Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận “Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội” docx (Trang 49 - 79)

4.1.3.1. Thuận lợi

+ Huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội có vị trí thuận lợi nằm tiếp giáp với thành phố Hà Đông và thành phố Hà Nội, có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu thông thương hàng hoá với các địa bàn trong thành phố và trong cả nước. Trong thời gian tới huyện được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều công trình hạ tầng cơ sở, mở rộng, phát triển đô thị và tiếp nhận các dự án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch…

+ Là huyện có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi phù hợp với một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: lúa, ngô, khoai lang, đậu tương. . . Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng có điều kiện phát triển.

+ Thanh Oai có lực lượng lao động dồi dào, các làng nghề truyền thống vẫn được duy trì và ngày càng mở rộng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, hơn thế nữa trình độ dân trí ngày được

nâng cao, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

4.1.3.2. Khó khăn

+ Việc khai thác tài nguyên bừa bãi không chỉ lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên mà hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được thực hiên trong những năm vừa qua cũng đã tạo ra được những hiệu quả đáng kể cho sự phát triển kinh tế song tốc độ còn chậm.

+ Lực lượng lao động dồi dào chủ yếu là lao động nông nghiệp nên tình trạng lao động nông nhàn vẫn còn phổ biến, hiện tượng lao động nông nhàn đi làm thêm ở thành phố lớn vẫn còn nhiều. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý nhân khẩu và lao động.

+ Nhiều mặt hàng sản xuất truyền thống mới chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân trong huyện và các huyện liền kề chứ chưa được tiêu thụ rộng rãi gia cả nước và quốc tế.

4.2. Thực trạng rác thải sinh hoạt thị trấn Kim Bài 4.2.1 Nguồn phát sinh rác thải

Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn thị trấn được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn Kim Bài Nguồn Khối lượng

(tấn/ngày) Tỷ lệ (%)

RTSH hộ gia đình 3,92 62,32

Rác thải từ các chợ 0,83 13,24

Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công

Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty 0,59 8.98

Tổng 6,29 100

( Nguồn:UBND thị trấn Kim Bài)

Từ bảng trên cho thấy: Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất (62,32%).

Rác thải từ các chợ: thị trấn Kim Bài có 3 thôn và một khu phố, mỗi nơi có 1 chợ để phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân nên lượng rác thải cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (13,24%); nhất là ở khu vực bán rau, hoa quả và các hàng ăn uống. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một lượng lớn các loại bao bì, túi nilon.

Thêm vào đó là rác thải từ các hoạt động dịch vụ, nhà hàng và các quán ăn. Do khu phố thuộc thị trấn có tuyến quốc lộ 21B chạy qua, mặt khác ở đây tập trung toàn bộ các cơ quan hành chính của huyện nên việc kinh doanh buôn bán rất phát triển đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn.... Vì vậy, lượng rác thải phát sinh từ nguồn này cũng chiếm một lượng đáng kể (15,07%).

Rác thải từ khu vực trường học, cơ quan, công sở chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (8,98%), do ở đây chủ yếu là giấy, bao bì plastic...

4.2.2 Thành phần rác thải

Theo kết quả điều tra hộ gia đình, rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 40% bao gồm: vỏ rau củ, thức ăn thừa; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 60% bao gồm chủ yếu túi nilon, vỏ hến, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp…được thể hiện ở bảng 4.4 dưới đây:

Thành phần rác Tỷ lệ

Chất hữu cơ 40%

giấy, giẻ rách 12%

nhựa, cao su, bao nilon 15%

kim loại, vỏ đồ hộp 3% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuỷ tinh, mảnh vụn kiến trúc 5% đất cát, xỉ than,và các tạp chất khác 25%

(Nguồn: Điều tra hộ gia đình - 2010)

Hình 4.2.Thành phần RTSH tại thị trấn Kim Bài

Sau quá trình phân loại rác tại các hộ gia đình thấy được rằng tỷ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải ở các thôn nhìn chung rất khác nhau.

Bảng 4.5. Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải

STT Tên thôn Chất hữu cơ (%) Chất vô cơ (%)

1 Cát Động 43 57

2 Kim Lâm 24 76

3 Kim Bài 28 72

Kết quả cho thấy khu Phố có tỷ lệ chất hữu cơ cao nhất (65%) do ở đây chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, công nhân viên chức có mức thu nhập khá cao và ổn định. Chợ ở đây cũng rất phong phú với nhiều loại hàng hóa chủ yếu là thực phẩm. Không có hoạt động chăn nuôi nên thực phẩm, thức ăn thừa không được tận dụng mà thải bỏ toàn bộ. Do vậy tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải ở đây là rất cao chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, còn thành phần chất vô cơ không đáng kể chủ yếu là túi nilon, đất cát. bụi đường( do có tuyến đường 21B chạy qua).

