Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận “Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội” docx (Trang 43 - 49)

4.1.2.1. Phát triển kinh tế

Năm 2009 tổng giá trị sản xuất thực hiện đạt: 3450 tỷ đồng, tăng 21,9 % so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 27,19 %; công nghiệp xây dựng 18,71 %, thương mại-dịch vụ 21,62 %. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 3,7 triệu đồng.

Năm 2007 2008 2009 Chỉ tiêu SL(tỷ đồng) C(%) SL(tỷ đồng) C(%) SL(tỷ đồng) C(%) Tổng GTSX 2068 100 2830 100 3450 100 1.Ngành nông nghiệp 678 32,79 698 24,66 938 27,19 Trồng trọt 315 15,23 330 11,66 492 14,26 Chăn nuôi 365 17,55 368 13,00 444 12,87 1.Ngành công nghiệp 659 31,87 1079 38,13 1123 32,55 3.Ngành xây dựng cơ bản 321 15,52 582 20,57 645 18,71 4.Thương mại-dịch vụ 410 19,83 417 16,64 764 21,62 GTSX/hộ/năm 0,049 0,0671 0,0781 GTSX/khẩu/năm 0,0121 0,0161 0,0198

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thanh Oai,2009) a. Nông nghiệp

Năm 2009, sản xuất nông nghiệp thực hiện đạt 938 tỷ đồng, tăng 34,38 % so với năm 2008.

- Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực 99,197 tấn (trong đó thóc 94.133 tấn), bình quân lương thực đạt 514kg/người. Giá trị sản xuất 1 ha gieo trồng đạt 38,4 triệu đồng.

- Chăn nuôi: So với năm 2008 thì hiện tại đàn trâu có 720 con, giảm 21,57%, đàn bò 6209 con, giảm 11,85% và đàn lợn 211.412 con tăng 10,15%, đàn gia cầm tổng số có 955.800 con tăng 43,3%.

- Công tác chuyển đổi mô hình canh tác: Thực hiện 80,1 ha (trong đó có 23,5 ha cây ăn quả; 56,6 ha lúa - cá).

b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sản lượng đạt 1123 tỷ đồng tăng 4,07 % so với năm 2008.

- Huyện có 38 làng nghề, việc duy trì hoạt động của các làng nghề truyền thống đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Xây dựng cơ bản thực hiện đạt 645 tỷ đồng, trong đó các công trình xây dựng thuộc Nhà nước quản lý trên địa bàn huyện đạt 367,428 tỷ đồng, các công trình dân sinh 277,572 tỷ đồng.

c. Dịch vụ - thương mại

Ngành dịch vụ thương mại trong huyện tăng mạnh và phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện, hoạt động có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống của nhân dân và đặc biệt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp khá phát triển. Giá trị dịch vụ thương mại năm 2009 thực hiện 746 tỷ đồng, tăng 78,89 % so với năm 2008.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm

Theo thống kê năm 2009 dân số của huyện là 179.763 người, được phân ra 20 xã và 1 thị trấn, với mật độ dân số 1.368 người/km2, tốc độ tăng dân số khoảng 1%.

Tổng số lao động toàn huyện là 106.415 người chiếm 59,19 % tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 68,45% tổng lao động xã hội trong toàn huyện. Lao động làm trong các ngành công nghiệp - tiểu

thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại chiếm 31,55 %. Tỷ lệ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên còn ít.

Bảng 4.2 Dân số huyện Thanh Oai tính đến 30/12/2009

STT Tên xã, thị trấn Số hộ Dân số (người)

1 Thị trấn Kim Bài 1677 6223 2 Cự Khê 1485 5580 3 Bích Hòa 2577 8782 4 Cao Viên 4280 16536 5 Thanh Cao 2465 9474 6 Bình Minh 3122 12433 7 Tam Hưng 2833 10407 8 Mỹ Hưng 1587 6585 9 Thanh Thùy 1965 6920 10 Thanh Mai 2273 9229 11 Kim An 860 3537 12 Kim Thư 1447 4880 13 Phương Trung 3963 16154 14 Đỗ Động 1500 5521 15 Thanh Văn 1500 5651 16 Cao Dương 2174 9873 17 Xuân Dương 1379 5788 18 Dân Hòa 2234 7915 19 Hồng Dương 2935 12023 20 Tân Ước 2108 8202 21 Liên Châu 2235 8050 Tổng số 46599 179763

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thanh Oai, 2009)

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Giao thông của huyện bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và đường dân sinh.

