Vào mùa hè tại sao trong thùng muối thường có nước?

Một phần của tài liệu VÉN bức màn hóa học (Trang 65)

Hàng ngày, chúng ta đều hấp thụ muối từ trong thức ăn, bình quân mỗi ngày một người cần khoảng 10 đến 15g muối. Hiện nay, y học đòi hỏi những người trung niên và người già cần khống chế lượng muối mỗi ngày chỉ khoảng 5g. Thành phần chủ yếu của muối ăn là natri clorua, nó được cấu tạo từ các ion clo và các ion natri. Sau khi tan trong nước, các ion clo có vị mặn, đó chính là vị mặn của muối mà chúng ta thường thấy. Muối ăn không chỉ làm gia vị cho các món ăn, nó còn có tác dụng dùng để ướp các loại thực phẩm để cho chúng không bị ôi thiu. Nước muối sinh lý được truyền cho các bệnh nhân trong bệnh viện chính là dung dịch nước có chứa 0.9% natri clorua, mục đích của việc truyền nước này là nhằm bảo đảm cho các hoạt động sinh lý của cơ thể được diễn ra một cách bình thưởng. Muối ăn còn có thể cung cấp cơ thể con người các nguyên tố chỉ để tạo thành muối axit trong dịch vị.

Con người có được muối ăn từ trong tự nhiên: nhân dân vùng ven biển làm muối bằng cách đem phơi nước biển để làm bay hơi các thành phần của nước, còn lại chỉ là thành phần của muối; nhân dân ở sâu trong đất liền thì làm muối bằng cách lấy nước mặn từ các ao hồ, sông, giếng về đun lên để cho các thành phần của nước bay hơi đi còn lại là những thành phần của muối; một số nơi còn dùng phương pháp khai thác quặng muối ăn để làm thành muối mỏ... Thành phần của muối ăn mà con người có được thường có các chất magiê clorua, canxi clorua... Nếu hàm lượng của những chất này có trong muối ăn quá cao sẽ làm cho muối ăn có vị chát. Bản thân natri clorua thường rất khó hút nước, nhưng magiê clorua và canxi clorua lại rất dễ hút nước, thậm chí có thể tan trong nước, hình thành dung dịch nước bên ngoài chúng. Trong hoá học, tính chất này được gọi là tính nóng chảy.

Vào mùa hè, độ ẩm trong không khí rất lớn, magiê clorua và canxi clorua trong muối sẽ hút nước trong không khí, hình thành dung dịch nước bên ngoài muối ăn, điều này làm cho muối trong thùng thường rất ướt.

Nếu tìm cách loại bỏ hoàn toàn magiê clorua và canxi clorua trong muối để thu được natri clorua có độ tinh khiết cao, chắc chắn sẽ không xảy ra hiện tượng trên. Đồng thời, lợi dụng tính chất dễ hút nước của magiê clorua và canxi clorua, người ta thường dùng chúng làm thuốc chống ẩm cho các chất khác, đặc biệt là không khí trong phòng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu VÉN bức màn hóa học (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w