực hiện giấu tin. Extract : Nút lệnh dùng để lây thông tin đã giấu. Giao diện dùng để lấy thông tin đã giấu.

Select Image: chọn đến ảnh kết quả (ảnh sau khi đã chứa thông tin giấu) Select File Key: nút lệnh dùng để chọn khóa giải mã.

Extract: thực thi giải mã.

Sau khi giấu đoạn văn bản sau vào bức ảnh: “ chương trình giấu tin trong ảnh sử dụng thuật toán CPT bảo vệ luận văn tốt nghiệp

Chúng ta thấy ảnh kết quả sau khi giấu tin không thể phát hiện được bằng thị giác của con người.

KẾT LUẬN

Cùng với giấu thông tin trong audio và giấu thông tin trong video, kỹ thuật giấu thông tin trong ảnh là những hướng nghiên cứu chính của thuật toán giấu thông tin hiện nay và đã đạt được những kết quả khả quan. Mặc dù so với hai kỹ thuật trước, kỹ thuật giấu thông tin trong ảnh bị hạn chế về mặt kích thước của ảnh so với hai kỹ thuật trên. Nhưng ảnh số vẫn được các nhóm nghiên cứu lựa chọn cho việc giấu thông tin vì ảnh số cho phép thực hiện các thao tác tới từng điểm ảnh đơn lẻ. Ngoài ra hệ thống thị giác của con người có khả năng nhạy cảm thấp với những thay đổi nhỏ trong ảnh.

Luận văn đã trình bày một số khái niệm liên quan tới việc che giấu thông tin nói chung, cụ thể hơn là giấu thông tin trong ảnh số và cũng trình bày một thuật toán giấu tin trong ảnh đen trắng, trên cơ sở đó phát triển thuật toán cho việc giấu tin trong ảnh màu và ảnh đa cấp xám.

Với thuật toán giấu tin trong ảnh mầu thì tính vô hình của thông tin sau khi giấu được đảm bảo, thông qua việc chọn m, n đủ lớn những biến đổi không gây ra sự chú ý đáng kể nào. Ảnh sau khi giấu tin sẽ ít xuất hiện những điểm ảnh có màu sắc khác so với các điểm ảnh xung quanh và với thị giác của con người thì không thể phân biệt được sự khác nhau đó. Tính mạnh mẽ ở đây được hiểu là ảnh sau khi đã giấu thông tin bởi một hệ thống giấu tin nào đó có chịu được các biến đổi trên ảnh không hoặc có chịu được các cuộc tấn công có chủ đích. Đối với cách giấu thông tin ở đây, thì ảnh sau khi giấu sẽ không chịu được các biến đổi trên ảnh, các phép nén ảnh và các cuộc tấn công có chủ đích gì. Nếu thực hiện thì thông tin giấu sẽ bị mất đi tính chân thực ban đầu. Do đó phương pháp giấu tin này có tác dụng rất lớn trong phát hiện thông tin có bị xuyên tạc hay không. Còn độ an toàn của thuật toán đã chỉ rõ trong thuật toán giấu thông tin trong khối bit của ảnh đen trắng đã chứng minh với m, n,r đủ thuật toán trên đảm bảo độ an toàn rất cao.

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu ngắn nên tôi chỉ tập trung vào nghiên các kỹ thuật giấu tin trong ảnh BMP(bitmap) vì đây là loại ảnh được sử dụng rộng rãi nhất trong giấu tin mật. Trong luận văn này không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.

Hà Nội, ngày13 tháng4 năm 2009

SINH VIÊN

Nguyễn Thanh Cường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luận án tiến sĩ toán học: Phát triển một số kỹ thuật giấu dữ liệu trong ảnh. Ứng dụng trong trao đổi thông tin.

2. Đồ án tốt nghiệp đại học: Thiết kế và cài đặt qui trình giấu tin trong ảnh màu - Phạm Văn Hoà.

3. Đồ án tốt nghiệp đại học: Xây dựng hệ thống bảo mật bằng kỹ thuật giấu tin - Trần Giang Nam.

4. M. Wu, J. Lee. A novel data embedding method for two – color Fastcimile image. In Proceeding of international symposium on multimedia information processing. Chung- Li, Taiwan, R.O.C, 1998.

5. D. Kohn. The Codebreakers: the story of Select Writing. Scribner, New Ỷok, 1996.

6. Yu-Yuan Chen, Hsing-kuang Pan, and Yu-Chee Tseng. A secure Data Hiding Scheme for Two- Color Images. Taiwan

Một phần của tài liệu giấu tin trong ảnh và ứng dụng (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w