Doanh Bộ phận sản xuất Bộ phận Tài chính
2.6.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 1 Môi trường vĩ mô
2.6.2.1 Môi trường vĩ mô
Chính trị luôn được xem là một lợi thế lớn của Việt Nam để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư. Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hợp tác và giao lưu rộng rãi với các nước và tham gia vào các tổ chức kinh tế trên Thế giới như APEC, WTO …
Đây là cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Hoạt động của công ty hiện nay đang chịu sự chi phối của một số luật cơ bản như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật xuất nhập khẩu, thuế, môi trường … Các luật và bộ luật được chỉnh sửa hợp lý với sự phát triển kinh tế của đất nước và phù hợp với các văn bản hiệp ước kinh tế, thương mại ký kết với các nước. Hiện nay, Các quyết định nhằm định hướng phát triển và hỗ trợ ngành điện tử như:
Quyết định số 39/Qđ-BCT ngày 24/01/2011 của Bộ công thương quy hoạch phát triển ngành cơ điện tử; Quyết định của Số: 75/2007/QĐ-TTg của Thủ Trưởng Chính Phủ, ngày 28 tháng 05 năm 2007 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số1483/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 08 năm 2011, ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong đó có ưu tiên phát triển phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong đó có có linh kiện cho ngành điện tử và sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong đó có các chi tiết nhựa .
Nhận xét: Với nền chính trị ổn định, giúp công ty yên tâm đầu tư phát triển.
Nhà nước chủ trương khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển. Các chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ giúp doanh nghiệp có thể phát triển một cách căn bản
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu đãi về thời gian nộp thuế nhập khẩu, các rào cản
về thuế và hải quan khi thực tế hoạt động tái xuất nguyên phụ liệu dư thừa …đẩy doanh nghiệp có thể đối mặt các chi phí lớn trong tương lai. Việc một số văn bản thay đổi hay có nhiều hạn chế vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng luật.
• Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam tiếp tục hồi phục nhanh từ khủng hoảng
6,8% trong năm 2010, mạnh nhất trong 3 năm. Việc trì hoãn rút đi chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ bất chấp kinh tế phục hồi mạnh đã khiến Việt Nam đương đầu với khá nhiều khó khăn trong thời gian gần đây.
Bảng 2.16: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ năm 2009-2011
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011
Tăng trưởng GDP % 5.3 6.8 5.9
Thu nhập bình quân USD 1,064 1,175 1,256
Lạm phát % 6.9 11.7 18.6
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhận xét: bảng 2.16 thể hiện một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam đạt được
trong thời gian qua, chỉ số về tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người tăng đều cho các năm là những yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế, tuy nhiên chỉ số về lạm phát và tỷ giá ngoại tệ gây khó khăn cho kinh doanh sản xuất trong nước.
• Yếu tố về văn hóa xã hội
Việt Nam là một đất nước mang đậm sắc thái của văn hóa phương Đông với 54 dân tộc phân bố trên nhiều vùng khác nhau của tổ quốc, mỗi dân tộc có những đặc trưng về tôn giáo, tín ngưỡng lối sống khác nhau. Do thuộc ngành thâm dụng lao động nên nắm bắt được điều này thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Bảng 2.17: Tình hình lao động Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011
Năm ĐV 2007 2009 2010 2011
Dân số ngàn người 84,219 86,025 86,933 87,840
Độ tuổi lao động ngàn người 61,985 62,798 63,374 63,069
Tổng cộng 100% 100% 100% 100%
Phân theo Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được của lao động:
Không có trình độ Chuyên môn,
Dạy nghề % 5.3 6.2 3.8 4
Trung học chuyên nghiệp % 5.5 4.3 3.4 3.7
Cao đẳng % 1.9 1.7 1.7 1.7
Đại học trở lên % 4.9 5.2 5.7 6.1
Tổng cộng 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: báo cáo Cơ cấu lao động Việt Nam năm 2011 của Tổng cục Thống kê)
Nhận xét: Việt Nam đang là nước có cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ người lao
động chiếm 66.5%, lực lượng lao động dồi dào là tiền đề rất lớn cho kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, dân số đông nhưng phần lớn xuất thân từ nông nghiệp nên thói quen tập tục sinh hoạt chưa quen với cuộc sống công nghiệp, có tốc độ cao và thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cùng với tiêu chuẩn khắt khe của các công ty. Mặt khác, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 84&% khiến cho chất lượng của nguồn lao động Việt Nam chưa cao.
• Yếu tố môi trường - tự nhiên
Chì là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp điện tử, tuy nhiên đây là một loại chất độc hại cần hạn chế sử dụng. Hoạt động của công ty hàng năm tạo ra khoảng 100kg/tháng chất thải rắn xỉ hàn (solder dross) và sẽ được tái chế, phần còn lại chủ yếu là rác thải sinh hoạt sẽ được sử lý đúng theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, bộ luật môi trường số 52/2005/QH11, ngày 29/11/2005 đang chi phối hoạt động của công ty.
Nhận xét: Công ty đã đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001. Nhìn chung, công ty không gặp vấn đề lớn về môi trường. • Yếu tố về công nghệ
Thế kỷ 21 là thế kỷ về công nghệ sản xuất, vòng đời các sản phẩm ngày càng ngắn hơn do công nghệ liên tục đổi mới. Vì vậy, công ty cần phải chú ý đến vấn đề
đầu tư công nghệ nhiều hơn để tạo sự khác biệt nâng cao lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
Sự phát triển của các ngành thiết bị di động, y tế, thanh toán tín dụng, ngành công nghệ thông tin … là những công nghệ tác động trực tiếp tới ngành.
Nhận xét: Ứng dụng tốt công nghệ sẽ tạo sự khác biệt. Tuy nhiên, Đầu tư vốn
và nhân lực vào công nghệ có thể làm tăng chi phí nếu không sử dụng một cách có kế hoạch và hiệu quả.