Luyện tập chơng 2: Kim loạ

Một phần của tài liệu Sách GV hóa 9 .3 (Trang 33 - 34)

A. mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

HS ôn tập hệ thống lại :

− Dãy hoạt động hoá học của kim loại.

− Tính chất hoá học của kim loại nói chung : Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối và điều kiện để phản ứng xảy ra.

− Tính chất giống nhau và khác nhau giữa kim loại nhôm, sắt : Nhôm và sắt cùng có những tính chất hoá học của kim loại nói chung.

Trong các hợp chất, nhôm chỉ có hoá trị III, sắt vừa có hoá trị II, III. Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm tạo thành muối và giải phóng khí H2.

− Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép.

− Sản xuất nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit.

− Sự ăn mòn kim loại là gì ? Biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.

2. Kĩ năng

− Biết hệ thống hoá, rút ra những kiến thức cơ bản của chơng.

− Biết so sánh để rút ra tính chất giống và khác nhau giữa nhôm và sắt.

− Biết vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để viết các PTHH và xét các phản ứng có xảy ra hay không. Giải thích hiện tợng xảy ra trong thực tế.

− Vận dụng để giải các bài tập hoá học có liên quan.

B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

− GV giao một số câu hỏi, yêu cầu HS tự ôn tập ở nhà.

− Phiếu bài tập để HS thực hiện tại lớp.

− Máy chiếu và bản trong, bút dạ, bảng phụ, giấy Ao... để : Giao nhiệm vụ cho HS, HS làm bài tập trên bản trong và trình bày trớc lớp, tóm tắt kiến thức đã đợc hệ thống hoá.v.v...

− Nếu có điều kiện thí nghiệm, GV chuẩn bị thí nghiệm để HS giải bài tập thực nghiệm ngay tại lớp.

c. tổ chức dạy học

GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận để rút ra các kiến thức cần nhớ và tiến hành giải một số bài tập vận dụng.

Một phần của tài liệu Sách GV hóa 9 .3 (Trang 33 - 34)