Tiếp đến là thôn Cát Động với tỷ lệ chất hữu cơ là 43%. Cát Động là thôn thuần nông với ngành sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu do vậy thực phẩm dư thừa của các hộ gia đình được tận dụng hầu hết cho chăn nuôi. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở đây đều có nghề trồng rau mùng tơi trên diện tích đất màu rất lớn. Lá rau già bị bỏ đi khi thu hoạch rau (2 lần/tuần) không sử dụng được cho chăn nuôi, người dân cũng không tận dụng làm phân bón luôn cho rau mà thải bỏ chung cùng với rác thải sinh hoạt. Vì thế mà tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải của thôn vẫn khá cao.

Tại hai thôn Kim Bài và Kim Lâm do không thuận lợi về giao thông nên ở đây không có các dịch vụ ăn uống cũng như có rất ít các ngành dịch vụ khác. Người dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, thực phẩm thừa hàng ngày được tận dụng cho chăn nuôi là chính, lá cây rụng người dân thường đốt ngay tại vườn. Do đó thành phần chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt ở hai thôn này thấp, thôn Kim Bài (28%), thôn Kim Lâm (24%). Mặt khác khi đi điều tra thực địa, quan sát thấy tại 2 thôn này người dân đun nấu bằng than tổ ong rất phổ biến nên lượng xỉ than thải ra ở hai thôn này là khá caovà nhìn chung thì rác thải tại đây chủ yếu là rác vô cơ (túi nilon, xỉ than, đất cát, rẻ rách….).

Hình 4.3. Tỷ lệ rác hữu cơ và vô cơ tại các thôn của thị trấn Kim Bài

Việc phân tích số liệu và khảo sát thực địa cho thấy các thôn có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau thì lượng rác thải phát sinh cũng khác nhau kể cả về khối lượng và thành phần các chất nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn là các chất hữu cơ.

Tỷ lệ các chất hữu cơ cao rất thuận lợi cho việc tận dụng rác thải để sản xuất phân bón nếu rác thải được phân loại đúng cách. Tuy nhiên đây cũng là bất lợi cho công tác thu gom và xử lý vì rác thải không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường không khí và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

4.2.3 Khối lượng rác thải phát sinh

Theo kết quả điều tra hộ gia đình, bình quân mỗi người dân của thị trấn thải ra lượng rác là 0,63 kg/người/ngày. Như vậy với tổng số dân là 6223 người thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các thôn trên địa bàn thị trấn khoảng 3,92 tấn/ngày. Đó là chưa kể một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu chợ, các hoạt động thương mại dịch vụ và từ các cơ quan,

công ty, trường học trên địa bàn thị trấn. Theo số liệu thống kê của UBND thị trấn thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn này khoảng 2,37 tấn/ngày. Như vậy rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn phát sinh khoảng 6,29 tấn/ngày. Vào những ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày lễ hội thì khối lượng rác thỉa phát sinh lại tăng lên, nếu lượng rác này không được thu gom thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Bảng 4.6 Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn Kim Bài STT Thôn Số khẩu Khối lượng RTSH ( tấn/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Cát Động 1805 1,79 28,4 2 Kim Lâm 1409 1,30 20,8 3 Kim Bài 1586 1,52 24,2 4 Khu Phố 1463 1,68 26,6 5 Tổng 6223 6,29 100

Hình 4.4 Khối lượng RTSH của các thôn tại thị trấn Kim Bài

Từ hình trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cao ở nơi có số dân cư đông (thôn Cát Động) và nơi có mức thu nhập của người dân cao (khu Phố). Còn các thôn khác dân số ít thì lượng rác thải sinh hoạt cũng ít hơn.

Kết quả cân rác của 20 hộ gia đình trong 30 ngày liên tục trên địa bàn thị trấn cho thấy lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ở các hộ khác nhau thì khác nhau.

Bảng 4.7. Lượng rác thải của hộ/ngày (Điều tra 20 hộ) Lượng RTSH bình quân (kg/người/ngày) Tần suất lặp lại Tỷ lệ (%) 0,30 - 0,50 60 10 0,51 - 0,60 168 28 0,61 - 0,70 191 31,8 0,71 - 0,80 132 22 0,81 – 1 40 6,7 > 1 9 1,5

Tổng 600 100

( Nguồn: Điều tra hộ - 2010)

Từ bảng trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt bình quân trên địa bàn thị trấn dao động phổ biến ở mức 0,51 – 0,8 kg/người/ngày ( chiếm 81,8% ). Lượng rác thỉa bình quân ở mức 0,3 – 0,5 kg/người/ngày và mức 0,81 – 1 kg/người/ngày chiếm tỷ lệ nhỏ ( chiếm 18,2%). Tốc độ phát thải tuỳ thuộc vào đối tượng hộ gia đình vì mỗi hộ có sức mua, tiêu thụ hàng hoá khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, số nhân khẩu trong hộ gia đình.

4.3 Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Kim Bài

Công tác quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn ở mức thấp. Tại đây chưa có sự quản lý đồng bộ chung cho toàn thị trấn mà từng thôn có sự quản lý riêng. Do vậy, không có biện pháp quản lý hoạt động của đội thu gom cũng như không theo dõi được tình hình phát sinh rác thải của thị trấn.

