Lựa chọn của chính phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về sự tự do hóa dòng vốn và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi ở 11 nền kinh tế Châu Á (Trang 30 - 31)

Có nhiều nguyên nhân cho việc lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái cố định hơn là thả nổi. Ví dụ, Ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn sự giảm giá đồng tiền trong

bối cảnh tỷ giá hối đoái tăng, nhằm kiểm soát lạm phát. Thay vào đó, nếu một số lượng lớn các doanh nghiệp vay nợ đô la, Ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn sự giảm giá mạnh đồng tiền để bảo vệ cán cân thanh toán của các doanh nghiệp này. Với các điều kiện này, Ngân hàng trung ương sẽ dựa vào tình hình thực tế khi mà xuất hiện áp lực tỷ giá giảm và sẽ bán ngoại tệ từ quỹ dự trữ để ngăn chặn sự giảm giá.

Ngược lại, các Ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn sự tăng giá tiền tệ. Khi vốn đầu tư rót vào các nền kinh tế mới nổi vào đầu những năm 2000 tạo sức ép tỷ giá hối đoái tăng. Trong suốt giai đoạn này, nhiều nền kinh tế mới nổi, trong đó bao gồm một số nước Châu Á, theo đuổi chính sách tăng trưởng xuất khẩu. Việc cho phép tăng tỷ giá hối đoái có thể đẩy ngành xuất khẩu vào rủi ro lớn; không ngạc nhiên khi cơ chế tỷ giá hối đoái ở các nước mới nổi giai đoạn này là thả nổi có kiểm soát, với sự can thiệp của Ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn sự tăng giá của đồng tiền. Ramachandran và Srinivasan (2007) và Pontines và Rajan (2008) đã đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng các nước Châu Á can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn sự tăng giá của đồng tiền. Lý do của hành động này có thể là do xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP ở những quốc gia này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về sự tự do hóa dòng vốn và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi ở 11 nền kinh tế Châu Á (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w