Tổng hợp kết quả phỏng vấn

Một phần của tài liệu 299 cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh ba đình (Trang 29 - 74)

Ngoài việc điều tra các khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng, em cũng đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nhân viên công tác tại SeABank Ba Đình.

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy, hoạt động cho vay tiêu dùng đối với chi nhánh hiện nay còn khá mới mẻ. Đây là một hoạt động tiềm năng trong tương lai cần phải được chú trọng nâng cao chất lượng, mở rộng hơn nữa để tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh khá đa dạng nhưng chủ yếu tập trung cho vay mua sửa nhà, cho vay mua ô tô mà chưa thỏa mãn hết các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như: cho vay du học, cho vay đi du lịch, khám chữa bệnh… Mặt khác, chất lượng các sản phẩm chưa cao, thủ tục và quy trình đã có cải tiến nhưng vẫn rườm rà, mất thời gian, lãi suất chưa linh hoạt so với thị trường…

Chính vì vậy có trên 80% cán bộ, nhân viên của chi nhánh cho rằng việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng là cần thiết. 100% số phiếu cho thấy, chi nhánh đang chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng, xây dựng nhiều giải pháp khắc phục hạn chế trong quá trình cung cấp các sản phẩm tới khách hàng.

Do hoạt động cho vay tiêu dùng còn nhiều thiếu xót, hạn chế nên chi nhánh đã và đang cố gắng tiếp thu ý kiến khách hàng và có những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới.

3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỨ CẤP VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SEABANK – CHI NHÁNH BA ĐÌNH 3.4.1. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại SeABank - chi nhánh Ba Đình

- Cho vay tiêu dùng - SeABuy: Khách hàng có thể vay tín chấp tối đa lên tới 500

triệu đồng trong vòng 60 tháng tùy thuộc vào khả năng trả nợ mà không cần tài sản đảm bảo và khách hàng có thể linh hoạt sử dụng vốn vay.

- Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo - SeAMore: Khách hàng có thể vay từ 10 triệu tới 5 tỷ đồng, thời hạn cho vay trả góp lên tới 10 năm và tỷ lệ cho vay lên tới 70% giá trị tài sản đảm bảo. Khách hàng có thể sử dụng nguồn vốn theo nhiều mục đích khác nhau.

- Cho vay mua ô tô - SeACar: Khách hàng cá nhân có thể được vay tối đa 75% giá trị xe mới và 50% giá trị đối với xe cũ, thời gian vay tối đa 60 tháng và có thể được ân hạn trả nợ gốc trong 3 tháng đầu tiên. Mức vay thấp nhất là 50 triệu đồng, tùy theo khả năng trả nợ và giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Cho vay mua, sửa chữa nhà ở - SeAHome: Khách hàng cá nhân có thể được vay tối đa 70% giá trị căn nhà, thời gian vay tối đa 180 tháng và có thể được ân hạn trả

nợ gốc trong 12 tháng đầu tiên. Khách hàng có thể dùng chính ngôi nhà mua làm tài sản đảm bảo tại ngân hàng và trả góp hàng tháng với số tiền cố định và lãi tính trên dư nợ thực tế giảm dần.

- Cho vay du học - SeAStudy: Khách hàng có thể sử dụng tài sản để thế chấp hoặc vay tín chấp. Mức vay tối đa lên tới 500 triệu đồng với tài sản thế chấp, 250 triệu đồng khi vay tín chấp. Thời hạn vay tối đa lên tới 60 tháng và có thể được ân hạn trả nợ gốc trong 2 năm học đầu tiên.

- Cho vay đầu tư chứng khoán: Khách hàng sẽ có mức vay tối đa lên tới 60% thị giá chứng khoán (tương đương 6 lần mệnh giá), khách hàng có thể vay theo hạn mức hoặc vay theo từng lần.

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Khách hàng sẽ được mức vay có thể lên đến 95% đối với giấy tờ có giá VNĐ, 85% đối với ngoại tệ.

- Thấu chi tài khoản cá nhân - SeAFast: cho phép khách hàng cá nhân rút tiền vượt quá số dư trên tài khoản với số tiền bằng 3 lần thu nhập hàng tháng, hạn mức tối đa là 50 triệu đồng, cấp hạn mức thấu chi sau 2 ngày làm việc và không cần tài sản đảm bảo. Khách hàng được thấu chi tài khoản liên tục trong 6 tháng và được tái cấp hạn mức nếu đáp ứng các điều kiện của sản phẩm.