+ Quốc lộ: Tuyến quốc lộ 21B từ thành phố Hà Đông chạy dọc theo chiều dài huyện đi hầu hết các xã và là tuyến đường huyết mạch chính của huyện hiện tại đã được nâng cấp, cải tạo nhưng lòng đường vẫn còn hẹp.

+ Tỉnh lộ: có 02 tuyến là tỉnh lộ 71 và tỉnh lộ 73 với tổng chiều dài khoảng 15 km, đảm bảo thông thương giữa trung tâm huyện với các xã Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Thanh Thuỳ, Cao Dương, Xuân Dương… Các tuyến tỉnh lộ nói trên đều đã được nâng cấp, cải tạo và trải nhựa, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá, đi lại của nhân dân.

+ Hệ thống đường liên xã, liên thôn: có tổng chiều dài hàng trăm km, tất cả các xã đều có đường ô tô vào tận thôn, xóm. Hiện tai đường trong các thôn xóm hầu hết đã được bê tông hoá, việc đi lại của người dân khá thuận tiện.

b. Thuỷ lợi

Hệ thống kênh La Khê có chiều dài khoảng 20 km, phục vụ tưới nước cho hầu hết các xã trên địa bàn huyện, tất cả 21 xã, thị trấn đều có trạm bơm tưới tiêu nước và hàng trăm km kênh mương chính lớn, nhỏ. Trong năm 2009 huyện đã tiến hành tu sửa 16 trạm bơm, lắp đặt 53 máy bơm công suất cao ở 18 vị trí nâng tổng số 66 trạm bơm trên toàn huyện, trong đó nhà nước quản lý 25 trạm bơm với 213 máy bơm. Đồng thời huyện cũng đã lắp thêm 3 trạm biến áp tại các trạm bơm Nhân Hiền, Phương Trung II, Đầu kênh N9 để phục vụ chống hạn.

c. Bưu chính viễn thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện có tổng số 17 điểm bưu điện văn hoá xã, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương.

Hệ thống truyền thanh của huyện được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ chương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. d. Năng lượng

Mạng lưới điện của huyện được phát triển đến tất cả các thôn, xóm. Ngành điện đã đầu tư 1,9 tỷ đồng xây mới 11 trạm biến áp với tổng công suất 2.110 KVA và 5,7 km đường dây cao thế cho 09 xã, đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

e. Y tế

Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trong huyện được tăng cường với hệ thống mạng lưới y tế cơ sở khá hoàn thiện. Ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đã có đội ngũ y, bác sỹ. Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện huyện, 1 phòng khám đa khoa, 100% xã có trạm y tế xã.

Tuy nhiên cán bộ y tế làm y, bác sỹ còn ít với chủ yếu là y tá và nữ hộ sinh, 100% trạm y tế xã có đủ giường bệnh; 100% trạm y tế xã có trang thiết bị chuyên môn từ tối thiểu đến hoàn thiện.

f. Giáo dục – đào tạo

Thanh Oai có 03 trường Trung học phổ thông đó là Nguyễn Du, Thanh Oai A, Thanh Oai B. Huyện có 25 trường Trung học cơ sở; 56 trường tiểu học; 100% các xã, thị trấn có trường mầm non, lớp mẫu giáo. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được kiện toàn, nâng cao chất lượng. Số lượng giáo viên của các bậc học ngày một tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống trang thiết bị cũng được tăng cường, ngoài thiết bị được cấp theo quy định, huyện còn đầu 33.87 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp các trường và đã có 4 trường THCS công nhận đạt chuẩn quốc gia: Dân Hoà, Hồng Dương, Tam Hưng, Bình Minh.

g. Văn hoá thông tin

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá được tăng cường, các dịch vụ văn hoá hoạt động đúng pháp luật, phong trào xây dựng làng văn hoá được triển khai đồng đều trên các địa phương, đơn vị. Kết quả năm 2009 huyện vinh dự được đón nhận 8 bằng di tích lịch sử văn hoá, trên toàn huyện

có 35.925 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, có 5 làng, 7 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hoá nâng tổng số làng, cơ quan đơn vị đạt danh hiệu văn hoá lên 58 làng, 74 cơ quan, đơn vị.

h. Thể dục thể thao

Trong năm 2009 huyện đã tổ chức 18 giải thi đấu thể thao với 3087 vận động viên tham gia. Tham gia 10 giải thi đấu thể thao ở tỉnh, thành phố đạt 7 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, 10 huy chương đồng. Thành lập mới 11 câu lạc bộ thể dục thể thao nâng tổng số trên toàn huyện là 71 câu lạc bộ.

Phong trào thể dục, thể thao của huyện trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, từng bước được mở rộng và phát triển góp phần vào nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận “Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội” docx (Trang 43 - 49)