Card dữ liệu cho bài đo thông lượng chuyển mạch gói đường lên, đường xuống.

Một phần của tài liệu 368 nghiên cứu kỹ thuật nâng cấp mạng thông tin di động từ 2g lên 3g (Trang 81 - 86)

- Mặt phẳng quản lý (Mplane): Cấu hình

7. Card dữ liệu cho bài đo thông lượng chuyển mạch gói đường lên, đường xuống.

xuống.

Hình 3.7: Kết nối thiết bị kiểm tra

3.3.2.4. Điểm khác nhau giữa các giai đoạn tối ưu mạng 3G UMTS

Như đã được nêu trong mục trên, giai đoạn tối ưu từng vị trí và tối ưu RF diễn ra trước khi khai trương mạng 3G (được gọi chung là giai đoạn tối ưu trước khai trương). Mụch tiêu chủ yếu là để đơn giản hoá mạng, giải quyết các vấn đề về thiết bị, đảm bảo mạng đạt được mụch tiêu về vùng phủ và nhiễu. KPI ở giai đoạn này chủ yếu được thu thập từ dữ liệu drive test bao gồm cả các KPI về vùng phủ như chỉ số Ec/No và RSCP.

Khởi đầu và chuẩn bị dự án

Kiểm tra từng vị trí

Tối ưu RF Tối ưu

dịch vụ

Công nhận mạng

Giai đoạn tối ưu dịch vụ được diễn ra sau khai trương mạng 3G (được gọi là giai đoạn tối ưu sau khai trương. Nó tập trung vào việc cải tiến chất lượng mạng qua việc tối ưu trong suốt quá trình vận hành của mạng.

Các mục tiêu của giai đoạn tối ưu sau khai trương không chỉ đảm bảo việc vận hành thông thường của mạng, đánh giá sự thoả mãn của khách hàng mà còn tìm ra các vấn đề tiềm ẩn của mạng và thực hiện phân tích mạng để đương đầu với các thay đổi trong tương lai. Tối ưu sau khai trương còn bao gồm việc thay đổi lưu lượng mạng, cân bằng tải và tỷ lệ sử dụng tài nguyên.

Các vấn đề mạng tiềm ẩn sau khai trương sẽ bị bộc lộ dựa trên các than phiền của khách hàng và một lượng lớn dữ liệu OSS-RC khi khai thác mạng.

Sau khi khai trương, những công việc cần tập trung và các phương pháp trong tối ưu mạng sẽ thay đổi. Dữ liệu OSS-RC, dữ liệu cảnh báo và các than phiền người dùng sẽ là tham chiếu quan trọng nhất cho tối ưu mạng.

Sự khác nhau giữa hai giai đoạn tối ưu này được mô tả trong bảng 3.4

Bảng 3.4: khác nhau giữa tối ưu sau khai trương và trước khai trương

Tối ưu trước khai trương Tối ưu sau khai trương

Giai đoạn Trước khi khai trương Sau khi khai trương

Dung lượng mạng Không tải Có tải và dần dần nâng cao dung lượng người dùng.

Đối tượng tối ưu Nâng cao vùng phủ vô tuyến Nâng cao các chỉ thị chất lượng KPI. Phương pháp tối ưu Tập trung vào drive test và

CQT của toàn mạng

Tập trung giám sát và phân tích thống kê chất lượng được cung cấp bởi DT và CQT

Mụch tiêu tối ưu

Vùng phủ mạng và các mụch tiêu chất lượng cần đáp ứng cho khai trương.

Đảm bảo sự vận hành thông thường của mạng, cải tiến chất lượng mạng, tìm ra các vấn đề tiềm ẩn của mạng và đưa ra các dự đoán về mạng trong tương lai và chuẩn bị cho sự thay đổi.

3.3.3. Quy trình tối ưu mạng 3G

Giai đoạn đầu của quá trình tối ưu mạng là định nghĩa các chỉ thị hiệu năng chính bao gồm các kết quả đo ở hệ thống quản lý mạng và số liệu đo ngoài hiện trường hay bất kỳ thông tin khác có thể sử dụng để xác định chất lượng dịch vụ. Việc đo đạc có thể được thực hiện bằng cách thử nghiệm UE và từ các phần tử của mạng. UE cung cấp các số liệu thích hợp như công suất phát đường lên; tốc độ và xác xuất chuyển giao mềm; Eb/N0 của CPICH; BLER đường xuống… Các phần tử mạng vô tuyến có thể cung cấp các thông số đo đạc mức kết nối từ UE và từ

mạng rất quan trọng để vận hành mạng và ccung cấp QoS cần thiết cho dịch vụ. Thông số đo đạc ở mức cell quan trọng hơn trong pha tối ưu dung lượng, gồm: tổng công suất thu và tổng công suất phát.

