Kiến nghị, giải pháp.

Một phần của tài liệu Báo mạng điện tử với chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình (Trang 48 - 51)

- Chức năng của sapô:

c. Ảnh và box thông tin.

2.2.4. Kiến nghị, giải pháp.

• Các bài viết cần phải hấp dẫn hơn: Cần chú ý nhiều hơn đén khả năng đa phương tiện, không phải là xuất hiện rời rạc mà phải kết hợp hài hòa giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh, âm thanh, đồ họa…trong một sản phẩm báo chí. Ngoài ra, cần chú ý hơn trong việc nâng cao tính hấp dẫn của bài báo thông qua tít, sapô và kênh hình ảnh.

• Cần tương tác nhiều hơn với bạn đọc: Tập trung khai thác vào vấn đề này nhằm giữ chân độc giả, đồng thời kéo theo sự quan tâm của các độc giả mơi. Cần tăng cường thêm các yếu tố siêu liên kết, công cụ tìm kiếm trong trang báo để tạo sự liên kết, tạo khả năng trao đổi giữa tờ báo và độc giả. Với vấn đề bạo lực gai đình, trang báo điện tử không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, mà còn trở thành phương tện chia sẻ thông tin. Chính nhờ đó mà bạn đọc cũng có thể trở thành người sản xuất thông tin cho tờ báo.

• Chuyên sâu hơn: Cần tạo ra những chuyên mục riêng dành cho những bài viết chuyên sâu về bạo lực gia đình. Việc làm này sẽ tạo điều kiện tốt hơn để bạn đọc có thể tìm và lựa chọn thông tin.

• Bạo lực gia đình cũng như các vấn đề chính trị xã hội khác tường mang tính chất khuôn mẫu và khô cứng. Bản chất thông tin của nó là luôn hải đảm bảo tính đúng đắn và chấn thực nhất. Bởi vậy, về mặt hình thức, cần có những cách làm cụ thể và hợp lý để nâng cao tính hấp dẫn của bài báo, làm hài lòng những độc giả khó tình. Cần chú ý hơn vào việc rút tít, chính xác, không giật gân nhưng lôi cuốn và hấp dẫn. Với một bài BMĐT, rất cần thiết hình ảnh. Bởi vậy, với mỗi bài báo, phóng viên cần cố gắng có thêm ảnh, và

là ảnh thật của sự kiện chứ không phải là minh họa. Chú thích ảnh phải rõ ràng.

• Cần có thêm nhiều những bài viết chất lượng và đi sâu vào những câu chuyện thực tế, những con người và câu chuyện thật. Bởi bạo lực gia đình không phải lúc nào cũng hiện hữu ở ngoài ánh sáng, cần phải mất thời gian tìm hiểu, điều tra.

• Với mỗi phóng viên, cần trang bị một phông nền kiến thức rộng, đồng thời cần nắm bắt sâu hơn với các vấn đề chuyên về lĩnh vực mình đảm nhận, cụ thể ở đây là vấn đề bạo lực gia đình. Đồng thời, các phóng viên, nhà báo cũng phải có kiến thức cơ bản về báo chí, đó là những kĩ năng giao tiếp, tìm hiểu và thu thập tài liệu, quan sát, phỏng vấn. Nhà báo cũng phải biết phán đoán nhanh và có đạo đức nghề nghiệp, nhạy cảm về chính trị- xã hội. Với chủ để bạo lực gia đinh, những yêu cầu này lại càng đặt nặng lên vai những người phóng viên. Chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình cần những nhà báo say mê, tâm huyết, dám tìm hiểu, dám đấu tranh.

• Các bài báo cần phải viết đúng sự thật, khách quan; không để xảy ra sai sót, thiếu chính xác trong khi nghiên cứu, điều tra các sự kiện, tình huống, mâu thuẫn.

• Chức năng chính của báo chí là hình thành và phát triển ý thức xã hội nhằm mục đích xây dựng trong con người những phẩm chất tâm lý xã hội, những quan điểm và niềm tin , đáp lại yêu cầu của cộng đồng công dân và biến niềm tin thành kết quả thực tế trong đời sống. Chính vì vậy các bài viết về bạo lực gia đình không nên chỉ dừng lại trên mặt báo mà ít nhiều gì cũng cần tác động và hình thành ý thức tốt đẹp và hành động tích cực trong dư luận. Nhất là đối với những người trong cuộc. Bởi đây là việc làm phức tạp,

khó khăn nên ngoài việc nâng cao chất lượng bài viết, còn đồng thời phải mở rộng đối tượng tác động.

3. KẾT LUẬN.

Tóm lại, chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” là chiến dịch lớn với phương tiện tuyên truyền chủ yếu là các phương tiện truyền thông đại chúng. Song song với các buổi tọa đàm, bàn luận thì các tác phẩm báo chí luôn đóng một vai trò quan trọng cho thành công của chiến dịch.

Trong 2 năm, từ ngày phát động chiến dịch 25/11/2009 cho đến ngày 25/11/2010, tuy số lượng bài viết trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online không nhiều và còn nhiều hạn chế, nhưng nội dung của những bài viết này quả thật rất thiết thực đối với công tác chống bạo lực gia đình.

Tiểu luận này chỉ tiến hành khảo sát và phân tích những nét chung và cơ bản nhất về vai trò của các bài viết trên 2 trang báo này đối với vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng của các bài viết đó.

Tiểu luận này không tránh khỏi những điểm thiếu sót và hạn chế, mong thầy giáo và các bạn đọc và đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Một phần của tài liệu Báo mạng điện tử với chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w