Hoàn thuế TTĐB

Một phần của tài liệu Tài liệu luat thue Gia tri gia tang pptx (Trang 41 - 45)

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB được hoàn thuế TTĐB đã nộp trong một số trường hợp, hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế như sau:

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu:

a/ Hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.

Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB mà còn lưu kho, lưu bãi ở cửa khẩu nhập nhưng được phép tái xuất khẩu cũng được xét hoàn thuế đối với số hàng tái xuất khẩu.

b/ Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; Hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.

c/ Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.

Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.

Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.

d/ Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.

đ/ Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.

Tổng số thuế TTĐB được hoàn lại tối đa không quá số thuế TTĐB đã nộp của nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

e/ Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam được phép nhập khẩu để làm đại lý giao, bán hàng cho nước ngoài có đăng ký trước với cơ quan thu thuế ở khâu nhập khẩu thì được hoàn thuế đối với số hàng thực bán xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu trong các trường hợp nêu trên được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa, thủ tục hồ sơ như sau:

+ Công văn đề nghị hoàn lại thuế TTĐB đã nộp thừa.

+ Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước của cấp có thẩm quyền.

+ Quyết toán thuế TTĐB đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

+ Biên bản kiểm tra quyết toán thuế TTĐB đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Thẩm quyền quyết định hoàn thuế trong trường hợp này do Cục trưởng Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký, kê khai nộp thuế xét, quyết định.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được hoàn thuế TTĐB trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu hoàn trả lại thuế cho cơ sở.

Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế phải hoàn, ra quyết định hoàn thuế đối với trường hợp thuộc thẩm quyền tại điểm 2 nêu trên và thực hiện hoàn thuế cho các đối tượng nộp

thuế bằng cách khấu trừ vào khoản thuế phải nộp của kỳ sau, trường hợp không khấu trừ được thì gửi cơ quan tài chính làm thủ tục hoàn trả theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế

Cơ quan thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

1. Hướng dẫn các đối tượng nộp thuế thực hiện đầy đủ chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của Luật thuế.

Những cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật.

2. Thông báo số thuế phải nộp (đối với đối tượng là cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và hoá đơn, chứng từ), đôn đốc đối tượng nộp thuế nộp đúng thời hạn quy định. Thông báo nộp thuế phải gửi tới đối tượng nộp thuế trước 3 ngày so với ngày phải nộp thuế ghi trên thông báo, thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. Việc thông báo ấn định số thuế phải nộp và ngày nộp thuếđược thực hiện ngay trong tháng hoặc vào đầu tháng tiếp sau (theo mẫu Thông báo số 03/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư này).

Nếu quá thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thì cơ quan thuế ra thông báo chậm nộp lần thứ 01. Thông báo chậm nộp thuế bao gồm cả số tiền thuế phải nộp và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 17 của Luật thuế TTĐB.

Thời hạn tính phạt chậm nộp thuế hàng tháng kể từ ngày 26 của tháng tiếp theo; thời hạn tính phạt chậm nộp đối với hàng hóa nhập khẩu và các trường hợp khác là sau ngày quy định phải nộp theo Luật định. Nếu cơ sở vẫn không chấp hành nộp tiền thuế, tiền phạt theo thông báo nhắc nhở thì cơ quan thuế có quyền áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính về thuế quy định tại khoản 4, Điều 17 của Luật thuế TTĐB để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt. Trường hợp đã thực hiện các biện pháp xử lý hành chính về thuế mà cơ sở vẫn không nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cáccơ quan có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật.

3. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở sản xuất có hàng hoá bán để xuất khẩu căn cứ vào bảng kê số 02B/TTĐB thông báo kịp thời bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý cơ sở kinh doanh xuất khẩu: tên đơn vị muahàng để xuất khẩu, tên hàng hoá, số lượng, chủng loại và giá trị hàng hóa cơ sở đã mua để xuất khẩu. Cơ quan thuế quản lý cơ sở xuất khẩu có trách nhiệm theo dõi kiểm tra hàng hoá thực tế xuất khẩu. Nếu hàng hoá đã mua để xuất khẩu nhưng thực tế không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì có trách nhiệm yêu cầu cơ sở xuất khẩu kê khai, nộp đủ số thuế TTĐB của số hàng hoá này.

4. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

5. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế theo quy định của pháp luật. 6. Yêu cầu các đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp các tài liệu liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế.

7. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà đối tượng nộp thuế và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

8. Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế TTĐB phải nộp đối với đối tượng nộp thuế trong trường hợp sau:

a/ Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ.

Đối với cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ (gọi chung là hộ kinh doanh) không thực hiện được đầy đủ việc mua bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu, số thuế TTĐB phải nộp và thông báo cho đối tượng nộp thuế thực hiện.

Số thuế ấn định phải nộp từng lần có thể được xác định làm căn cứ thu thuế ổn định trong thời gian là 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng tùy theo từng ngành nghề và mức biến động về giá cả, tình hình kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo công khai về mức doanh thu và số thuế ấn định đối với các đối tượng này. Những hộ nghỉ kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế, nếu nghỉ kinh doanh cả tháng thì không phải nộp thuế ấn định của tháng đó.

