Phương pháp lý thuyết

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm gaussian 98 vào tính thế năng của phân tử hydro (Trang 39 - 40)

Bộ phần mềm Gaussian chứa một hệ thống từ thấp đến cao các thủ tục tính toán tương ứng với các phương pháp gần đúng khác nhau, còn được gọi là

mức lý thuyết. Nó được sử dụng để tính toán trong phương pháp hoá học tính toán xuất hiện từ những năm 70. Bộ đầu tiên là Gaussian 70 và sau đó ngày càng được hoàn thiện hơn với Gaussian 76, Gaussian 80, Gaussian 82, Gaussian 86, Gaussian 92, Gaussian 94, Gaussian 98 và hiện nay là Gaussian 2003.

Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng : (1) Phương pháp Trường tự hợp Hartree-Fock (HF);

(2) Phương pháp lý thuyết hàm mật độ 3 thông số loại Becke (B3LYP); (3) Phương pháp lý thuyết nhiễu loạn Moller-Plesset bậc 2 (MP2); (4) Phương pháp lý thuyết nhiễu loạn Moller-Plesset bậc 4 (MP4); ...

Phương pháp nào sẽ được chọn để sử dụng trong tính toán tùy thuộc vào hệ khảo sát, mục đích tính toán, yêu cầu về độ chính xác. Phương pháp (1) được sử dụng chủ yếu để tính toán trong tài liệu này, do thời gian tính toán hợp lý và độ chính xác chấp nhận được.

Các phương pháp gần đúng được xây dựng dựa trên phương trình Roothan. Hầu hết các phương pháp này đều tập trung giải quyết vấn đề thế năng tương tác giữa các electron với nhau dựa trên việc giải gần đúng các

phương trình chứa tích phân Coulomb và các tích phân xen phủ giữa các electron.

Với một số lượng lớn các tích phân xuất hiện trong các số hạng tích phân Coulomb và tích phân xen phủ thì hầu như không giải được. Để khắc phục điều này thì sử dụng một số phương pháp sử dụng một số giả thiết gần đúng như sau:

- Giảm bộ hàm cơ sở. - Bỏ qua một số tích phân.

- Thay thế một số tích phân bằng các hàm đơn giản có chứa tham số rút ra từ thực nghiệm.

...

Phương pháp Ab initio là phương pháp tính toán các tham số trên các mô hình hàm sóng gần đúng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm gaussian 98 vào tính thế năng của phân tử hydro (Trang 39 - 40)