4.3.1 Thực trạng quản lý rác thải tại thôn Cát Động và thôn Kim Lâm

Công tác quản lý rác thải trên địa bàn 2 thôn này đang ở mức rất thấp, mới chỉ dừng lại ở việc thôn đưa ra quyết định thành lập đội thu gom rác thải mà không có biện pháp quản lý hoạt động của đội thu gom cũng như không theo dõi được tình hình phát sinh rác thải của thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thôn chọn ra địa điểm làm bãi đổ rác, sau đó tiến hành thành lập đội thu gom rác của từng thôn. Những người thu gom rác là những người dân tự nhận trách nhiệm thu gom và đăng kí với chính quyền thôn. Các ông trưởng thôn sẽ xác định ranh giới Và số hộ gia đình trong từng thôn giao cho người thu gom rác phải chịu trách nhiệm thu gom, sau đó các ông trưởng thôn sẽ có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc người thu gom hoàn thành công việc của mình nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường trong toàn thôn. Do không quản lý lượng rác thải phát sinh hàng ngày đã dẫn đến việc lựa chọn bãi đổ rác không thích hợp cả về quy mô lẫn vị trí gây ra những bất cập trong đời sống

hàng ngày của người dân như: bãi rác nhỏ không đáp ứng được lượng rác thải phát sinh, bãi rác quá gần khu vực sinh sống của người dân, gần đường giao thông gây ô nhiễm mùi rất lớn đặc biệt các ngày có gió lớn. Đây chính là mặt yếu kém trong công tác quản lý rác thải tại 2 thôn này.

4.3.2 Thực trạng quản lý rác thải tại thôn Kim Bài

Công tác quản lý rác thải tại thôn Kim Bài đã có sự khác biệt. thôn đưa ra quyết định thành lập đội thu gom gồm 2 người tham gia vào công tác thu gom với những điều khoản thỏa thuận giữa người thu gom và thôn. Tại đây, rác thải sau khi thu gom sẽ được đưa đến 1 thùng côngtennơ đặt ở một địa điểm do thôn đã chọn, cách xa khu dân cư. Khi rác đầy thùng côngtennơ này thì xe của công ty môi trường đô thị Hà Nội sẽ đến chở đi. Do vậy đã theo dõi được lượng rác thải phát sinh hàng ngày trên địa bàn thôn.

Tuy nhiên, việc quản lý tần xuất thu gom rác ở đây chưa được chặt chẽ. Theo phản ánh của người dân ở thôn Kim Bài thì người đi thu gom rác thường xuyên không đi thu gom đúng lịch như thôn đã quy định là 3 lần/tuần, có những khi 4 hay 5 ngày mới đi thu gom 1 lần. Đây là lỗi do sự quản lý thiếu chặt chẽ của những người có trách nhiệm tại thôn mới để xảy ra hiện tượng như trên.

4.3.3 Thực trạng quản lý rác thải tại khu Phố

Khu phố được coi như là bộ mặt của thị trấn, vì thế công tác quản lý rác thải tại đây diễn ra rất chặt chẽ. Thị trấn trực tiếp quản lý, chọn địa điểm đặt côngtennơ để chứa rác sau thu gom. UBND thị trấn đã kí hợp đồng với 2 người chịu trách nhiệm thu gom rác ở khu Phố. Họ đi thu gom rác hàng ngày vào buổi sáng sớm kết hợp với quét dọn đường phố khi xe cộ chưa lưu thông qua lại nhiều để trách gây ách tắc giao thông. Ở chợ lại có một người thu gom rác chợ riêng. Khi rác đầy thùng côngtennơ người chịu trách nhiệm về

vấn đề môi trường ở thị trấn sẽ thông báo cho công ty môi trường đô thị Hà Nội về vận chuyển đi.

Do có sự quản lý tốt và chế độ đãi ngộ đối với người thu gom rác phù hợp nên thị trấn đã quản lý được tần xuất thu gom cũng như lượng rác thải phát sinh hàng ngày trên địa bàn khu phố.

4.4 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Kim Bài 4.4.1 Khả năng đáp ứng của công tác thu gom

a. Thiết bị và phương tiện thu gom + Thôn Cát Động

Thiết bị và phương tiện thu gom của thôn rất đơn giản gồm: 1 chổi, 1 xẻng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 đôi ủng, 2 đôi găng tay, 1 xe bò kéo. Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho 1 người thu gom/năm.

+ Thôn Kim Bài

Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 1 chổi, 1 xẻng, 2 đôi ủng, 2 mũ, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi găng tay, 1 xe thu rác chuyên dụng. Những trang thiết bị này cũng do thôn đầu tư cho 1 người thu gom/năm. + Thôn Kim Lâm

Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 1 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi găng tay, 1 xẻng, 1 chổi, 1 đôi ủng, 1 mũ , 1 xe bò kéo dùng chung cho cả 2 người thu gom của thôn. Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho người thu gom/năm.

+ Khu Phố

Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 3 xe chuyên dụng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động/năm, 2 đôi găng tay/tháng, 2 đôi ủng/năm, 2 chổi, 2 xẻng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận “Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội” docx (Trang 49 - 79)