Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Thông Hiệp" doc (Trang 32 - 37)

th nh sà ản phẩm xây lắp tại đơn vị nhận khoán TK

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Cty Thông Hiệp là một đơn vị kinh doanh, xuất phát từ yêu cầu kinh doanh phải có hiệu quả và để quản lý tốt quá trình kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng với bộ máy quản lý gọn nhẹ, quản lý theo chế độ một thủ trưởng.

Với mô hình tổ chức như trên, hoạt động của Công ty thống nhất từ trên xuống dưới, Giám Đốc Công ty điều hành qúa trình sản xuất kinh doanh thông qua các văn bản, quyết định, nội quy…Còn các phòng ban, các đội xây dựng có trách nhiệm thi hành các văn bản đó.

Đứng đầu mỗi phòng ban, đội xây dựng đều có các trưởng phòng đội trưởng. Công việc của toàn Công ty được tiến hành một cách thuận lợi do đã được phân chia ra thành các thành phần cụ thể và giao cho các bộ phận chuyên trách khác nhau. Các trưởng phòng, đội trưởng sẽ thay mặt cho phòng mình, đội mình nhận phần việc được giao, sau đó sắp xếp cho các nhân viên của mình những công việc cụ thể tuỳ theo trình độ và khả năng của họ. Đồng thời có trách nhiệm theo dõi giám sát và nắm bắt kết quả hoạt động thuộc lĩnh vực mình được giao.

Chức năng của các phòng ban.

Dự thầu Tiếp nhận hợp đồng Lập kế hoạch Thi công Nghiệm thu v à b n giaoà Quyết toán v thà ẩm định kết quả Thanh lý hợp đồng

Ban Giám Đốc:

Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty, có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng, trước các nhà đầu tư, và trước cán bộ công nhân viên trong toàn công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phó Giám Đốc:Phó giám đốc là những người giúp Giám Đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, trước pháp luật những công việc được phân công.

Phòng kế hoạch: Phòng kế hoạch lập kế hoạch cụ thể cho các công trình thi công, chi tiết theo từng khoản mục, theo điều kiện và khả năng cụ thể của Công ty, giao khoán cho các đội xây dựng và soạn thảo nội dung các hợp đồng kinh tế.

Phòng kỹ thuật – vật tư – thiết bị (KT-VT-TB).

Chỉ đạo các đơn vị trong công ty thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, thường xuyên giám sát, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng.

Tổ chức nghiệm thu vật tư, sản phẩm, công trình với các tổ đội sản xuất theo quy định của công ty, của chủ đầu tư. Trên cơ sở đó xác định chất lượng, khối lượng tháng, quý theo điểm dừng kỹ thuật.

Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý của các đơn vị, lập kế hoạch cho sản xuất và trực tiếp mua sắm các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất đảm bảo chất lượng, kịp tiến độ.

Quản lý điều phối mọi nguồn vật tư, thiết bị, phụ tùng trong toàn công ty .

Phòng kế toán :Tham mưu về tài chính cho Giám đốc Công ty, thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp Giám đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đội sản xuất

Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho Giám Đốc về vấn đề tổ chức lao động của công ty, quản lý sử dụng lao động và tiền lương, thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động, công tác bảo hộ lao động. Ngoài ra còn thực hiện các công việc hành chính như mua văn phòng phẩm, văn thư, y tế, hội nghị tiếp khách. Đồng thời là nơi nhận công văn, giấy tờ, giữ con dấu của công ty.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kỹ thuật-vật tư-thiết bị Phòng kế toán Phòng tổ chức-h nh à chính Phòng kế hoạch Các đội thi công

2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Thông Hiệp 2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Vận dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán là một nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Việc vận dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán thích hợp với diền kiện cụ thể của từng doanh nghiệp về tổ chức sản xuất, tính chất và qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, sự phân cấp quản lý... đã chi phối nhiều đến việc sử dụng cán bộ, nhân viên kế toán, việc thực hiện chức năng phản ánh giữa giám đốc và kế toán. Vận dụng mô hình tổ chức nào (tập trung hay phân tán hay vừa tập trung vừa phân tán) đều xuất phát từ yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. ở công ty Thông Hiệp bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung.

Theo mô hình này, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3: cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

: Mối quan hệ chức năng : Mối quan hệ qua lại

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Làngười chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế tóan của công ty, tham mưu cho Giám Đốc về công tác tài chính của Công ty, tập hợp số liệu của các kế toán viên khác, lập sổ kế toán tổng hợp hay báo cáo quyết toán.

Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán: Là người theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các nhà cung cấp , với khách hàng, nhà đầu tư.

Kế toán vật tư công cụ:Theo dõi tình hình nhập xuất của các loại vật liệu và công cụ dụng cụ trong kỳ. Hàng tháng cùng với phòng vật tư, các chủ công trình đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh toán Kế toán vật tư, công cụ Kế toán tiền lương, TSCĐ Thủ quỹ

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và kế toán TSCĐ: Hàng tháng lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán truởng ký duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Tính ra số BHXH cho từng cán bộ công nhân viên . Đồng thời kế toán viên này còn đảm nhiệm phần hành kế toán tài sản cố định.

Thủ quỹ: Căn cứ vào các phiếu thu chi được Giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt làm thủ tục thu, chi tiền mặt. . Lập sổ quỹ và xác định số tiền tồn quỹ cuối ngày, cuối tháng. Phát tiền lương hàng tháng tới từng nguời lao động.

Ngoài phòng kế toán thì ở đội thi công xây dựng còn có các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động kinh tế phát sinh ở bộ phận mình quản lý

Các đội trưởng quản lý và theo dõi tình hình lao động, trên cơ sở bảng chấm công do các tổ gửi đến lập bảng thanh toán tiền lương cho đội. Sau đó gửi về phòng kế toán làm căn cứ để phát trả lương và kế toán chi phí nhân công. Sau khi hoạt động kinh tế phát sinh, các nhân viên kế toán thu thập chứng từ ban đầu chuyển về phòng kế toán và mở sổ theo dõi số lượng vật liêu, số công lao động, số chi phí sử dụng máy tiêu hao,...để thông tin cho kế toán được chính xác

Phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ, tổng hợp, cung cấp thông tin cho việc quản lý và phân tích kế toán.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Thông Hiệp" doc (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w