3.4.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại SeABank - chi nhánh Ba Đình

Quy trình cho vay được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng và được áp dụng chung cho toàn hệ thống SeABank.

Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay tiêu dùng tại SeABank - chi nhánh Ba Đình

Công việc Bộ phận chức năng

Bước 1: CV.KH&TĐ

Bước 2: KSV, TP.KHTĐ

Bước 3: Cấp có thẩm quyền

Bước 4: CV.HTTD

Trần Thị Lan Hương - K43H2 Luận văn tốt nghiệp

Không duyệt Không duyệt Duyệt Duyệt Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định khoản vay Giải ngân

Hoàn tất hồ sơ khoản vay Duyệt khoản vay

Kiểm tra, giám sát vốn vay Thu hồi nợ

Bước 5: Cấp có thẩm quyền Bước 6: CV.KH&TĐ, HTTD, TP.KH&TĐ Bước 7: CV.KH&TĐ, HTTD, Pháp chế (nếu có) Bước 8: CV.KH&TĐ, HTTD, BP Kho quỹ

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân SeABank Ba Đình)

3.4.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại SeABank - chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2008 - 2010

3.4.3.1. Công tác quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại SeABank Ba Đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng chính sách cho vay tiêu dùng của chi nhánh: Để mở rộng và nâng cao

chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới, SeABank Ba Đình đã có những chính sách cho từng sản phẩm riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Các chính sách cho vay tiêu dùng của chi nhánh được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước và theo các quy định của hệ thống Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

- Thiết lập quy trình quản lý danh mục cho vay tiêu dùng: Chi nhánh có số lượng

sản phẩm cho vay tiêu dùng khá phong phú và đa dạng. Hiện nay, chi nhánh đã có một quy trình cho vay chung, thống nhất đem lại sự thuận tiện cho cả khách hàng và cán bộ tín dụng. Trong từng bước của quy trình, chi nhánh có những bộ phận nhằm hỗ trợ các cán bộ tín dụng làm việc đạt kết quả tốt nhất, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc, sai xót, đem lại uy tín với khách hàng theo trình tự như sau:

1. Cán bộ tín dụng: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, nếu đủ điều kiện thì lập Tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình Trưởng phòng Kinh doanh.

2. Trưởng phòng Kinh doanh: Trên cơ sở Tờ trình của cán bộ tín dụng và hồ sơ vay vốn, xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi rõ ý kiến vào Tờ trình. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ sang Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ.

3. Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ: Thực hiện theo "Quy trình kiểm tra nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, kế toán tài chính và an toàn kho quỹ của hệ thống kiểm tra, kiểm

toán SeABank" và trình Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp (Giám đốc

chi nhánh, Trưởng Phòng Giao dịch...) xem xét quyết định.

4. Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp ký quyết định cho vay đối với trường hợp số tiền vay thuộc thẩm quyền quyết định của mình. Trường hợp số tiền vay vượt quá thẩm quyền quyết định của người được uỷ quyền hợp pháp, thì người này trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định.

Trường hợp số tiền vay hay các điều kiện tín dụng khác vượt quá thẩm quyền quyết định của Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc trình Hội đồng Quản trị xem xét quyết định. Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp phải ghi rõ ý kiến đề xuất của mình vào Tờ trình để Hội đồng Quản trị xem xét giải quyết.

- Kiểm soát quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng: Tùy vào mục đích vay vốn, loại

tài sản đảm bảo của khách hàng, chi nhánh sẽ cho khách hàng vay những khoản vay có quy mô khác nhau. Trước khi xét duyệt cho vay, chi nhánh phải căn cứ vào mục đích vay vốn, điều kiện của khách hàng có phù hợp với khoản xin vay không, sau đó cán bộ sẽ hướng dẫn khách hàng những thủ tục cần thiết để xin vay vốn. Ngoài ra, chi nhánh sẽ xem xét tới yếu tố tài sản đảm bảo của khách hàng để có thể cho vay tiêu dùng với khoản vay có quy mô, lãi suất là bao nhiêu, thời hạn vay vốn trong bao lâu…

Cơ cấu cho vay tiêu dùng của mỗi ngân hàng, chi nhánh phụ thuộc vào chính sách cho vay tiêu dùng của từng nơi, đảm bảo phù hợp với định hướng hoạt động của từng đơn vị. Chi nhánh hiện chú trọng cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, vay mua nhà, mua xe; cho vay đầu tư chứng khoán rất ít và hạn chế do quy mô vốn còn nhỏ.

