- Đối thủ cạnh tranh:
Sản xuất tốt là cơ sở của mục tiêu cạnh tranh, cạnh tranh mạnh thì mới bán được sản phẩm trên cả thị trường trong nước và ngoài nước. Đối thủ cạnh tranh là các tổ chức, các nhân tố có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy sự tranh đua với đối thủ cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng những chiến lược nhằm giành ưu thế thị phần như giảm giá, đẩy mạnh khuyến mãi quảng cáo, nâng cao dịch vụ bán hàng, cải tiến chất lượng sản phẩm.
- Khách hàng:
Khách hàng là nguồn duy nhất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bởi vì khách hàng vừa là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và cũng vừa là mục tiêu để doanh nghiệp cải tiến được ưu khuyết điểm về sản phẩm cũng như những chính sách lôi cuốn khách hàng.
Khách hàng là mục tiêu rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, do đó tất cả mọi hoạt động phải tập trung vào khách hàng, phục vụ khách hàng với mục tiêu cung cấp cho họ những sản phẩm, dịch vụ hàng đầu như: giá cả phải chăng, lựa chọn hàng hoá tuỳ muốn, thuận tiện, hữu ích,…
Những vấn đề này khiến cho doanh nghiệp có những áp lực từ khách hàng để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Nhà cung cấp:
Nguyễn Thị Loan - K43D7 Luận văn tốt nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp lợi nhuận đạt được như mong muốn là điều cần và phải phấn đấu, nhưng bên cạnh đó chất lượng sản phẩm, uy tín trên thị trường cũng không kém phần quan trọng. Từ đó, để đạt được mục tiêu này mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình nguồn cung cấp phù hợp như nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, nhà cung cấp nguồn tài chính cho doanh nghiệp,.. đảm bảo kịp thời, nhanh chóng cho qui trình sản xuất và cung cấp sản phẩm kịp thời cho khách hàng đúng thời hạn quy định.
- Chính sách kinh tế :
Ảnh hưởng của chính sách kinh tế tiền lương, các chính sách về thuế, lãi suất,chính sách cung cầu …của Nhà nước trong mỗi giai đoạn khác nhau, chúng có tác động không nhỏ đến tất cả các doanh nghiệp.
- Chính sách chính trị, pháp luật :
Tuy là gián tiếp nhưng nó chi phối tổng thể và toàn diện đến hoạt động doanh của doanh nghiệp. Yếu tố chính trị ảnh hưởng thông qua các đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung. Môi trường chính trị của nước ta được coi là khá ổn định, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế, thu hút sự đầu tư của nước ngoài.
Hệ thống pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các doanh nghiệp. Pháp luật đưa ra khuôn khổ cho phép đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện. Hệ thống pháp luật nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp