Nông lâm kết hợp và kiến thức bản địa về lâm sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp - lâm nghiệp cộng đồng ppt (Trang 53 - 55)

10. Phương pháp quản lý rừng dựa trên sự tham gia của cộng đồ ng

10.6. Nông lâm kết hợp và kiến thức bản địa về lâm sinh

Nông lâm kết hợp (NLKH) là hệ canh tác sử dụng đất đai hợp lý trong đó các loài cây thân gỗ, các loài cây thuộc họ cau dừa, tre nứa được trồng trên đất đai canh tác nông nghiệp hoặc chăn thả và ngược lại các cây nông nghiệp cũng đựơc trồng trên các đất canh tác nông nghiệp. Các thành phần cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp được bố trí hợp lý trong không gian (theo chiều thẳng đứng hay theo chiều nằm ngang) hoặc kế tiếp nhau theo thời gian.

Canh tác nông lâm hết hợp đã xuất hiện từ lâu đời và tồn tại trong kiến thức bản địa của các cộng đồng dân cư.

Hình thức đơn giản nhất của nông lâm kết hợp là luân canh rừng rẫy (NLKH theo hình thức kế tiếp thời gian). Đây là hình thức canh tác có ở tất cả các dân tộc thiểu số của Việt Nam. Rừng được phát làm rẫy sau một số năm trồng tỉa (thường là 3-5 năm tuỳ theo loại đất và độ dốc), đất rẫy bị thoái hoá, người ta bỏ hoang để cho rừng phục hồi tự nhiên và lại đi phát các khu rừng khác. Rừng là nơi cung cấp đất canh tác và có tác dụng phục hồi lại độ phì cho đất.

Tuỳđiều kiện đất đai, hoàn cảnh rừng, quỹđất, khả năng phục hồi của đất mà thời gian bỏ hoá khác nhau. Trước đây đất rộng, người thưa thời gian này thường là 10-15 năm, nhưng sau này thời gian bỏ hoá cứ rút ngắn dần, có khi chỉ còn 4-5 năm và dần dần chuyển sang canh tác rẫy cốđịnh theo hướng thâm canh gắn với việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt

Trong canh tác rừng rẫy, các cộng đồng có nhiều kinh nghiệm tốt và cách quản lý rất phong phú . Hầu hết việc quản lý này do già làng, trưởng bản hay do một người am hiểu về kỹ thuật (người Thái gọi là Xômpa có nghĩa là người bảo vệ rừng) chịu trách nhiệm. Họ chỉ ra nơi làm rẫy (nơi được làm, nơi không được làm để bảo vệ nguồn nước), chu kỳ rẫy, xác định các khu rừng phải bảo vệ nghiêm ngặt, các khu rừng được phép khai thác gỗ cho nhu cầu gia dụng...

Người Mường ở Hoà Bình có tập quán gieo hạt xoan khi bỏ hoá nương rẫy. Xoan là cây mọc nhanh, gỗ dễ gia công, không bị mối mọt được sử dụng làm gỗ gia dụng, làm nhà. Mỗi hộ có nhiều diện tích xoan có độ tuổi khác nhau, bảo đảm cung cấp lâu dài, liên tục.

Hình thức nông lâm kết hợp theo không gian nằm ngang. Đây là hệ canh tác khá phổ biến ở miền núi, bố trí cây trồng nông lâm trên các đồi núi từđỉnh xuống chân. Thường được cấu tạo theo 4 lớp chính như sau:

- Xuống thấp hơn (ở sườn hoặc gần chân đồi) là nương, trồng lúa, ngô, khoai sắn… hoặc vườn cây ăn quả, cây công nhiệp dài ngày (cà phê, chè...).

- Ở chân đồi nơi bằng phẳng là khu dân cư cộng với vườn nhà trồng rau, màu, cây ăn quả kết hợp tạo bóng mát.

- Dưới thấp hơn là ao thả cá và ruộng lúa.

Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nơi nhưđộ cao, độ dốc, khí hậu, thuỷ văn, nhu cầu thị trường... và phong tục tập quán của cộng đồng mà số lớp và cơ cấu canh tác của các lớp có thể thay đổi đồng thời cơ cấu cây trồng trong từng lớp cũng rất khác nhau.

Hình thức LNKH theo không gian đứng và các mô hình kết hợp cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Đây là hình thức NLKH rất đa dạng và phong phú được hình thành ở các vùng khác nhau theo tập quán truyền thống của các dân tộc. Qua các hình thức này còn cho thấy có nhiều phong tục và nhiều kiến thức bản địa rất quý. Một số mô hình phổ biến ở một số vùng được trình bày dưới đây:

- Mô hình trồng quế kết hợp với lúa, ngô, sắn của đồng bào Dao ở Yên Bái, Quảng Ninh, đồng bào dân tộc ở Quảng Nam. Năm đầu, cây nông nghiệp được trồng cùng với cây Quế. Mật độ trồng Quế thường từ 5000-10.000 cây/ha và được tỉa thưa dần những cây to để lấy sản phẩm trung gian. Cây nông nghiệp có thể trồng kết hợp trong 3 năm khi cây Quế còn nhỏ và làm cây che bóng cho Quế trong thời gian đầu.

- Mô hình trồng Quế dưới tán rừng hoặc vào các khoảng trống trong rừng của đồng bào Cờ Ho ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.

- Mô hình trồng luồng kết hợp với ngô, lúa nương trong 2 năm đầu của đồng bào Mường ở Thanh Hoá.

- Mô hình trồng Chè dưới tán rừng Mỡ, Bồ Đề, Thông, Keo ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Mô hình trồng Sa nhân dưới tán rừng của đồng bào Dao: Sa nhân trồng thành đám 100-300 m2 trong rừng có cây che chắn, người ta biết điều tiết ánh sáng, chọn đất có đá cục để sa nhân cho nhiều quả (nếu che bóng nhiều quá, đất quá tốt thì chỉ tốt cây mà không cho quả).

- Mô hình trồng dứa ta dưới tán rừng.

- Mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng của đồng bào dân tộc thiểu sốở Yên Bái. - Mô hình trồng gừng, rong giềng dưới tán rừng có ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía

Bắc.

- Mô hình vườn rừng trồng trám, mít với chè phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. - Mô hình trồng quế kết hợp với hồi của đồng bào Dao ở Quảng Ninh

- Mô hình trồng tre (mạy hốc), luồng vào các rừng nghèo của đồng bào Thái ở Sơn La. Ở đây người ta còn biết đục các lỗ nhỏ ở các dóng tre trồng nghiêng, rồi đổ nước vào khi trồng, còn khi mưa thì giữ nước và đục các lỗ nhỏởđáy mỗi dóng để nước nhỏ giọt như tưới thấm. Để tưới nước bổ sung, người ta còn dựng một, hai ống tre dài 3-4 lóng bên cạnh gốc trồng, đáy các lóng đục thủng thông nhau và đổ đầy nước, đáy lóng cuối cùng đục một lỗ nhỏ để nước chảy nhỏ giọt xuống theo kiểu tưới thấm. Khoảng 5 ngày mới phải đổ nước một lần.

Những mô hình nông lâm kết hợp và các kiến thức bản địa của người dân là rất phong phú và rất quý giá, nó bảo đảm sử dụng đất, rừng lâu bền, phù hợp với quản lý rừng bền vững. Những mô hình và những kiến thức này cần được tổng kết đánh giá và phổ biến, trao đổi, học tập lẫn nhau giữa các cộng đồng để tăng hiệu quả quản lý rừng cộng đồng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp - lâm nghiệp cộng đồng ppt (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)