Về mặt nội dung a Ưu điểm

Một phần của tài liệu Báo mạng điện tử với chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình (Trang 42 - 48)

- Chức năng của sapô:

c. Ảnh và box thông tin.

2.2.2.2. Về mặt nội dung a Ưu điểm

a. Ưu điểm

• Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong bất cứ xã hội hay điều kiện kinh tế nào, trong các gia đình giàu có hay nghèo khổ, tại các nước phát triển hoặc đang phát triển, người có học thức hay người thiếu giáo dục. Bất kỳ một ai, không kể đến tôn giáo, tín ngưỡng, tầng lớp, tuổi tác, giới tính hay lối sống đều có thể là nạn nhân hoặc là người trực tiếp gây ra bạo lực gia đình. Chính vì vậy, chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” là chiến dịch nhằm mục đích thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để gửi những thông điệp chống bạo lực gia đình đến tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ở mọi vùng miền và đất nước khác nhau. Các bài viết về Bạo lực gia đình trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online đã phản ánh tình trạng bạo lực gia đình với nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau. Với cách viết ngắn gọn, dễ hiệu và đây tính nhân văn, các bài viết đã có tác động mạnh mẽ đến người đọc và dư luận xã hội.

- Có nhiều bài khai thác về nguyên nhân của Bạo lực gia đình như: “Một trường

hợp điển hình: một gia đình trí thức, chồng là tiến sĩ, vợ là thạc sĩ, vợ 40 tuổi nhưng trông trẻ hơn nhiều so với tuổi và rất xinh đẹp. Hai vợ chồng chỉ có một con trai duy nhất, nhìn vào ai cũng thấy hạnh phúc khó bì. Nhưng từ hai năm nay cả chồng và vợ đều khó chịu vì nhau và tìm đến phòng tham vấn thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển. Vợ luôn nghĩ chồng có bồ, còn chồng lại thấy mỗi lời vợ nói ra sao mà sắc như nước, chói lỗ tai. Bước chân về đến cửa nhà đã ngại ngần, thấy đây không phải là tổ ấm. Mâu thuẫn ngày càng nặng nề đến mức vợ không nấu cơm cho chồng ăn, có nấu cơm cho gia đình thì cũng không để phần chồng. Một gia đình khác có hôn nhân tự nguyện, cuộc sống sung túc. Song người vợ đến phòng tham vấn vì “cứ thấy thiếu thiếu một cái gì” trong hôn nhân của mình! Hỏi “thiếu” cụ thể là cái gì thì lại không rõ. Chỉ thấy nói chồng không chịu thức đêm giúp vợ chăm con, lại không sạch sẽ” (“Mâu thuẫn từ những “cuộc chiến cảm

xúc”, Tuổi trẻ ngày 16/10/2010)

- Có nhiều bài lại đề cập tới những sự việc thật, người thật: “Câu chuyện về chiếc chổi tre: Từ khi về làm dâu nhà bà Tuất, chị Minh luôn bị bà mẹ chồng soi xét và đối xử tệ bạc. Vào một buổi chiều khi chị đang quét sân thì bà mẹ chồng đi chơi về. Thấy con dâu chưa nấu cơm, bà liền sinh sự và chửi bới rồi giật chiếc chổi quật tới tấp vào mặt, vào người, xỉa thẳng chổi vào người khiến chị Minh bị chảy máu khắp cơ thể” (“Những vật dụng biết nói”, Nhân dân điện tử)

- Có bài lại nêu ra giải pháp: “Gốc của vấn đề là phải thay đổi những chuẩn mực

và giá trị truyền thống ngầm cho phép nạn BLGĐ diễn ra. Cần có sự can thiệp và hỗ trợ kịp thời để bảo vệ nạn nhân, việc này cần làm ở cấp cộng đồng, nơi gần nhất với nạn nhân; tăng cường các dịch vụ xã hội cho nạn nhân bị bạo hành như y tế, tư vấn tâm lí tình cảm, tư vấn pháp luật… để giúp những nạn nhân của BLGĐ tự tin hoà nhập với cộng đồng. Các hình thức xử phạt của

pháp luật phải thật nghiêm minh. Khi chúng ta kết hợp được các yếu tố trên, và tiến hành đồng thời thì mới có thể bảo vệ được nạn nhân và giải quyết tận gốc của vấn đề” ( Chống bạo lực gia đình tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải” chưa đủ

mạnh”, Nhân dân điện tử ngày 25/11/2008)

• Các trang báo cũng sử dụng thêm nhiều bài viết, phản hồi của độc giả. Điều này làm cho nội dung thông tin viết về bạo lực gia đình càng thêm phong phú và toàn diện hơn. Mặt khác, phản ánh đúng mối quan tâm của người đọc với các vấn đề liên quan.

