Thủ tục tối ưu mạng

Một phần của tài liệu 368 nghiên cứu kỹ thuật nâng cấp mạng thông tin di động từ 2g lên 3g (Trang 75 - 80)

- Mặt phẳng quản lý (Mplane): Cấu hình

3.3.1.2.Thủ tục tối ưu mạng

i Tỷ số nhễu từ các cell khác và chính cell

3.3.1.2.Thủ tục tối ưu mạng

Các thủ tục tối ưu mạng vô tuyến là quy trình cần được áp dụng trong các giai đoạn tối ưu mạng vô tuyến.

Các thủ tục tối ưu vô tuyến gồm 6 bước như sau (hình 2.1): 1. Công tác chuẩn bị

Có nhiệm vụ khẳng định các tham số kỹ thuật thực tế và các tham số mạng, nghiên cứu môi trường vô tuyến khu vực và các điểm nóng lưu lượng và tìm hiểu yêu cầu khách hàng

2. Thu thập dữ liệu

Có nhiệm vụ thu thập dữ liệu thống kê lưu lượng OMCR, dữ liệu cảnh báo, dữ liệu drive test và phản ánh khách quan của MS.

3. Phân tích dữ liệu:

Có nhiệm vụ phân tích chất lượng mạng, tham số mạng và thống kê chất lượng OSS-RC bằng việc sử dụng công cụ tối ưu mạng.

4. Thi hành thiết kế tối ưu

Có nhiệm vụ điều chỉnh các tham số kỹ thuật và các tham số chức năng mạng. 5. Thẩm tra tối ưu mạng :

Có nhiệm vụ thẩm tra xem các KPI của mạng đã đạt chỉ tiêu hay chưa sau khi thi hành thiết kế tối ưu

6. Báo cáo tối ưu mạng:

Một báo cáo tối ưu mạng phải bao gồm các đo lường và thi hành tối

ưu, thống kê các KPI thoả mãn các chỉ số chất lượng mạng, và các khuyến nghị cho việc phát triển mạng trong tương lai.

Hình 3.2: Thủ tục tối ưu mạng vô tuyến 3.3.1.3. Một số công cụ phục vụ tối ưu mạng vô tuyến

a, TEMS phone

TEMS phone (hình 3.3) là công cụ có khả năng kết nối thông tin với mạng thông tin di động để thu thập log-file, được sử dụng để kiểm tra các tham số mạng. TEMS phone phải có một số tính năng kỹ thuật riêng để có thể hỗ trợ tạo log-file và kết nối với một máy tính để thu thập và phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm drive test (DT).

Log-file là một tập tin chứa các thông tin về đường xuống được thu thập trong quá trình drive test như các thông tin về cell phục vụ và các cell hàng xóm như cell

ID hay mức tín hiệu thu vv.. Log file thường có phần mở rộng là đuôi .txt và chỉ có thể mở được bằng phần mềm dữ liệu drive test.

b) Máy thu GPS

Máy thu tín hiệu GPS cho phép ghi thông tin về vị trí thực hiện đo lường. Hiện tại, có thể sử dụng GPS có dây hoặc bluetooth với định dạng tín hiệu chuẩn là NMEA0183. Một số loại GPS tiêu chuẩn của TEMS là Garmin GPS 18 USB, Holux GPSlim 236.

c) Scanner

Đây là thiết bị rất quan trọng, nhất là khi chuyển sang 3G. Tính năng chủ yếu của scanner là phát hiện nhiễu và nguyên nhân gây nhiễu. Ngoài ra, scanner có ưu điểm nổi bật khác là quét liên tục, tần suất quét nhanh và kết quả quét không bị ảnh hưởng bởi điều khiển công suất trong hệ thống, do đó có khả năng xác định vùng phủ chính xác hơn.

d) Máy phân tích báo hiệu

Với sự giúp đỡ của máy phân tích báo hiệu, các kỹ sư tối ưu mạng có thể tập hợp và phân tích giao diện vô tuyến, theo dõi toàn bộ thủ tục báo hiệu, thu được báo cáo đo lường, và sau đó so sánh thông tin với các báo hiệu đường xuống thu được từ drive test. Các phương tiện này có thể giúp các kỹ sư tối ưu mạng có một hiểu biết toàn diện về hoạt động của mạng. Trong trường hợp này, các nguyên nhân và các địa điểm có vấn đề như rớt cuộc gọi, lỗi chuyển giao và nghẽn có thể được xác định.

