Chương tham khảo

Một phần của tài liệu Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 125)

III. Phương hướng và một sốn ội dung vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệ p

Chương tham khảo

Tư tưởng H Chí Minh v chăm lo bi

dưỡng thế h cách mng cho đời sau

Lịch sử nhân loại cũng như của mỗi một dân tộc phát triển theo một dòng chảy liên tục, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Đó là một quy luật. Các dân tộc, các giai cấp, các lực lượng chính trị trong xã hội muốn duy trì và phát triển lực lượng của mình, phải nhận thức đầy đủ quy luật đó, phải quan tâm đến việc bồi dưỡng các thế hệ kế tiếp. Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm quan trọng và là trách nhiệm của các thế hệ cách mạng.

Hồ Chí Minh là người sớm nhận rõ vị trí, vai trò của thế hệ trẻ. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Ngay từ khi dạy học ở trường Dục Thanh, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến giáo dục tinh thần dân tộc khi dạy môn quốc văn, giáo dục lao động, thể chất cho học sinh. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, sau khi đã tiếp thu được lý luận Mác-Lênin, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước và trực tiếp xây dựng lực lượng của cách mạng, Người quan tâm đầu tiên đến việc giác ngộ thanh niên. Người đã mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu - Trung Quốc (1925-1927) dành cho các thanh niên Việt Nam yêu nước từ trong nước sang. Từ đó và trong toàn bộ cuộc đời cách mạng của mình, Người luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế sự nghiệp của cách mạng. Trong bản Di chúc, Người viết: " Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết", "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa "hồng", vừa "chuyên""1.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)