C. Xẻ dẫn lưu
D. Nhổ ngay răng nguyên nhân E. Chọc thăm dò.
Câu 10. Các phương pháp dự phòng viêm mô tế bào ở cộng đồng phương pháp nào dễlàm và hiệu quả nhất:
A. Khám định kỳđể phát hiện viêm mô tế bào. B. Điều trị răng sâu
C. Nhổ các răng có thể gây biến chứng D. Tuyên truyền vệ sinh răng miệng E. Điều trị, viêm lợi, cao răng.
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
Chương 7
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT
Mục tiêu học tập
1. Chẩn đoán đúng các loại vết thương phần mềm và gãy xương hàm thường gặp. 2. Trình bày được nguyên tắc điều trị.
3. Sơ cứu, xử trí bước đầu vết thương phần mềm và các trường hợp gãy xương hàm đơn giản.
1. MỞĐẦU
- Trên thế giới, tỷ lệ chấn thương ngày càng cao; trong đó, chấn thương vùng hàm mặt chiếm tỷ lệ khá lớn (theo D. Gallas, riêng gãy xương hàm dưới chiếm 15 % gãy xương chung) và thường liên quan đến chấn thương sọ não, gây tử vong cao.
- Ở nước ta, các loại tai nạn lao động trong sản xuất công nghiệp, tai nạn sinh hoạt, thể thao tăng nhanh về số lượng và tính chất nguy hiểm cho tính mạng đặc biệt là tai nạn giao thông (trong đó, tai nạn xe máy chiếm 70 %). Chấn thương hàm mặt cũng gia tăng. Trước đây, trong chiến tranh, vết thương hàm mặt chiếm 7-10 % tổng số vết thương và gãy xương hàm dưới nhiều gấp 2-3 lần gãy xương hàm trên (theo bệnh viện Việt Đức Hà Nội) nhưng gần đây, gãy khối xương tầng giữa mặt có chiều hướng gia tăng và tỷ lệ với tai nạn giao thông.
- Tình hình đó đặt ra cho ngành y tế nước ta một nhiệm vụ nặng nề. Người thầy thuốc tương lai cần nắm vững mục tiêu học tập đểđược trang bị cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ xử trí thích đáng, có thể chăm sóc tốt sức khỏe cho cộng đồng. Bài này chỉ giới thiệu về chấn thương phần mềm, gãy xương hàm trên và gãy xương hàm dưới .