Hộ kinh doanh nhỏ thuộc đối tượng nộp thuế theo mức ấn định, nếu nghỉ kinh doanh cả tháng được xét không thu thuế thì phải làm đơn đề nghị (theo mẫu và hướng dẫn của cơ quan thuế) khai báo cụ thể lý do nghỉ kinh doanh, số ngày nghỉ kinh doanh gửi cơ quan thuế quận, huyện. Cơ quan thuế kiểm tra thực tế và giải quyết theo chế độ.

Hộ kinh doanh nhỏ được xác định đối với từng mặt hàng, ngành nghề phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương theo quy định của Bộ Tài chính. Các Cục thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của hộ và hướng dẫn phân loại, xác định cụ thể loại hộ nhỏ ở địa phương mình để quản lý, thu thuế theo quy định chung.

b/ Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gửi tờ khai, đã được thông báo nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ xác định số thuế TTĐB.

c/ Từ chối xuất trình sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế TTĐB.

d/ Kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký kê khai nộp thuế mà bị kiểm tra, phát hiện.

đ/ Kê khai giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB không đúng giá thực tế bán hoặc thấp hơn 10% giá bán trên thị trường của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương. Cơ quan thuế quản lý đối tượng nộp thuế căn cứ giá bán trên thị trường để xác định căn cứ ấn định thuếTTĐB.

Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp đối với từng cơ sở trong các trường hợp nêu trên.

Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với số thuế phải nộp được ấn định thì có quyền khiếu nại tới cơ quan thuế ấn định thuế hoặc cơ quan thuế cấp trên trực tiếp của cơ quan thuế ấn định thuế. Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải nộp theo mức thuế đã được cơ quan thuế ấn định.

Giảm thuế, miễn thuế TTĐB

Thủ tục, trình tự, thẩm quyền xét miễn giảm thuế đối với các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:

1. Các trường hợp được giảm thuế, miễn thuế và thủ tục hồ sơ :

a/ Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ được xét giảm thuế TTĐB. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở số bị lỗ do nguyên nhân bị thiên tai, định họa, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi đã được bồi thường (nếu có) và không quá 30% số thuế phải nộp theo Luật định của năm bị thiệt hại.

Để có căn cứ xét giảm thuế TTĐB theo quy định trên, cơ sở sản xuất phải có các hồ sơ thủ tục như sau:

+ Đơn xin giảm thuế TTĐB, nêu rõ thời gian, lý do bị thiệt hại, giá trị tài sản bị thiệt hại, số lỗ do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ gây ra, số thuế phải nộp, số thuế đề nghị giảm.

+ Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương từ cấp huyện trở lên.

+ Bản quyết toán tài chính kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại.

+ Quyết toán thuế và biên bản kiểm tra quyết toán thuế với cơ quan thuế. Các hồ sơ, tài liệu trên, cơ sở gửi tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở.

Cơ quan thuế quản lý cơ sở nhận hồ sơ, kiểm tra tài liệu và có văn bản kiến nghị kèm theo hồ sơ xin giảm thuế của cơ sở gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định giảm thuế.

Trong khi chưa có quyết định giảm thuế, cơ sở vẫn phải kê khai và nộp đủ thuế theo quy định. Khi có quyết định giảm thuế, số thuế được giảm sẽ bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại nặng, không còn khả năng sản xuất kinh doanh và nộp thuế thì được xét miễn thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB còn phải nộp không có khả năng nộp.Việc giải quyết miễn thuế do Bộ Tài chính xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể. Thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn thuế TTĐB trong trường hợp này như quy định đối với việc xét giảm thuế nêu trên nhưng xác định rõ về việc cơ sở không còn khả năng sản xuất kinh doanh và nộp thuế.

b/ Cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô được giảm mức thuế suất quy định tại Điều 6 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP từ ngày 01/01/2004 đến hết ngày 31/12/2006 như sau:

Năm 2004 giảm 70%, năm 2005 giảm 50% và năm 2006 giảm 30%. Từ năm 2007 thực hiện theo đúng thuế suất quy định tại Điều 6 tại Nghị định số 149/2003/NĐ-CP nêu trên.

Theo quy định trên, mức thuế suất thuế TTĐB còn phải thực hiện từng năm (sau khi được giảm thuế) như sau:

Chỉ tiêu Thuthực hiện năm ế suất phải

2004 (%)

Thuế suất phải thực hiện năm

2005 (%)

Thuế suất phải thực hiện năm

2006 (%)

Thuế suất phải thực hiện từ năm 2007 trở đi (%) - ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống 24 40 56 80 - ô tô từ 6-15 chỗ ngồi 15 25 35 50 - ô tô từ 16 -24 chỗ ngồi 7.5 12.5 17.5 25

Ví dụ: Năm 2004, trong kỳ kê khai thuế, cơ sở sản xuất ô tô A có tình hình như sau: - Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống có doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT là 15 tỷ đồng. - Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi có doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT là 10 tỷ đồng. - Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi có doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT là 5 tỷ đồng. Cơ sở phải tính, kê khai nộp thuế TTĐB trong kỳ như sau:

Thuế TTĐB phải nộp = 15 x 24% + 10 x 15% + 5 x 7,5%

1+0,24 1+0,15 1+0,075

= 2,9 + 1,3 + 0,35 = 4,55 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Tài liệu luat thue Gia tri gia tang pptx (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)