Một số vấn đề thường gặp của trọng tài thương mại qua trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Tài Phán (Trang 53 - 57)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢ

2.3.2. Một số vấn đề thường gặp của trọng tài thương mại qua trong thời gian qua

Thời gian qua, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, dịch vụ bằng trọng tài tại Việt Nam gặp nhiều vướng mắc mà nguyên nhân chính là các bên ký thoả thuận trọng tài ( TTTT ) có sai sót làm cho TTTT bị vô hiệu hoặc không áp dụng được trong thực tế, dẫn đến tranh chấp không có cơ quan nào giải quyết hoặc phán quyết trọng tài không có giá trị. Có thể kể đến một số sai sót phổ biến sau đây:

a. Người ký Thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền:

Ví dụ:

Phó giám đốc được giám đốc (người đại diên theo pháp luật) của doanh nghiệp uỷ quyền ký kết hợp đồng. Khi có tranh chấp trong thực hiện hợp đồng, mặc dù không có giấy uỷ quyền mới của giám đốc nhưng phó giám đốc vẫn ký văn bản với đối tác đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Thoả thuận trọng tài này bị vô hiệu do phó giám đốc ký không đúng thẩm quyền. Trong trường hợp này, phó giám đốc chỉ được uỷ quyền để ký kết hợp đồng thì khi ký xong hợp đồng, việc uỷ quyền này hết giá trị. Phó giám đốc muốn ký thoả thuận trọng tài cần có sự uỷ quyền mới.

b. Thoả thuận trọng tài quy định không rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp:

Ví dụ: Thoả thuận trọng tài quy định chung chung theo dạng: " mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bằng trọng tài " hoặc" mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam " hoặc" mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được

giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam " hoặc" tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại quốc tế".

Do TTTT này chưa giúp các bên xác định chính xác một tổ chức trọng tài cụ thể có thẩm quyền nên bị vô hiệu. Trong trường hợp này, một trong các bên có thể đưa tranh chấp ra Toà án giải quyết. VIAC có điều khoản TTTT mẫu như sau: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này".

Cách đây không lâu, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) đã phải từ chối giải quyết một vụ tranh chấp mua bán giữa một công ty Đài Loan và chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Lý do từ chối được đưa ra là vì trong điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp của hợp đồng mua bán, tên của tổ chức trọng tài này đã không được minh thị một cách cụ thể mà thay vào đó lại ghi chung chung rằng “nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết”.

VIAC từ chối là phải vì hiện cả nước có tới năm tổ chức trọng tài thương mại khác nhau chứ đâu chỉ có mình VIAC (ngoài VIAC còn có Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội; Trung tâm Trọng tài Thương mại Tp.HCM, Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ và Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu).

Do mất quá nhiều thời gian để nhờ trọng tài phân xử, cuối cùng vụ án được đưa ra Tòa án Nhân dân (TAND) Bà Rịa-Vũng Tàu thì bị đình chỉ vì đã quá thời hiệu khởi kiện. Hiện vụ kiện đang được Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao xem xét lại nhưng giả sử trong trường hợp vẫn bị đình chỉ do quá thời hiệu khởi kiện thì thiệt hại của bên tranh chấp trong hợp đồng có thể lên tới trên 100.000 Đôla Mỹ.

Đầu năm 2000, Công ty TACC ở Việt Nam cho thương nhân nước ngoài Tsung thuê tàu

LS chở lô hàng nông sản từ Việt Nam đi cảng Busan – Hàn Quốc. Hợp đồng thuê tàu quy định người thuê phải đảm bảo cầu cảng dỡ an toàn. Điều khoản trọng tài của hợp đồng ghi rõ: “Nếu có tranh chấp bằng trọng tài sẽ tiến hành ở Singapore và áp dụng luật Anh” (Arbitration in Singapore and English law to apply).

Trên hành trình, khi tàu vào cảng ở Busan, chẳng may cầu bến không an toàn làm cho tàu thiệt hại tổng số tiền 12.000 USD. Chủ tàu lập tức bảo lưu khiếu nại và đòi Tsung bồi thường. Tsung trả lời qua quýt bằng fax nói mình không có lỗi gì cả và cuối cùng là im lặng. TACC cảnh báo nếu người thuê không có thiện chí thì chủ tàu sẽ đưa vụ kiện ra trọng tài Singapore. Tsung vẫn im lặng và TACC không làm được gì hơn vì hợp đồng không ghi rõ trọng tài nào ở Singapore. Rất tiếc là điều khoản trọng tài nói trên có trong hợp đồng mà coi như bằng không vì theo thông lệ Quốc tế (Điều 2 khoản 3 Công ước New York 1958), điều khoản trọng tài như trên gọi là điều khoản trọng tài không thể thực hiện được vì trong điều khoản này thiếu cả hai yếu tố cần thiết là tên, địa chỉ trọng tài đó và quy tắc tố tụng sẽ áp dụng để giải quyết.