Mục đích của việc phân tích các kết quả đo đạc tức là phân tích chất lượng mạng là cung cấp cho nhà khai thác một cái nhìn tổng quan về chất lượng và hiệu năng mạng. Phân tích chất lượng và báo cáo bao gồm việc lập kế hoạch về các trường hợp đo tại hiện trường và đo bằng hệ thống quản lý mạng. Sauk hi đã đặc tả các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và đã phân tích số liệu thì có thể lập ra báo cáo điều tra. Đối với hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2, thì chất lượng bao gồm: thống kê các cuộc gọi bị rớt, phân tích nguyên nhân bị rớt, thống kê chuyển giao và kết quả đo các lần gọi thành công. Các hệ thống thông tin di động thế hệ 3 có các dịch vụ rất đa dạng nên cần phải đưa ra các định nghĩa mới về chất lượng dịch vụ.

Ở hệ thống thông tin di động thế hệ 3 thì cần phải tối ưu mạng một cách tự động. Vì hệ thống này có nhiều dịch vụ hơn các hệ thống thế hệ 2, nên việc tối ưu hóa bằng nhân công sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tối ưu hóa tự động phải cung cấp câu trả lời nhanh cho các điều khiển thay đổi lưu lượng trong mạng.

Với sự trợ giúp của hệ thống quản lý mạng công suất có thể phân tích hiệu năng quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai của mạng. Ngoài ra, có thể phân tích hiệu năng của các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến RRM và các thông số của chúng bằng cách sử dụng bộ chỉ thị hiệu năng chính (KPI). KPI là tổng công suất phát trạm gốc, tổng phí chuyển giao mềm; tốc độ ngắt cuộc gọi; trễ dữ liệu gói… Sau đó tiến hành so sánh KPI với các giá trị mục tiêu sẽ chỉ thấy các vấn đề tồn tại của mạng để có thể tiến hành điều chỉnh mạng.

Việc điều chỉnh mạng bao gồm: cập nhật các thông số RRM (ví dụ các thông số chuyển giao; các công suất kênh chung; số liệu gói); thay đổi hường anten trạm gốc, có thể điều chỉnh hướng anten trạm gốc bằng bộ điều khiển từ xa trong một số trường hợp (như khi vùng chống lấn với cell lân cận quá lớn, nhiễu cell cao và dung lượng hệ thống thấp)

Kết luận chương 3:

Chương 3 trình bày các khía cạnh cần thiết đê tiến hành quy hoạc mạng - Quá trình định cỡ mạng

- Quá trình quy hoạch vùng phủ và dung lượng chi tiết Quá trình tối ưu mạng cũng được phân tích

Đây là hai quá trình đòi hỏi những dữ liệu thực tế khi mạng đã đi vào hoạt động hay trong quá trình thử nghiệm, nhưng là một phần rất quan trọng để làm cho mạng hoạt động có hiệu quả: cung cấp chất lượng dịch vụ cao, đáp ứng nhu cầu

của người sử dụng, đồng thời tồn tại song song với các hệ thống thông tin di động thế hệ trước.

KẾT LUẬN

Hiện nay thuật ngữ 3G không còn xa lạ gì với những tổ chức hay cá nhân người sử dụng thông tin di động trên toàn thế giới. Mạng 3G được coi là công nghệ truy nhập vô tuyến có thể đáp ứng những chỉ tiêu của hệ thống thông tin di động thế hệ 3: là hệ thống truyền thông đa phương tiện; giao tiếp giữa người với người có thể tăng cường bằng hình ảnh âm thanh có chất lượng cao, khả năng truy nhập thông tin và dịch vụ ở các mạng công cộng mạng cá nhân hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao và xử lý linh hoạt.

Đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Nghiên cứu kỹ thuật nâng cấp mạng thông tin di động từ 2G lên 3G” em đã cố gắng trình bày một cách khái quả nhất về:

- Các đặc trưng của công nghệ mạng 2G (GSM)

- Các đặc trưng của công nghệ 3G và hai kỹ thuật quan trọng của chúng là kỹ thuật trải phổ và chuyển giao trong mạng 3G để thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng của hệ thống 3G

- Trình bày các bước, các khía cạnh quan trong khi tiến hành công tác quy hoạch công tác tối ưu mạng 3G

Qua đây một lần nữa em xin được cảm ơn thầy TS Nguyễn Duy Cương đã nhiệt tình giúp đữo em hoàn thành đồ án này. Vì thới gian có hạn, cộng với kinh nghiệm và kiến thức bản than còn nhiều hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy cô và các bạn cùng quan tâm với vấn đề này

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện

Phí Thị Mai

Một phần của tài liệu 368 nghiên cứu kỹ thuật nâng cấp mạng thông tin di động từ 2g lên 3g (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w