Thuật toán giấu thông tin trong ảnh trình bày ở trên cho phép giấu nhiều nhất [log2(mmn+1)] bit dữ liệu vào trong một khối ảnh kích thước m*n, tức là với m*n bit môi trường có thể giấu được [log2(mmn+1)] bit dữ liệu. Do đó với kích thước khối cố định thì tỷ lệ giấu dữ liệu lớn nhất có thể là:
mn mn f = log2( +1)
Nhận thấy đây là một hàm đơn điệu giảm theo m*n, vì vậy muốn có tỉ lệ giấu tin càng lớn thì m*n càng nhỏ. Tuy nhiên, ta cần lưu ý rằng độ an toàn của thông tin lại phụ thuộc tỉ lệ thuận vào kích thước mà ta dùng: kích thước khối càng lớn độ an toàn càng cao. Do đó tỉ lệ giấu tin sẽ tỉ lệ nghịch với độ an toàn nhưng lại giảm tỉ lệ giấu tin và ngược lại, kích thước khối nhỏ sẽ làm tăng tỉ lệ giấu tin nhưng lại làm giảm độ an toàn. Thông thường ta nên chọn kích thước khối sao cho [log2(mn+1)] = 8 hoặc bằng 4, tức là giấu được 8 hay 4 bit dữ liệu vào mỗi khối ảnh kích thước mn.
Dưới đây là một số kết quả thu được đến khi tiến hành giấu tin vào các bức ảnh đen trắng, ảnh màu và ảnh đa cấp xám với kích thước khối bit giấu tin là 16*16, r=8:
- Đối với một bức ảnh 8 bit màu kích thước 200*200, mỗi điểm ảnh lấy ra một bit để giấu thông tin vào cho ta giấu khoảng 240 byte. Chất lượng ảnh sau khi giấu có sự thay đổi nhỏ nhưng với thị giác của người thì không thể phân biệt được sự thay đổi đó.
- Còn với ảnh 16 bit màu có kích thước 2008200, mỗi điểm ảnh là 2 byte nhưng ta chỉ lấy bit có trọng số cao nhất về phía bên trái của byte thứ 2 để giấu tin. Ảnh có dung lượng khoảng 240 byte giống như ảnh 8 bit màu. Nhưng chất lượng ảnh sau khi giấu không có sự thay đổi nào. - Ảnh 24 bit màu cũng có kích trên, mỗi điểm ảnh được chứa trong 3 byte.
Mỗi byte tách ra k bit thì dung lượng ảnh sau khi giấu khoảng 3k*140 bit và chất lượng sau khi giấu có sự thay đổi rất nhỏ.
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH