CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài Phán (Trang 43)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢ

2.2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Về vấn đề thẩm quyền của Trọng tài thương mại tại Việt Nam

Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử nếu giữa các bên tồn tại một thỏa thuận chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp, phải một thỏa thuận trọng tài cụ thể, rõ ràng và theo đúng quy định của Pháp luật và Quy tắc tố tụng Trọng tài của TTTT. Thẩm quyền trọng tài bắt nguồn từ thỏa thuận trọng tài.

Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, tổ chức và cá nhân kinh doanh phải có thỏa thuận với nhau một điều khoản về chọn Trọng tài, chọn TTTT hoặc Trọng tài viên của TTTT để giải quyết.

Tuy nhiên, nếu đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý thì Trọng tài cũng không có thẩm quyền giải quyết, khi đó nếu Trọng tài (cụ thể là TTTT/Trọng tài viên) vẫn tiến hành giải quyết trong trường hợp này, quyết định trọng tài đó sẽ bị hủy. Một khi không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Toà án có quyền ra quyết định hủy quyết định trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong hai trường hợp này.

Từ phân tích đó, có thể khẳng định rằng, thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng Trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp

trong kinh doanh, hay nói cách khác không có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài có thể là (i) điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc (ii) thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. Thời điểm thỏa thuận về giải quyết trọng tài như vậy là rất thoáng và linh hoạt cho các bên khi lực chọn, cho nên các bên chỉ cần quan tâm vấn đề là nội dung của điều khoản này là như thế nào cho đúng quy định thì việc giải quyết sẽ được thực hiện tại TTTT đó.

2.2.2. Xem xét thẩm quyền của tòa án đối với hoạt động trọng tài

2.2.2.1. Xem xét thẩm quyền của Hội đồng trọng tài

Trong quá trình tố tụng trọng tài, chúng ta thường gặp trường hợp một bên phủ nhận thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Đối với hoàn cảnh này, pháp luật hiện nay theo hướng Hội đồng trọng tài tự giải quyết bất đồng giữa các bên về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài .

Khi Hội đồng trọng tài ra quyết định về thẩm quyền của mình (có thẩm quyền hay không có thẩm quyền), một bên có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp để xem xét lại vấn đề thẩm quyền của Hội đồng trọng tài không? Ở Pháp, Tòa án không can thiệp vào chủ đề này và chỉ tập trung giám sát kết quả của hoạt động trọng tài (tức tập trung vào xem xét sau khi có phán quyết trọng tài). Pháp luật của chúng ta theo hướng rất khác. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 44 Luật Trọng tài thương mại, “trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 43 của Luật này (Xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài), trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài”.

Điều đó có nghĩa là, trong hoạt động tố tụng trọng tài, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền xem xét lại Quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Quy định trên hiển nhiên được áp dụng cho Trọng tài Việt Nam và, theo quyết định nêu trên của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, cũng được áp dụng cho Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Ở đây, trên cơ sở “Điều 43 và Điều 44 Luật Trọng tài thương mại”, Tòa án quyết định “Hội đồng trọng

tài Quốc tế ICC không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Công ty OB và UBND Thành phố H” (việc Tòa án xác định Hội đồng trọng tài của ICC không có thẩm quyền cho thấy Tòa án có thẩm quyền xem xét thẩm quyền của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam).

2.2.2.2. Đối với các vấn đề khác của tố tụng trọng tài

Với hướng giải quyết trên, quyết định cho thấy Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải các bất đồng trong quá trình tố tụng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài cho dù đó là Trọng tài nước ngoài khi địa điểm trọng tài ở Việt Nam.

Trong quá trình tố tụng trọng tài, pháp luật hiện hành còn có quy định ghi nhận thẩm quyền của Tòa án đối với nhiều vấn đề khác như triệu tập người làm chứng , áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời . Đối với trọng tài vụ việc, Tòa án còn có thẩm quyền chỉ định hay thay đổi Trọng tài viên.

Quy định trên đương nhiên được áp dụng đối với Trọng tài Việt Nam. Trong quyết định của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh nêu trên, các vấn đề trên không được đề cập đến và các quy định trên cũng được áp dụng đối với Trọng tài nước ngoài khi địa điểm giải quyết tranh chấp là tại Việt Nam. Về nguyên tắc, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với hoạt động tố tụng của Trọng tài Việt Nam tại Việt Nam trong những trường hợp nào thì cũng có thẩm quyền trong những trường hợp tương ứng đối với hoạt động tố tụng của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

2.2.2.3. Đối với phán quyết trọng tài

Trọng tài nước ngoài có thể ra phán quyết đối với vụ việc được giải quyết tại Việt Nam (phán quyết trọng tài là một quyết định trọng tài nhưng không phải quyết định trọng tài nào cũng là phán quyết trọng tài. Quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng tài về nội dung tranh chấp là phán quyết trọng tài còn quyết định trong quá trình tố tụng chỉ là một quyết định trọng tài thông thường trong quá trình giải quyết tranh chấp với cơ chế điều chỉnh rất khác so với phán quyết trọng tài. Giả sử, Trọng tài của ICC đã ra phán quyết và câu hỏi được đặt ra là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền gì đối với phán quyết loại này?

Đối với phán quyết trọng tài (tức quyết định cuối cùng về nội dung tranh chấp), pháp luật hiện hành của chúng ta có hai cơ chế điều chỉnh rất khác nhau. Đối với quyết định (phán quyết) của Trọng tài nước ngoài, chúng ta có quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự và Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam (lúc này Tòa án có thẩm quyền công nhận hay không công nhận phán quyết trọng tài) còn, đối với phán quyết trọng tài trong Luật Trọng tài thương mại, chúng ta có quy định về thi hành phán quyết trọng tài mà không có thủ tục công nhận và cho thi hành nhưng phán quyết trọng tài có thể bị yêu cầu hủy tại Tòa án (lúc này Tòa án có thẩm quyền để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài). Đối với phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam mà chúng ta đang nghiên cứu, chúng ta áp dụng cơ chế nào trong hai cơ chế trên?

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại: “Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn”. Quy định này tương thích với khoản 2 Điều 342 Bộ luật Tố tụng dân sự về quyết định trọng tài nước ngoài . Với quy định như vừa nêu, có nhiều khả năng quyết định (phán quyết) của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải theo thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam (ở vụ việc này, phán quyết của Trọng tài ICC đã theo thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam).

2.2.2.4. Giá trị của phán quyết Trọng tài nước ngoài

Trong vụ việc mà chúng ta đang nghiên cứu, Tòa án đã ra quyết định theo hướng Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết. Trong thực tiễn những năm gần đây, loại quyết định theo hướng Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không hiếm đối với Trọng tài được thành lập theo pháp luật Việt Nam (tức Trọng tài Việt Nam).

Khi Tòa án ra quyết định theo hướng Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào Hội đồng trọng tài (Việt Nam) tiếp tục giải quyết. Điều này cho thấy, quyết định của Tòa án đã được Trọng tài Việt Nam tôn trọng trong thực tế. Tuy nhiên, sự tôn trọng đối với quyết định của Tòa án về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài không luôn tồn tại đối với Trọng tài nước ngoài. Thực tế có thể xảy ra trường hợp Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam không chấp nhận quyết định của Tòa án Việt Nam về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và tiếp tục giải quyết tranh chấp, ban hành phán quyết về nội dung của tranh chấp. Trong vụ việc đang được

nghiên cứu, Tòa án đã theo hướng Hội đồng trọng tài của ICC không có thẩm quyền nhưng có nhiều khả năng Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết và ra phán quyết của mình. Trong trường hợp này, phán quyết của Trọng tài không có giá trị pháp lý ở Việt Nam, không được thi hành tại Việt Nam.

Tuy nhiên, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được chấp nhận ở Việt Nam không có nghĩa là không thể được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài. Ở một số nước như Pháp, phán quyết của Trọng tài nước ngoài vẫn có thể được công nhận và cho thi hành mặc dù bị hủy theo pháp luật của nước nơi phán quyết được tuyên. Do đó, phía nước ngoài vẫn có thể đưa phán quyết của Trọng tài ra nước ngoài thi hành nếu phía Việt Nam có tài sản ở nước ngoài; phán quyết Trọng tài không có giá trị đối với phía Việt Nam ở Việt Nam nhưng vẫn có thể ràng buộc họ ở nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài cho phép công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài bị hủy ở nước mà tranh chấp được giải quyết. Đây là điều mà phía Việt Nam cần lưu ý, nhất là khi họ có tài sản (cố định hay lưu động như xe, tầu, máy bay) ở nước ngoài và không nên ngộ nhận rằng phán quyết trọng tài bị hủy ở Việt Nam sẽ không được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài.

Kinh nghiệm cho thấy, Tòa án nơi Trọng tài giải quyết tranh chấp có thẩm quyền trợ giúp và giám sát Trọng tài là điều bình thường. Tuy nhiên, nội dung can thiệp của Tòa án vào hoạt động tố tụng của Trọng tài có thể ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống pháp luật của Tòa án và uy tín của hệ thống pháp luật của chúng ta không phụ thuộc nhiều vào vấn đề Tòa án của chúng ta có thẩm quyền hay không đối với hoạt động tố tụng của Trọng tài, mà vào vấn đề thẩm quyền đó được sử dụng như thế nào trong thực tế. Chúng tôi ủng hộ việc ghi nhận thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động tố tụng của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam và hy vọng, khi có thẩm quyền, Tòa án của chúng ta đưa ra được những phán quyết thấu tình, đạt lý . Lưu ý rằng, nếu chúng ta ứng xử quá bất lợi cho Trọng tài nước ngoại tại Việt Nam, thì sẽ dẫn đến tình trạng các vụ việc liên quan đến phía Việt Nam sẽ không được giải quyết tại Việt Nam, mà sẽ được giải quyết ở nước ngoài (như ở Paris, Hồng Kông, Singapore) và lúc đó phía Việt Nam gánh chịu nhiều bất lợi.

2.2.3. Vai trò hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài thương mại

Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) đã ra đời để khắc phục những mặt hạn chế của

Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của Toà án trong việc hỗ trợ các Trung tâm Trọng tài thương mại.

Theo Luật TTTM thì vai trò hỗ trợ của Toà án đối với Trọng tài thương mại được xác lập toàn diện và đây đủ hơn, thể hiện ở những vấn đề sau:

Đối với việc thay đổi Trọng tài viên

Theo khoản 3 Ðiều 43 của Luật TTTM thì Toà án chỉ hỗ trợ việc thay đổi Trọng tài viên trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp.

Xem xét khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền thì một hoặc các bên đương sự có quyền khiếu nại quyết định này ra Toà án. Trong trường hợp nếu Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì các bên đương sự có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền theo thủ tục chung.

Về việc triệu tập người làm chứng

Ðây là một quy định mới của Luật TTTM. Theo quy định của Điều 48 thì Hội đồng trọng tài có quyền triệu tập nguời làm chứng đến phiên họp. Nếu nguời làm chứng không đến thì Hội đồng trọng tài có quyền đề nghị Toà án có thẩm quyền triệu tập người làm chứng đến phiên họp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo Luật TTTM thì Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một hoặc các bên đương sự yêu cầu. Đây là quy định mới so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Hội đồng trọng tài chỉ có quyền ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời được liệt kê tại Điều 49 của Luật TTTM và Hội đồng trọng tài chỉ

có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi Hội đồng trọng tài đã thành lập. Các trường hợp khác do Tòa án thực hiện. Vì vậy, khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên cần lưu ý để gửi đơn yêu cầu tới đúng cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, Luật TTTM đã dự liệu và phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng tài và Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi trường hợp các bên đều có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc của Luật là nếu Hội đồng trọng tài đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án sẽ từ chối, trừ trường hợp những nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Nếu Tòa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.

Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc

Ðây là quy định mới với Pháp lênh Trọng tài thương mại năm 2003. Theo Điều 62 Luật TTTM, Toà án nơi Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp có trách nhiệm đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc khi có yêu cầu một hoặc các bên tranh chấp.

Huỷ phán quyết trọng tài

Toà án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết có thẩm quyền xem xét để huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật TTTM khi có một hoặc các bên tranh chấp yêu cầu.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì tranh chấp kinh tế là một thuộc tính mang tính quy luật. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những cơ quan tài phán có đầy đủ năng lực để giải

Một phần của tài liệu Tài Phán (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w