• Ngoài ra, trên các trang báo còn có nhiều bài báo viết về một nội dung, một chủ đề qua nhiều số báo, nhằm làm sáng rõ hơn cho vấn đề được bàn luận.

Ví dụ như trên Tuổi trẻ online, có 3 bài cùng viết về một chủ đề, đó là bài “Thảm cảnh gia đình” (23/07/2010) “Ý kiến sau bài “Thảm cảnh gia đình”:

Hãy cho Mẫn một cơ hội”(27/07/2010), “Mẫn cũng là nạn nhân”(24/07/2010).

Cả 3 bài viết đều xoay quanh câu chuyện của một chàn sinh viên 20 tuổi với án tử hình vì tội giết chính người cha đẻ của mình. Hành vi thiếu nhân tính của chàng tra tên Mẫn này là vì quá căm hận người cha ác độc, suốt ngày rượu say rồi đánh đập, hành hạ mẹ con Mẫn. Và chàng trai này cũng chỉ là 1 nạn nhân của bạo lực gia đình. Tuy viết cùng chủ đề, nhưng mỗi bài lại khai thác theo một cách khác nhau, trong đó, bài“Mẫn cũng là nạn nhân”(24/07/2010) là tổng hợp những ý kiến, phản hồi của độc giả. Cách khai thác một vấn đề như vậy nhưng ở những cách viết và triển khai khác nhau càng làm người đọc hiểu sâu hơn về một vấn đề, một sự kiện.

• Bên cạnh đó, có nhiều bài báo chất lượng tốt khi sử dụng những lời đánh giá, nhận xét và ý kiến, trả lời phỏng vấn của các chuyên gia.

Ví dụ như trong bài: “Giảm một nửa tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình”, (Nhân dân điện tử ngày 08/12/2010) có viết “Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương

binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, một trong những mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới thời gian tới là nỗ lực giảm một nửa tỷ lệ nạn nhân phải chịu bạo lực gia đình đối với những hành vi như đánh, mắng… so với con số hiện nay” Hay trên Tuổi trẻ Online ngày 07/08/2011 đã có bài “Làm tình

nguyện không để biểu diễn” với cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Vân Anh, giám

đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tại Hà Nội. Đây là bài viết theo thể loại phỏng vấn, là cuộc trò chuyện với người có nhiều đóng góp trong công tác phòng chống bạo lực gia đình.

b. Hạn chế.

Bên cạnh những mặt nội dung đã làm được, các bài viết về Chiến dịch truyền

thông “phòng chống bạo lực gia đình” và các vấn đề liên quan đến bạo lực gia

đình vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như sau:

• Cần có nhiều bài viết mang tính chất thực tế hơn nữa. Nghĩa là cần bổ sung thêm các bài bình luận, phóng sự, điều tra cề các trường hợp bạo lực gia đình. Đồng thời, cần có cách thức để tác động mạnh hơn đến dư luận xã hội.

• Các bài viết còn chưa đi sâu, đi sát từng trường hợp, từng con người, từng vùng miền. Cần tăng cường tìm kiếm thông tin chứ không phải đợi có thông tin mới tìm hiểu và viết bài.

• Số lượng bài viết còn quá ít so với nhiều tờ báo khác, tính hấp dẫn còn chưa cao. Vậy nên, tính cạnh tranh thông tin chưa cao. Theo điều tra xã hội học với 100 mẫu bảng hỏi cho các đối tượng thường xuyên đọc báo mạng điện tử, khi hỏi “bạn tìm hiểu thông tin về chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực

gia đình ở đâu?” thì chỉ có 9% trả lời là Tuổi trẻ online, chỉ có 2% trong số đó

dẫn, tính cạnh tranh, tốc độ lan truyền thông tin cũng như sức tác động của các bài viết trên 2 trang báo này chưa cao.

