Răng miệng và các bệnh nội tiết

Một phần của tài liệu Tài liệu Răng Hàm Mặt doc (Trang 104 - 105)

III. NỘI DUNG CỦA CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG BAN ĐẦU

2. SỰ LIÊN QUAN GIỮA RĂNG MIỆNG VÀ BỆNH TOÀN THÂN 1 R ăng miệng và các bệnh nhiễm trùng

2.5. Răng miệng và các bệnh nội tiết

2.5.1. Rối loạn tuyến giáp - Thiểu năng tuyến giáp

+ Xương sọ lớn vẻ mặt trẻ con và ngớ ngẩn.

+ Xương hàm nhỏ, xương hàm trên thường bị nhô ra phía trước. + Răng mọc chậm và chen chúc,

+ Răng sữa rụng chậm nên thường xảy ra hiện tượng cả hai hệ răng sữa và răng vĩnh viễn cùng hiện diện trên cung hàm.

+ Tổ chức cứng của răng yếu, chóp chân răng mở rộng và bị tiêu nhiều. + Xương dễ bị gãy .

- Cường năng tuyến giáp

+ Răng dễ bị sâu và sự tiến triển sâu răng rất nhanh. + Răng mọc sớm và răng sữa rụng sớm.

2.5.2. Rối loạn tuyến cận giáp

Dẫn đến rối loạn chuyển hoá canxi, từđó ảnh hưởng đến chất lượng của thân răng. - Thiểu năng tuyến cận giáp

+ Toàn bộ xương và răng phát triển chậm. + Răng bị thiểu sản men.

- Cường tuyến cận giáp

+ Xương hàm bị phồng phì đại và mất chất vôi dẫn đến xốp. + Răng bị gãy tự nhiên. X quang cho thấy hình ảnh như kính vỡ.

+ Răng thường bịđá tuỷ răng. 2.5.3. Rối loạn tuyến yên - Thiểu năng tuyến yên

+ Xương hàm dưới nhỏ hẹp dẫn đến cằm hụt, xương hàm trên ít ảnh hưởng hơn. Người bệnh có mặt choắt cằm nhỏ như miệng chuột.

+ Răng mọc chậm và nhỏ hàm ếch nhỏ. - Cường tuyến yên

+ Người bệnh to đầu ngón bẩm sinh

+ Xương hàm dưới phát triển quá mức do màng xương quanh hàm phát triển và sự tăng trưởng liên tục ở đầu chuỳ dẫn đến hàm dưói dài hơn hàm trên. Khớp cắn chéo (cung răng trên nằm trong cung răng dưới).

+ Răng to và thưa. + Môi to và dày. + Mũi to.

+ Lưỡi gà phì đại, trụ trước amiđan và hàm ếch to hơn bình thường. + Lưỡi to và dày gây nói nuốt khó.

2.5.4. Tuyến sinh dục (ở nữ)

- Thời kỳ có kinh nguyệt: tăng tiết nước bọt dễ bị viêm tuyến nước bọt. Có thể bị chốc mép, viêm niêm mạc miệng. Có mụn herpes ở mép, viêm nướu...

- Thời kỳ thai nghén: răng dễ bị vỡ do thiếu canxi. Mọi tổn thương ở niêm mạc miệng và nướu có biểu hiện cao hơn thời kỳ kinh nguyệt.

- Thời kỳ tắt kinh: dễ bị khô miệng, viêm nướu, viêm quanh răng, vôi hoá ống tuỷ... 2.5.5. Tuyến tụy

Xáo trộn biến dưỡng trong sự cấu tạo chất Insulin gây ra bệnh tiểu đường. - Nướu viêm, dễ chảy máu.

- Mô nha chu bị suy thoái răng lung lay và trồi lên. - Miệng khô và hơi thở hôi.

2.5.6. Tuyến thượng thận

- Thiểu năng tuyến thượng thận làm chậm mọc răng.

- Cường năng tuyến thượng thận làm răng to trong bệnh Adison, mặt trong của má và mép môi có vết xám.

Một phần của tài liệu Tài liệu Răng Hàm Mặt doc (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)