Người Thái vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp - lâm nghiệp cộng đồng ppt (Trang 26 - 27)

5. Khuôn khổ pháp lý và chính sách hiện hành về LNCĐ

6.3.1.Người Thái vùng Tây Bắc

Người Thái có tập quán phân loại rừng núi thành từng khu vực nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người như:

- Rừng núi phòng hộ nằm trên khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm khai thác.

- Rừng núi dành cho việc khai thác tre, gỗ để làm mới hoặc sửa chữa nhà và các nhu cầu khác thường là vùng núi cao. Đối với loại rừng này tuyệt đối không được phát làm nương rẫy. Có nhiều bản còn có "rừng măng cấm" là rừng chuyên để lấy măng. - Rừng núi dành cho phát nương làm rẫy có diện tích khá rộng.

- Rừng núi phục vụ cuộc sống tâm linh như rừng cấm, rừng ma. Đối với các khu rừng thiêng luật tục nghiêm cấm chặt phá, đốt, phát, khai thác tre gỗ…

6.3.2. Người Tà Ôi, Vân kiu, vùng min Trung (Tha Thiên - Huế)

- Rừng đầu nguồn: Đây là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng, cấm không được phát rẫy để giữ nguồn nước. Ai vi phạm bị phạt bằng cảnh cáo, giáo dục. Không cấm săn bắn khai thác mây, đót ( lâm sản ngoài gỗ).

- Rừng thiêng: có các loại như sau:

Kốh Sã: Là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng. Đây là khu rừng dùng vào thờ cúng thường xuyên. Vì vậy, cấm không được phát rẫy, không được nói tục trong rừng này. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò. Không cấm săn bắn và khai thác lâm sản ngoài gỗ. Kôh tâng Kỉn: Cũng là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng. Không được phát rẫy, săn bắn, khai thác lâm sản, không được đại tiểu tiện. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò. Khi săn được cọp hoặc khi hai làng có xích mích cần hòa giải, đồng bào thường tổ chức lễ cúng rất lớn, lễ vật có lợn gà, rượu thịt.

Trạm Kanéa: Đây là khu rừng nhỏ thuộc sở hữu riêng của từng làng. Rừng này là nơi dân làng tổ chức cúng hàng năm để cầu xin ma rừng phù hộ cho con người. Đồng bào quan niệm rằng khu rừng này là nơi trú ngụ của ma rừng nên cấm không được phát rẫy , không được săn bắn, lấy mây đót, không được đại tiểu tiện, không được bẻ cây cối. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò.

Rừng độc: Là loại rừng có cây đa, cây dâu, cây xoài. Loại rừng này cũng không được phát rẫy. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng lợn, gà trống đê để dùng làm lễ vật tạ tội với thần linh. Đối với đồng bào Cà tu ở các khu rừng có cây đa, cây kim giao, câyễoài là rừng thờ cúng (cúng hàng năm, 5 năm, hay 10 năm một lần), xung quanh khu rừng đó khoảng 1 km không được phá rẫy y. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò, lợn gà và chủ làng đứng ra cúng để tạ tội.

Như vậy, nguyên tắc có tính bắt buộc là rẫy phải làm trong phạm vi ranh giới làng và không được làm ở các khu rừng đầu nguồn, khu rừng có nhiều cây to vì lý do tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp - lâm nghiệp cộng đồng ppt (Trang 26 - 27)