Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 106 - 110)

văn, văn hóa vào vic xây dng con người Vit Nam mi hin nay

1. Hc tp và vn dng tư tưởng H Chí Minh v đạo đức, li sng

- Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thế giới quan và phương pháp luận luôn thống nhất với nhau. Các quy luật, nguyên lý, quan điểm trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa thế giới quan vừa có ý nghĩa phương pháp luận. Trong Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định: "Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội"1.

Vì vậy, quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phải coi trọng nhiệm vụ trang bị, giáo dục thế giới quan cách mạng và phương pháp luận khoa học của chủ

nghĩa Mác - Lênin. Có như vậy, con người mới có được công cụ để nhận thức và hoạt

động thực tiễn, giải thích, cải tạo và làm chủ thế giới. Thực chất đó chính là những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Nắm vững phương pháp luận biện chứng duy vật giúp cho con người khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan một cách đúng đắn, tránh cho ta mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí tùy tiện trong hoạt động thực tiễn. Yêu cầu khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, cần nhận thức đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn

đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cần vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác hàng ngày của mỗi tổ chức và cá nhân.

- Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là sức mạnh vô địch để chiến thắng lũ cướp nước và lũ bán nước. Con người Việt Nam mới phải nuôi dưỡng được tinh thần yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Trước hết phải nhận thức sâu sắc chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam với những nội dung cơ bản: Yêu quê hương, xứ sở, xóm làng; gắn bó và cố kết cộng đồng, hướng về dân, lấy dân làm gốc; tự hào lịch sử và văn hóa ông cha; ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc.

Đảng ta nhấn mạnh: "Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở

thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác"1.

Hiện nay, yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội là một; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; đồng thời biết tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng tiên tiến của thời

đại. Trong xây dựng đất nước hiện nay, yêu nước đồng nghĩa với sự vươn lên khắc phục nghèo nàn lạc hậu, có ý chí, vươn lên thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự

thật, Hà Nội, 1991, tr. 10.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, lưu hành nội bộ, tháng 2-1993, tr. 6. tháng 2-1993, tr. 6.

- Biết giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự.

Phải luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đạo đức cách mạng là gốc; đức gắn với tài; trong đức có tài, trong tài có đức; tài càng cao, đức càng phải lớn. Chỉ có như vậy mới phục vụ được nhiệm vụ chính trị, mới đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi.

Nâng cao trí tuệ trước hết phải nắm vững và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những thành tựu của thời đại và thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đạt hiệu quả cao.

Giữ gìn đạo đức trong tình hình mới trước hết phải quán triệt tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phải thấy được mối quan hệ giữa đạo đức với kinh tế, trong đó có quan điểm phát triển kinh tế là điều kiện thiết yếu, là cơ sởđể xây dựng một xã hội văn minh, phát triển văn hóa, đạo đức. Con người có đạo đức, có văn hóa lại là

động lực để phát triển kinh tế. Phải thấy được đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay vừa có hội nhập, hợp tác vừa có đấu tranh. Biết phát huy, vận dụng mặt tích cực và đề phòng, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị

trường. Xây dựng đạo đức mới trong tình hình hiện nay là biết khai thác mặt tích cực,

đấu tranh kiên quyết loại bỏ mặt tiêu cực; phải chống khát vọng làm giàu bằng mọi cách, tâm lý chạy theo đồng tiền, lấy đồng tiền làm giá trị cao nhất; chạy theo quyền lực với thói ích kỷ, dối trá, lừa lọc, xu nịnh...

2. Hc tp và vn dng tư tưởng nhân văn H Chí Minh

Xây dựng một xã hội nhân văn theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh là phải bảo

đảm công bằng xã hội, trong đó có sự quan tâm tới lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng

đồng; bảo đảm bình đẳng của các thành phần kinh tế trên cơ sở khẳng định vị trí chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Muốn vậy, tất cảđều phải được thể chế hóa bằng pháp luật và công bằng xã hội cũng phải được bảo đảm bằng pháp luật.

Tư tưởng nhân văn cách mạng, xét đến cùng, là phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc, công bằng, dân chủ của con người, dân tộc và nhân loại. Nói cách khác, tất cả con người, do con người. Hồ Chí Minh thường nói tới "văn minh thắng bạo tàn". Văn minh ởđây được hiểu cả trình độ phát triển của đời sống tinh thần và trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật. Xã hội văn minh là xã hội có những con người nhân văn, tức là những con người phát triển toàn diện cảđức, cả tài; cả lý trí và tình cảm cách mạng; có lòng nhân ái và khoan dung. Muốn thế, phải coi trọng và phát huy vai trò của giáo dục -

đào tạo. Bởi vì giáo dục - đào tạo (gia đình, nhà trường, xã hội) góp phần tích cực nhất trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người mới.

3. Vn dng và phát trin tư tưởng H Chí Minh v văn hóa

Nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách

mạng mới với những nội dung sau:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực1.

Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Phải nhận thức giao lưu, hội nhập là một xu thế tất yếu khách quan hiện nay, nhưng chứa đựng trong đó cả mặt tích cực và tiêu cực. Mở rộng giao lưu, hội nhập trên cơ sở

lấy bản sắc dân tộc làm nền tảng. Cần nhìn nhận văn hóa trong mối quan hệ với phát triển.

Phải đấu tranh chống sự xâm nhập của những yếu tố phản văn hóa. Chống khuynh hướng hòa tan giá trị, áp đặt giá trị văn hóa ngoại lai, từng bước hủy hoại nhân cách con người, đầu độc nhân dân, trước hết là lớp trẻ.

1. Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 58-59. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 58-59.

Chương VII

Mt s vn đề v vn dng và phát trin

tư tưởng H Chí Minh trong công cuc đổi

mi

Một phần của tài liệu Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)