Để đánh giá tình hình thực hiện chi phí đạt hiệu quả, doanh nghiệp đã chia chi phí làm hai chỉ tiêu đó là: chi phí cố định và chi phí biến đổi. Dựa vào hai chỉ tiêu này doanh nghiệp đưa ra các biện pháp nhằm làm tăng sản lượng để giảm chi phí cố định bình quân trên mỗi sản phẩm. Hay giảm các chi phí đầu vào để giảm được chi phí biến đổi bình quân trên mỗi sản phẩm.
* Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện chi phí.
Cơ cấu chi phí biến đổi và chi phí cố định có sự thay đổi, chi phí cố định ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Năm 2007 chi phí cố định là 11,14%, nhưng đến năm 2008 chi phí cố định giảm xuống chỉ còn 10,53%. Đến năm 2009 lại tiếp tục giảm chỉ còn 7,49%. Việc thực hiện chi phí là khá tốt khi liên tục giảm được tỷ trọng của chi phí cố định xuống.
Biểu 2.3 Cơ cấu chi phí biến đổi và chi phí cố định sản phẩm in ấn.
Chi phí cố định năm 2007 mất 135.092.137 đồng, đến năm 2008 chi phí cố định tăng lên 820.504 đồng, mức tăng không đáng kể. Đến năm 2009 chi phí cố định giảm xuống 12.466.562 đồng, trong năm 2009 sản lượng lại tăng làm cho chi phí cố định bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống.
Chi phí biến đổi năm 2008 tăng lên 76.482.121 đồng tăng 7,09% so với năm 2007. Sản lượng của năm lại tăng lên với tốc độ lớn hơn là 11,97% vì vậy nó làm chi phí biến đổi bình quân trên một sản phẩm giảm so với năm. Đến năm 2009 chi phí biến đổi tăng lên với tốc độ tăng là 32,49%, sản lượng tăng với tốc độ 53,14% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí biến đổi làm cho chi phí biến đổi bình quân giảm xuống.
Biểu 2.4. Tình hình chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm.
Như vậy đến năm 2009 việc thực hiện chi phí khá tốt so với năm 2008, doanh nghiệp cần tiếp tục gia tăng sản lượng và tối thiểu hóa chi phí để tăng lợi nhuận tối đa.
* Tình hình thực hiện chi phí cố định và chi phí biến đổi chi tiết từng loại chi phí.
Biểu 2.5 Tổng hợp từng loại chi phí biến đổi và chi phí cố định.
- Chi phí biến đổi.
+ Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu liên tục tăng về mặt tuyệt đối. Nhưng về cơ cấu tỷ trọng chi phí thì nguyên vật liệu đã có xu hướng giảm xuống năm 2008 nhưng lại tăng lên 2009. Và nó còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí.
Phụ lục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Tổng chi phí cố định
Năm Sản lượng(m2) Chi phí biến đổi(Đồng) Chi phí cố định(Đồng) Cơ cấu chi phí(%) Tổng Chênh lệch Tỷ lệ % Tổng Chênh lệch Tỷ lệ % Chi phí biến đổi bình quân Tổng chi phí cố định Chênh lệch tổng chi phí cố định Chi phí biến đổi Chi phí cố định 2009 1.772.623 615.118 53,14 1.529.649.484 375.134.792 32,49 862,93 123.446.079 12.466.562 92,53 7,47
Nguồn: Phòng kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền(Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền(Đồng) Tỷ trọng (%)
Chi phí nguyên vật liệu 463.524.250 38,21 458.188.831 35,51 619.451.083,6 37,47 Chi phí công cụ dụng cụ 38.819.991 3,20 27.873.230 2,16 37.029.341 2,24 Chi phí nhiên liệu 50.465.988 4,16 66.327.965 5,14 95.052.995 5,75 Chi phí nhân công trực tiếp 402.757.403 33,20 464.037.669 35,96 603.049.261 36,48 Chi phí BHXH, BHYT 73.090.764 6,03 84.211.655 6,53 109.438.910 6,62 Chí phí dịch vụ mua ngoài 49.374.176 4,07 53.875.341 4,18 65.627.894 3,97
Tổng chi phí biến đổi 1.078.032.571 88,86
1.154.514.69
2 89,47 1.529.649.484 92,53
Chi phí quản lý kinh doanh 79.944.918 6,59 66.586.050 5,16 80.009.825 4,84 Chi phí khấu hao tài sản cố định 38.334.741 3,16 31.928.971 2,47 38.365.865 2,32 Chi phí trả lãi vay 16.812.478 1,39 37397.620 2,90 5.070.389 0,31
Tổng chi phí cố định 135.092.137 11,14 135.912.641 10,53 123.446.079 7,47
Nguồn: phòng kế toán
Vì vậy tác động của chi phí nguyên vật liệu tác động trực tiếp đến tình hình sử dụng tài chính của doanh nghiệp.
+ Chi phí công cụ dụng cụ: tỷ trọng thì giảm xuống nhưng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí, chỉ khoảng 3% trong tổng chi phí.
+ Chi phí nhiên liệu: Năm 2007 chi phí nhiên liệu chiếm 4,16% trong tổng chi phí nhưng đến năm 2008 và 2009 tăng lên lần lượt 5,14% và 5,75% việc chi phí nhiên liệu tăng lên do giá đầu vào của chi phí nhiên liệu liên tục tăng trong các năm vừa qua. Vì vậy chi phí nhiên liệu tăng lên là một điều khó tránh khỏi của doanh nghiệp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí bảo hiểm kinh phí công đoàn luôn biến động cùng chiều, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu chi phí và liên tục tăng trong ba năm. Doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh trong các năm vì vậy lương trả cho người lao động cũng tăng lên.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2007 mất 49.374.176 đồng liên tiếp tăng lên đến năm 2009 mặc dù tỷ trọng giảm xuống nhưng chi phí này vẫn tăng về mặt tuyệt đối.
Biểu 2.6 Biểu đồ sự thay đổi từng loại chi phí biến đổi trong ba năm
- Chi phí cố định.
+ Chi phí quản lý kinh doanh: Trong chi phí cố định thì chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn, doanh nghiệp thực hiện khá tốt chi phí quản lý doanh nghiệp. Ba năm gần đây doanh nghiệp không tăng nhiều về chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao tài sản không thay đổi nhiều trong ba năm. Giảm xuống năm 2009 nhưng lại tăng trở lại năm 2009.
+ Chi phí lãi vay: Chi phí lãi vay liên tục tăng do nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên. Việc doanh nghiệp mở rộng thị trường cần tới nguồn vốn kinh doanh tăng lên liên tục.
Biểu 2.7 Biểu đồ chi phí cố định thay đổi qua các năm 2007 đến 2009.