"Tiêu thụ là điều kiện tồn tại và phát triển" đó chính là tâm niệm của ban lãnh đạo công ty, vì vậy mọi quyết định đưa ra đều nhằm mục đích thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá của công ty.
Công tác tiêu thụ luôn được đảm bảo đó là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các bộ phận phòng ban trong công ty, công ty đã giữ dược uy tín và đã tạo mối quan hệ với khách hàng trong những năm qua. Chính vì vậy, trong cuộc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm của công ty luôn giữ vị trí quan trọng, điều đó tạo cho hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đạt nhiều thành tích.
Hiện nay phương thức bán hàng chủ yếu là: - Bán buôn
- Bán lẻ Với hai hình thức thanh toán: - Bán hàng thu tiền ngay
- Bán hàng thu tiền chậm
*Đối với hình thức bán buôn: Diễn ra chủ yếu đối với khách hàng được lựa chọn:
Khách hàng là pháp nhân kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.
Đây là hoạt động bán hàng chính, hàng năm đem lai doanh thu lớn nên rất được chú trọng.
Hoạt động bán buôn khi thực hiện cần phải có hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và công ty. Trong hợp đồng có các nội dung chính sau:
- Chủng loại và số lượng hàng tháng
- Giá bán sản phẩm
- Phương thức vận chuyển hàng, địa điểm giao nhận hàng
- Thời gian thanh toán tiền hàng
- Nếu mua hàng theo phương thức thanh toán chậm phải có thế chấp tài sản cầm cố, bảo hành... theo quy định của pháp luật
- Trách nhiệm của mỗi bên...
Đây là những căn cứ chủ yếu nhất để bên bán giao hàng hoặc khi có phát sinh các tranh chấp về kinh tế dễ dàng giải quyết. Một hợp đồng mua bán phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng kinh doanh và phòng TC_KT, thủ tục ban đầu liên quan đến các điều khoản thoả thuận giữa hai bên do phòng kinh doanh đảm nhận, phòng TC_KT sẽ thực hiện các bước tiếp theo như giao hàng, thu tiền bán hàng, hạch toán vào sổ sách kế toán. Hợp đồng mua bán được lập thành 3 bản:
+ Một bản phòng kinh doanh giữ lại
+Một bản gửi tới phòng kế toán làm căn cứ viết hoá đơn bán hàng và phiếu xuất
+ Một bản khách hàng giữ
Bán hàng theo đơn đặt hàng hoặc thông qua ký kết hợp đồng kinh tế tạo cơ sở vững chắc về pháp luật trong hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác, công ty có thể chủ động lập kế hoạch mua bán hàng hoá, rất thuận lợi cho công tác tiêu thụ nói riêng và công tác kinh doanh nói chung.
*Đối với hình thức bán lẻ: Việc mua bán diễn ra đơn giản hơn, được tiến hành trực tiếp giữa khách hàng với bộ phận bán hàng của công ty. Trong hình thức này khách hàng phải thanh toán toàn bộ tiền khi nhận hàng.
*Đối với thanh toán nhận:
- Căn cứ quy định trên hợp đồng thuốc lá bao và và khả năng thanh toán của khách hàng, lập văn bản đề nghị mức thế chấp của khách hàng trình Giám đốc phê duyệt. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, mức nợ có thể được điều chỉnh.
- Lập hồ sơ xin thế chấp: Có đầy đủ quy định về thế chấp đã được lãnh đạo công ty duyệt như: Hợp đồng mua bán thuốc lá bao, giấy tờ hợp pháp có giá trị bằng tiền (thẻ tài sản, kỳ phiếu, trái phiếu). Đơn xin cầm cố tài sản, thế chấp tài sản...
- Phòng ban TCKT tổ chức tiến hành xác minh, định giá tài sản thế chấp, bảo lãnh và lập thành biên bản trình Giám đốc duyệt. Sau khi hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng bảo lãnh tài sản được ký kết phải có chứng nhận của phòng công chứng các tỉnh hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, quận, huyện.
-Xác định mức nợ:
Tài sản ký quỹ, cầm cố: Mức nợ tối đa bằng 100% trên tổng giá trị tài sản Tài sản dùng thế chấp là bất động sản: Mức độ nợ tối đa bằng 70% tổng giá trị tài sản
Bảo lãnh ngân hàng: Mức độ nợ tối da bằng 100% tổng giá trị bảo lãnh, thời gian được ghi nhận nợ trước 15 ngày tính từ thời gian ghi trên văn bản bảo hành ngân hàng hết hiệu lực.
Ngoài ra công ty còn nhận tiền ứng trước của khách hàng, sau đó thực hiện hợp đồng giao hàng cho khách hàng theo yêu cầu.