Các tham số và các cấu hình vị trí được tối ưu sử dụng các đo lường hiện trường

thường được xử lý với WCDMA Investigation TEMS (TIW). TEMS Investigation (hình 2.3) là công cụ hàng đầu cho việc xử lý sự cố, thẩm tra, tối ưu và duy trì các mạng không dây. Nó hỗ trợ việc thu thập dữ liệu, các phân tích thời gian thực, và tiền xử lý tất cả trong một. TEMS Investigation là giải pháp hoàn thiện cho tất cả các nhiệm vụ tối ưu mạng hàng ngày của nhà vận hành mạng.

Hình 3.4. TEMS Investigation 3.3.1.4. Các dữ liệu phục vụ đánh giá và tối ưu chất lượng mạng

a) Dữ liệu Drive test

Drive test (hình 3.5) là công tác kỹ thuật mà ở đó các đội kiểm tra thực hiện việc khởi đầu cuộc gọi một cách định kỳ và đo lường cường độ tín hiệu trên các tuyến đường đã định trước trong khu vực mạng. Dữ liệu được truyền từ MS tới một máy tính dành riêng mà ở đó các nhóm dữ liệu khác nhau được xử lý và tạo thành dữ liệu dạng bảng và các đồ thị mà các kỹ sư kiểm tra có thể dễ dàng phân tích được. Ví dụ kiểm tra vùng phủ của khu vực dịch vụ: khu vực đô thị, ngoại ô, nông thôn, trong toà nhà, các tuyến đường vv.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Drive test là phương pháp chung nhất và có thể là tốt nhất để phân tích chất lượng mạng trong một khu vực địa lý nhất định bằng việc đánh giá vùng phủ, khả năng hệ thống, dung lượng mạng, khả năng duy trì mạng và chất lượng cuộc gọi. Drive test không chỉ chỉ ra các vấn đề mà còn giải thích và cung cấp các khuyến nghị để hiệu chỉnh các vấn đề đó. Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều nhân lực, thiết bị và giá thành cao.

b) Dữ liệu kiểm tra chất lượng cuộc gọi (CQT)

Kiểm tra chất lượng cuộc gọi (CQT) được áp dụng cho các địa điểm quan trọng trong các khu vực thành phố. Nó cho phép đánh giá chất lượng mạng từ quan điểm người dùng.

Một số chỉ số được sử dụng để ước lượng CQT: o Tỉ lệ vùng phủ:

Tỉ lệ vùng phủ = (các điểm kiểm tra ≥ 94 dBm)/(tổng số các điểm kiểm tra cuộc gọi)×100%

o Tỉ lệ rớt cuộc gọi:

Tỉ lệ rớt cuộc gọi= (số lần rớt cuộc gọi)/(số lần kết nối tổng cộng)×100% o Tỉ lệ kết nối:

Tỉ lệ kết nối= (số lần kết nối tổng cộng)/(số lần gọi thử) ×100%

CQT cho phép sử dụng MOS (điểm ý kiến trung bình) để đánh giá chất lượng thoại từ quan điểm của người dùng.

Với Drive test và CQT có thể giúp trình bầy chi tiết các vấn đề mạng,

nhưng chúng bị giới hạn bởi các tuyến và thời gian kiểm tra. Vì thế, Drive test và CQT không thể giúp kiểm tra mạng một cách toàn diện. Để thực hiện được việc đó cần lấy thống kê chất lượng mạng. Các thống kê chất lượng mạng được thu thập một cách liên tục từ các phần tử mạng (như nút B, RNC, MSC) và được lưu trữ trong hệ thống hỗ trợ vận hành lõi vô tuyến (OSS-RC) với chu kỳ thời gian định trước. Các thống kê chất lượng chủ yếu được sử dụng cho việc phát hiện các khu vực có vấn đề và việc kiểm soát chất lượng mạng hàng ngày. Một số thống kê chất lượng mạng như: tỉ lệ rớt cuộc gọi, tỉ lệ thành công thiết lập kết nối, tỉ lệ thành công chuyển giao vv..

d) Dữ liệu từ máy phân tích giao thức

Máy phân tích giao thức là một thiết bị đo lường trở kháng cao, nó có thể được

kết nối một cách xâm nhập hoặc không xâm nhập tới một liên kết truyền dẫn đang hoạt động để kiểm soát hoạt động trên liên kết đó mà không làm gián đoạn dòng thông tin. Mụch đích chủ yếu của nó là để kiểm soát dữ liệu điều khiển hơn là kiểm soát dữ liệu người dùng. Ví dụ: thông tin giao thức chuyển qua giữa hai hướng truyền dẫn. Sử dụng máy phân tích giao thức có thể kiểm tra đường lên và đường xuống hiệu quả hơn là kiểm tra bằng tems phone. Nhược điểm của phương pháp này cũng là chi phí thực hiện cao.

Một phần của tài liệu 368 nghiên cứu kỹ thuật nâng cấp mạng thông tin di động từ 2g lên 3g (Trang 75 - 80)