• Kết hợp trau dồi về mặt nội dung với việc sử dụng hình thức trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, toàn dân cùng với hình ảnh hấp dẫn. Đồng thời, nâng cao thêm yếu tố đa phương tiện trong các bài viết.

2.2.3. Kết luận.

“Nhiệm vụ trước tiên của báo chí là phản ánh trung thực đời sống và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tăng cường giá trị hiện thực của báo chí, thu hẹp lại khoảng cách của báo chí với đời sống xã hội đòi hỏi báo chí phải giải quyết tốt hai hướng phản ánh” (4) Chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” được phát động từ một hiện tượng thực tế của đời sống xã hội, và khi báo chí phản ánh những thông tin về chiến dịch đó thì cũng có nghĩa là phản ánh đời sống xã hội. Nhân dân điện tử và tuổi trẻ online đã có những bài viết phong phú và chất lượng về chủ đề này. Những bài viết đó phần nào đã góp phần không nhỏ cho thành công của chiến dịch cũng như làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân. Tin tức cập nhật mới mẻ đã đem lại giá trị kịp thời cho nhận thức về cuộc sống, nhận thức về một tệ nạn đang âm thầm diễn ra gay gắt trong xã hội. Đồng thời, với những bài viết đó, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về chống bạo lực gia đình dần dần đi sâu hơn vào trong đời sống của mọi người dân.

Tuy nhiên “Ở một cấp độ phản ánh sâu hơn, cụ thể hơn, báo chí rất cần đến các thể loại phản ánh chân thực chính hình bóng của đời sống. Một phóng sự, một ký sự, một chân dung hoặc những ghi chép sẽ góp phần phản ánh trực tiếp hiện thực xã hội. Người đọc luôn đối chiếu và yêu cầu một sự phản ánh cao hơn, nhiều màu vẻ hơn, trung thực hơn của báo chí đối với hiện thực” (4) Các bài viết trên cả 2 trang báo được khảo sat tuy đã đi đúng trọng tâm nhưng vẫn chưa thật sự hấp dẫn với

người đọc. Bởi lẽ, với một vấn đề nhức nhối trong xã hội như bạo lực gia đình, người đọc cần nhiều hơn những bài phản ánh chân thực và sinh động về hiện tượng này với người thật, việc thật.

Số lượng bài viết về Bạo lực gia đình trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online so với những trang BMĐT khác là chưa nhiều. Với một chiến dịch truyền thông quy mô lớn như thế này, báo chí phải tác động hàng ngày, hàng giờ bằng những tin bài có giá trị cao và sức tác động mạnh mẽ.

Các bài báo được khảo sát đã đề cập đến bạo lực gia đình với nhiều khía cạnh khác nhau và cách khai thác khác nhau. Điều này giúp người đọc có một cái nhìn toàn diện hơn về bạo lực gia đình. Đồng thời, những bài viết đó còn trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho độc giả, đó là những khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình. Không những thế, các bài viết như vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong việc tác động đến dư luận, hình thành ý thức của công chúng trong việc phòng chống bạo lực gia đình.

Về mặt cấu trúc của một bài BMĐT, không có nhiều vấn đề cần bàn cãi. Tuy nhiên, cần trau chuốt và gọt dũa hơn trong việc chọn lọc và sử dụng từ ngử để rút tít và viết sapô. Ngay cả đối với nội dung của bài viết cũng cần có sự chọn lọc từ ngữ cẩn thận, viết ngắn gọn nhưng không cẩu thả. Đối với các tin bài của độc giả cũng cần biên tập kĩ lưỡng khi đăng.

Tuy chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình đã chính thức kết thúc theo thời gian dự tính từ ngày phát động là ngày 30/3/2010, tuy nhiên, không phải chiến dịch chấm dứt là những bài báo về bạo lực gia đình cũng ngừng viết. Báo chí là thông tin liên tục và kịp thời, vậy nên, một khi tình trạng bạo lực gia đình còn tiếp diễn thì những bài báo về tệ nạn này vẫn không ngừng được đăng. Với điều này, Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online đã làm được. Khi tiêu luận này sắp được hoàn thành thì trên 2 trang báo vẫn liên tục cập nhật những bài viết liên quan đến bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Báo mạng điện tử với chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w