Đặc điểm CPSX sản phẩm gỗ tại công ty Cổ phần Woodsland.

Một phần của tài liệu 170 kế toán chi phí sản xuất sản phẩm gỗ tại công ty cổ phần woodsland (Trang 26 - 39)

2.3.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty.

Công ty cổ phần Woodsland tổ chức hoạt động với một số ngành nghề kinh doanh trong đó chủ yếu là chế tạo và chế biến các sản phẩm từ gỗ, nhựa xuất khẩu.

Cho đến những năm gần đây, các doanh nghiệp tham gia thị trường đồ gỗ tập trung tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Các doanh nghiệp miền Bắc còn chưa nhiều, các nhà mua hàng khối lượng lớn để xuất khẩu đang dịch chuyển từ Trung Quốc và các nước khác có giá nhân công cao sang Việt Nam, trong khi đó nhà máy trong phía Nam và miền Trung đã đầy công suất. Đây là cơ hội thuận lợi để có được khối lượng các khách hàng lớn cho nhà máy. Đối thủ cạnh tranh chính của công ty

trong lĩnh vực xuất khẩu là các doanh nghiệp tham gia thị trường sản xuất đồ gỗ có nhiều năm kinh nghiệm ở trong nước, các công ty lớn ở Trung Quốc.

Cùng với sự tác động của sản phẩm chế tạo gỗ thì việc tổ chức quản lý sản xuất, hoạch toán kế toán các yếu tố đầu vào được thể hiện qua các công đoạn chính sau:

Gỗ tròn nguyên liệu => Xẻ phôi => Sấy phôi =>Gia công sơ chế tạo phôi => Gia công tinh chế định hình sản phẩm => Lắp ráp => Trang trí bề mặt sản phẩm => Đóng gói.

Gỗ nguyên liệu được thu mua tại các nông trường và hộ trồng rừng được tập kết về 2 xưởng xẻ do nhà máy tự đặt tại Phú Thọ và được gia công xẻ thành các chi tiết sản phẩm. Các sản phẩm chính là các thanh phôi chở về nhà máy. Các phế liệu, sản phẩm phụ thụ được bán một phần phụ tại địa phương, một phần được chuyển về nhà máy làm nhiên liệu. Do nhu cầu về nguyên liệu lớn, một phần lớn nguyên liệu được đặt mua theo dạng các chi tiết phôi tại các xưởng của các công ty, các doanh nghiệp, các hộ gia đình sản xuất gỗ xẻ khác. Khối lượng gỗ phôi hàng tháng nhập về nhà máy từ 400-700 m3. Sau khi nhập kho, gỗ xẻ được tập kết khu vực sấy phôi, gỗ được xếp theo chu trình kỹ thuật sấy và đưa vào lò sấy. Sau một chu kỳ sấy, gỗ đạt độ ẩm theo yêu cầu được đưa vào xưởng mộc máy, gia công sơ chế phôi qua các bước cắt ngắn, bào nhẵn. Phôi tiếp tục được sang công đoạn ghép thành tấm nếu cần hoặc qua các bước gia công tiếp theo là quay định hình, khoan lỗ, chà nhám rồi đưa sang công đoạn lắp ráp thành sản phẩm.

Sản phẩm sau khi lắp ráp được đưa sang xưởng trang trí bề mặt,có thể được lau dầu bảo quản đối với các sản phẩm là bàn ghế ngoài trời hoặc được sơn phủ trang trí bằng các chất liệu PU, NC…sau khi đóng gói sản phẩm được nhập kho và xuất xưởng.

Sau khi nắm chắc được chu trình sản xuất, công ty đã rất chú trọng đổi mới trang thiết bị hiện đại phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, từng bước cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Máy và các thiết bị gia công chính gồm máy cưa,

máy bào, máy khoan, máy phay, máy tạo mộng, náy chà nhám, máy ghép và bao gồm các máy và thiết bị phụ trợ:

1. Hệ thống lò sấy gồm 5 lò sấy hơi nước xếp thủ công, mỗi lò 12-15m3, 2 lò sấy xếp bằng xe nâng, sấy tự động, mỗi lò 55-60 m3. Công suất cả 7 lò mỗi tháng trung bình 260m3 gỗ phôi sấy đi cùng là 2 nồi hơi có năng suất 1tấn/h. Hiện nay nhà máy đang thực hiện dự án mở năng lực, đầu tư xây dựng 6 lò sấy mới mỗi lò 55-60m3, sấy tự động, nồi hơi đốt mùn cưa tự động, đưa tổng công suất lên mỗi tháng 600- 700m3 gỗ phôi.

2. Hệ thống máy nén khí trục vít.

3. Hệ thống xe nâng chạy đầu, xe nâng tay. 4. Hệ thống máy mài dao cụ, máy hàn điện.

5. Hệ thống thiết bị cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy, máy bơm… 6. Hệ thống hút bụi

Bên cạnh đó các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những ảnh hưởng nhất định tới môi trường bên ngoài đó chính là bụi, khói, các chất thải rắn, khí thải, nhiệt thải. Công ty đã có những đầu tư đáng kể để giảm thiểu các tác động đến môi trường bên ngoài như: hệ thống hút bụi gỗ, các bể lọc bụi, rác và các chất thải rắn đươc thu gom và thuê các công ty chuyên môn xử lý rác thải độc hại chuyển đi.

2.3.1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm và các yêu cầu tổ chức quản lý sản xuất mà Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là các sản phẩm hoàn chỉnh.

Đây là yếu tố quan trọng làm tiền đề cho kế toán công ty có thể hạch toán chính xác chi phí của từng sản phẩm. trên cơ sở đó giám đốc công ty có thể đánh giá được thành tích hay khuyết điểm cụ thể của từng tổ và hiệu quả công tác quản lý tổ chức sản xuất trong từng sản phẩm để điều chỉnh kế hoạch kịp thời biện pháp tổ chức sản xuất của toàn công ty làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục phí. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thì kế toán tập hợp cho từng sản phẩm. còn đối với chi phí sử dụng máy và chi phí sản xuất chung do liên quan tới nhiều sản phẩm lên kế toán tập hợp chung và cuối mỗi tháng kế toán tiến hành phân bổ theo chỉ tiêu thích hợp.

2.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm gỗ tại công ty Cổ phần Woodsland.

1/Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. a) Đặc điểm NVLTT tại công ty Cổ phần Woodsland.

Nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá thành sản phẩm và đóng vai trò quan trọng trong chi phí sản xuất.

Tại công ty Cổ phần Woodsland nguyên vật liệu được sử dụng là các sản phẩm gỗ được sử dụng cho từng sản phẩm riêng biệt. Việc quản lý sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng tới sự biến động của giá thành và kết quả kinh doanh của công ty. Do vậy tổ chức thu mua, xuất dùng nguyên vật liệu cũng như hạch toán luôn phải gắn liền với nhau với từng đối tượng sử dụng nó.

Công ty áp dụng phương thức khoán sản phẩm vì thế vật tư dùng cho sản xuất là do công ty cấp. Với hình thức khoán này ở công ty vẫn còn kho chứa vật tư để xuất cho các tổ sản xuất. Điều này đã làm tăng chi phí vật tư cho công ty không tận dụng được sản phẩm loại của tổ này có thể sử dụng làm nguyên liệu của tổ khác.

Vật tư sử dụng cho sản xuất của các tổ được hạch toán theo giá thực tế. Tại các phân xưởng kế toán xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng theo giá trị thực tế đích danh của vật liệu.

Giá trị thực tế vật liệu xuất

kho cho phân xưởng =

Giá mua

vật tư +

Chi phí thu mua vận chuyển bốc dỡ Công thức tính:

ĐM X(A) + ĐM X(B) + ĐM X(C) Trong đó:

NVL X(A) : Nguyên vật liệu của sản phẩm A. ĐM X(A) : Định mức nguyên vật liệu X của SP A. ĐM X(B) : Định mức nguyên vật liệu X của SP B. ĐM X(C) : Định mức nguyên vật liệu X của SP C.

KL NVL X : Tổng khối lượng nguyên vật liệu X xuất vào sản xuất trong kỳ. b) Phương pháp kế toán

Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu chi, phiếu nhập

kho,hóa đơn bán hàng, bảng kê thu mua...

Phiếu xuất kho(phụ lục 2.4): Do bộ phận kế toán lập làm 3 liên: một liên người nhận vật tư giữ, một liên kế toán vật tư giữ và một liên thủ kho giữ, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng.

Hóa đơn GTGT(phụ lục 2.3): Do nhà cung cấp lập, liên 2 gửi cho công ty, phản ánh số tiền hàng công ty phải trả nhà cung cấp và số tiền thuế GTGT của hàng hóa.

Phiếu chi(phụ lục 2.2): Do kế toán thanh toán lập 3 liên, liên 2 chuyển cho thủ quỹ và liên 3 gửi cho người nhận tiền.

TK sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 621 “ chi phí NVL trực tiếp” dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu chính phụ để phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm.

Tại công ty, TK 621 được chi tiết thành 6211 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”

Tài khoản liên quan: ngoài TK 621 kế toán chi phí NVLTT còn sử dụng TK 152, chi tiết thành 1521, TK 331 chi tiết thành 3311, TK112 chi tiết theo ngân hàng thanh toán như TK112NN: tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp, TK 112VCB: tiền gửi tại ngân hàng VCB, TK112ACB : tiền gửi tại ngân hàng ACB,...

Kết cấu TK:

Bên nợ: tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh thực tế trong kỳ cho sản phẩm bàn lá rơi.

Bên có: kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm bàn lá rơi.

Trình tự hạch toán:

Khi nhân viên cung ứng vật tư mua về sẽ làm thủ tục nhập kho ghi phiếu nhập kho(phụ lục 2.1), thủ kho, nhân viên cung ứng tiến hành kiển tra chất lượng, số lượng vật tư rồi mới chuyển xuống các phân xưởng sản xuất. Khi có nhu cầu xuất vật tư cho sản xuất thì tổ trưởng, quản đốc viết phiếu đề nghị cấp vật tư chuyển lên phòng kế toán viết phiếu xuất kho (phụ lục 2.4), chuyển xuống thủ kho để lấy hàng.

Ví dụ:

- Khi mua gỗ về nhập kho căn cứ vào phiếu nhập kho (phụ lục....), kế toán ghi bút toán:

Nợ TK 152 : 15.187.107

Có TK 331 : 15.187.107

- Khi tổ sấy phôi có đề xuất cấp vật tư để làm sản phẩm bàn lá rơi, kế toán giá thành căn cứ vào đề xuất để viết phiếu xuất kho. Khi xuất kho NVL sử dụng căn cứ vào phiếu xuất kho (phụ lục 2.4), kế toán tiến hành ghi bút toán:

Nợ TK 621 : 134.900.317

Có TK 152 : 134.900.317

- Khi mua sơn sản xuất thẳng cho xưởng để sản xuất sản phẩm bán lá rơi. Cơ sở để xác minh cho khối lượng vật liệu mua vào là hóa đơn GTGT .Khi mua NVL xuất trực tiếp vào sản xuất căn cứ vào hóa đơn GTGT(phụ lục 2.3) và phiếu chi(phụ lục 2.2),kế toán tiến hành ghi bút toán:

Có TK 111 : 8.052.000

Sổ kế toán:

Căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu chi kế toán ghi vào sổ nhật ký chung Sổ nhật ký chung(phụ lục 2.5)

Từ Sổ nhật ký chung kế toán sẽ tiến hành ghi vào nhật ký chi tiền(phụ lục 2.6), sổ cái TK 621(phụ lục 2.7) đồng thời ghi sổ chi tiết TK 621(phụ lục 2.8):

Từ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết các TK ta có Bảng tổng hợp chi phí NVL tháng 3(phụ lục 2,9)

2/Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. a) Đặc điểm NCTT

Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những khoản mục phí cấu thành lên giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong doanh nghiệp chế biến gỗ lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng khối lượng công việc. Do vậy mà chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Công ty rất quan tâm đến đối tượng này và luôn khuyến khích động viên người lao động, cán bộ công nhân viên nâng cao tính tự giác, sáng tạo trong công việc.

Nhân công sản xuất trực tiếp bao gồm : công nhân thuộc biên chế trong công ty và công nhân thuê ngoài.

Đối với công nhân thuộc biên chế công ty thường áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm:

Tổng tiền lương theo

sản phẩm =

Khối lượng thực tế

hoàn thành x Đơn giá khoán

Để đảm bảo tiến độ sản xuất hàng tháng tổ trưởng phải xác định khối lượng công việc cụ thể và bàn giao cho công nhân sản xuất sau đó tổ trưởng chấm công cho nhân viên vào bảng chấm công, Sau đó kế toán căn cứ vào bảng chấm công và khối lượng sản phẩm hoàn thành để tính lương cho từng công nhân theo công thức sau:

Tiền lương 1 tháng

của công nhân A =

Tổng TLSP

x Ngày công của

công nhân A Tổng ngày công

Đối với công nhân thuê ngoài công ty trả lương theo thời gian (công nhật) Tiền lương của 1 người = ngày công 1 người x Tiền lương 1 ngày / 1 người

Cuối tháng tổ trưởng của các tổ gửi bảng chấm công, bảng nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành lên phòng hành chính công ty. Phòng Tổ chức hành chính căn cứ vào chứng từ có đầy đủ chữ ký xác nhận thì lập bảng tính lương, sau đó chuyển sang phòng kế toán để chi lương. Sau đó lên sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp.

Ví dụ: Trong tháng 3 tổ hoàn thiện hoàn thành được 2130 sản phẩm, đơn giá khoán là 5.000 đ/ sản phẩm.

Tổng tiền lương tháng 4 tổ hoàn thiện = 2130 x 5.000 = 10.650.000 b) Phương pháp kế toán

Chứng từ sử dụng:

Bảng chấm công(phụ lục 2.10)

Bảng thanh toán tiền lương(phụ lục 2.11)

Tk sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp” để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương cho nhân công trực tiếp sản xuất.

TK này có TK cấp 2 TK 6221: Chi phí NCTT

Kế toán sử dụng TK 334 chi tiết thành 3341 và TK338 chi tiết như sau: TK 3382 : Kinh phí công đoàn

TK 3384 : Bảo hiểm y tế

TK 3385: Bảo hiểm thất nghiệp

Kết cấu:

Bên nợ: tập hợp chi phí nhân công.

Bên có: kết chuyển chi phí nhân công vào giá thành.

Trình tự hạch toán

Việc tính lương được kế toán làm trên máy qua công cụ Excel. Căn cứ vào bảng chấm công(phụ lục 2.10) do phòng quản lý nhân sự lập gửi lên, kế toán lập bảng tính lương của CNSXTT và bảng phân bổ tiền lương và BHXH (phụ lục 2.11)

Trong tháng 3, khoản tiền công, tiền lương trả cho CNSXTT căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH được định khoản như sau:

Nợ TK 622 : 10.650.000

Có TK 334 : 10.650.000

Khoản BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ trích cho CNSXTT:

Nợ TK 6221 :2.343.000 Có TK 3382 :213.000 Có TK 3383 :1.704.000 Có TK 3384 :319.500 Có TK 3385 :106.500 Sổ kế toán: Sổ nhật ký chung (phụ lục 2.5)

Hàng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung (phụ lục 2.5), căn cứ vào số liệu trên Sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ cái Tài khoản

622(phụ lục 2.12) đồng thời ghi vào Sổ chi tiết TK622 (phụ lục 2.13), sau đó kế toán ghi và Sổ chi tiết TK 154 (phụ lục 2.19).

3/Kế toán chi phí sản xuất chung. * Đặc điểm CP SXC.

Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm trong kỳ để tính vào giá thành sản phẩm đó.

CFVNL A CFC (A) = x CPC CFNVL A + CFNVL CFVNL B CFC (B) = x CPC CFNVL A + CFNVL B Trong đó:

CFC (A) :Chi phí sản xuất chung của sản phẩm A. CFC (B) :Chi phí sản xuất chung của sản phẩm B. CFNVL A :Chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm A. CFNVL B :Chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm B. CFC :Là tổng chi phí sinh chung phát sinh trong kỳ.

Chứng từ sử dụng:

TK sử dụng: 627 “ Chi phí sản xuất chung”.

Kết cấu TK:

Bên nợ: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên có: Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất chung. Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành.

Ví dụ:

Căn cứ vào bảng tính lương (phụ lục 2.14), kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 627 : 13.132.222

Có TK 334 : 13.132.222

Các khoản bảo hiểm trích cho nhân viên phân xưởng:

Nợ TK 627 :2.889.089

Có TK 3382 : 262.644

Có TK 3383 : 2.101.156

Có TK 3384 : 393.967

Có TK 3385 : 131.322

Hàng tháng kế toán tài sản cố định căn cứ vào sổ chi tiết tài sản để tính khấu hao,

Một phần của tài liệu 170 kế toán chi phí sản xuất sản phẩm gỗ tại công ty cổ phần woodsland (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w