c.Thoả thuận trọng tài quy định "nước đôi":

Ví dụ:"Tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc Trung tâm trọng tài quôc tế Thượng Hải"; " tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc Toà án Hà Nội"; " tranh chấp phát sinh được giải quyết bằng Toà án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật".

TTTT này chưa xác định chính xác tổ chức trọng tài cụ thể nên cũng không có giá trị.

d. Thoả thuận trọng tài xác định một tổ chức trọng tài nhưng lại lựa chọn quy tắc tố tụng của một trung tâm trọng tài khác:

" Tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam theo quy tắc tố tụng của Uỷ ban Luật thương mại quốc tế ( UNCITRAL )".

Nếu thoả thuận trọng tài được ký kết theo dạng này sẽ không thực hiện được trên thực tế và có thể dẫn đến tình trạng cả VIAC và Toà án đều không thụ lý giải quyết vụ việc.

Thỏa thuận trọng tài phải được ký kết dưới hình thức văn bản dưới dạng một điều khoản của Hợp đồng hoặc một văn bản thoả thuận riêng biệt; Thư điện tử và các thông tin điện tử cũng được coi là văn bản.

Ngoài ra, nếu một bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối hay bị đe doạ và bên đó có yêu cầu tuyên bố TTTT vô hiệu, thì thoả thuận này hết hiệu lực trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày ký kết.

Một số doanh nghiệp Việt Nam an tâm khi ký được một điều khoản trọng tài như sau "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan đến hợp đồng này trước hết sẽ được hai bên giải quyết bằng thương lượng. Nếu thương lượng không thành, tranh chấp sẽ được chuyển đến Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) xét xử theo Quy tắc về hoà giải và Trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tếICC ở Paris". Họ yên tâm vì đã có một điều khoản chế tài và đã thắng lợi trong thương lượng nhằm đưa tranh chấp ra trọng tài Việt Nam và giải quyết tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc chọn VIAC để xét xử nhưng lại áp dụng quy tắc tố tụng của toà án trọng tài thuộc ICC là điều bất hợp lý. Điều khoản này không thực hiện được vì quy tắc của ICC có một số quy định cơ bản không giống với quy định trong quy tắc của VIAC. Nếu áp dụng quy tắc ICC thì việc đầu tiên của nguyên đơn là phải nộp đơn kiện tới ban thư ký của trọng tài ICC, nộp phí đăng ký thụ lý vụ kiện cho ICC (theo quy tắc tố tụng của ICC). Điều đó cũng có nghĩa là mặc dù chọn VIAC để xét xử nhưng thực tế VIAC sẽ bị loại ra ngoài.

e. Tranh chấp thẩm quyền xử lý của Tòa án và Trọng tài thương mại

Luật TTTM quy định, các bên đã có thỏa thuận trọng tài, mà một bên khởi kiện tại Tòa án, thì Tòa án phải từ chối thụ lý. Tuy nhiên, TAND tối cao lại có văn bản hướng dẫn, trường hợp có thông báo bằng văn bản của nguyên đơn hoặc tòa án về việc yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp mà bị đơn không phản đối, thì dù có thỏa thuận trọng tài, tranh chấp vẫn thuộc quyền giải quyết của tòa án.

Những bất cập kiểu như trên dẫn đến sự lúng túng trong phân định thẩm quyền tòa án - trọng tài, tâm lý e ngại của các doanh nghiệp khi lựa chọn giải quyết tranh chấp theo con đường trọng tài. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, phán quyết của tòa án có sức mạnh thực thi hơn, nên họ chọn tòa án.

Pháp luật nhiều nước quy định, Tòa án phải từ chối thụ lý tranh chấp, nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài. Pháp luật Anh, Hồng Kông, Ấn Độ, Ả-rập Sê-út ghi rõ, kể cả trường hợp

không có thỏa thuận trọng tài, các bên tranh chấp vẫn phải đưa vụ việc ra giải quyết ở trọng tài trước. Nếu không, phải có lý giải thỏa đáng, Tòa án mới chấp nhận thụ lý vụ tranh chấp.

Một phần của tài liệu Tài Phán (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w