- Kiểm soát những khoản cho vay tiêu dùng có vấn đề: Do các khoản cho vay tiêu

dùng có quy mô nhỏ lẻ, số lượng lớn, khách hàng vay tiêu dùng có trình độ chưa cao… nên việc gặp phải rủi ro trong cho vay của chi nhánh là không thể tránh khỏi. Vì vậy, chi nhánh đã đưa ra những biện pháp nhất định để đảm bảo tiền vay như: yêu cầu khách hàng vay vốn phải có tài sản đảm bảo như: nhà ở, xe cộ, quyền sử dụng đất…

Hiện nay, SeABank Ba Đình cũng thực hiện công tác xếp hạng tín dụng tiêu dùng để xử lý các đơn xin vay của các khách hàng cá nhân. Yêu cầu tín dụng của khách hàng được xử lý bằng hệ thống cho điểm tự động. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng được sử dụng trong mô hình này bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài

sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Khi có đơn xin vay vốn với các thông tin của khách hàng, cán bộ tín dụng chỉ cần nhập dữ liệu vào máy sẽ cho ra số điểm tín dụng của khách hàng, từ đó sẽ quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không. Áp dụng phương pháp này giúp quá trình thẩm định, xét duyệt, cho vay và thu nợ đều được thực hiện tự động hóa, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí nhân công, việc ra quyết định nhanh chóng, chính xác và hạn chế sai xót trong suốt quá trình cho vay.

Ngoài ra, chi nhánh còn xem xét kỹ lưỡng tư cách pháp nhân của người vay; trong quá trình vay luôn có cán bộ tín dụng theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay có hợp lý, có đúng mục đích hay không? Đối với những khoản vay có vấn đề mà khách hàng không có khả năng thanh toán, chi nhánh sẽ tịch thu tài sản đảm bảo, tiến hành đấu giá để thu nợ. Bằng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong từng khâu từ khi cho vay đến khi khách hàng tất toán khoản vay, chi nhánh có thể hạn chế, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro từ những khoản vay tiêu dùng có vấn đề.

3.4.3.2. Tình hình cho vay tiêu dùng tại SeABank - chi nhánh Ba Đình

Bảng 3.5: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại SeABank Ba Đình

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số cho vay tiêu dùng 51,1 96,5 168,6

Dư nợ cho vay tiêu dùng 44 83 145

Nợ quá hạn 1,1 1,743 2,175

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SeABank Ba Đình 2008 - 2010)

Qua bảng thống kê trên nhận thấy, hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 có nhiều chuyển biến tích cực và có sự tăng trưởng. Doanh số và dư nợ cho vay trong 3 năm gần đây, năm sau luôn cao hơn năm trước. Như vậy, cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đã ngày càng được quan tâm và trong thời gian tới có thể đây sẽ là lĩnh vực mà SeABank tập trung để chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù chi nhánh vẫn chủ yếu cho vay sản xuất kinh doanh, vì so với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh thì cho vay tiêu dùng chứa đựng rủi ro cao hơn. Khi rủi ro phát sinh sẽ làm tăng chi phí và giảm thu nhập của chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới vì lợi nhuận từ hoạt động này đem lại là rất lớn.

Hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh được mở rộng hơn qua các năm và đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng trong các thời hạn khác nhau.

Bảng 3.6: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại SeABank Ba Đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Cho vay tiêu dùng ngắn hạn 6,6 15% 9,96 12% 14,5 10%

Cho vay tiêu dùng trung hạn 24,2 55% 41,5 50% 68,15 47% Cho vay tiêu dùng dài hạn 13,2 30% 31,54 38% 60,9 42%

Tổng cộng 44 100% 83 100% 145 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SeABank Ba Đình 2008 - 2010)

Thứ nhất, dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm với tốc độ cao và ổn định. Cụ thể, năm 2009 dư nợ tăng 88,6% so với năm 2008, năm 2010 tăng 74,7% so với năm 2009. Ngoài ra, tốc độ tăng dư nợ của năm sau lớn hơn năm trước, cho thấy chất lượng cho vay tiêu dùng của chi nhánh đang dần được nâng cao.

Thứ hai, trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, dư nợ của các khoản cho vay trung và dài hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 87%. Mặc dù thủ tục vay tiêu dùng ngắn hạn thường đơn giản và điều kiện cho vay dễ dàng hơn nhưng các khoản cho vay trung, dài hạn đem lại lợi nhuận cao hơn, tạo ra dư nợ lớn hơn so với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, các khoản cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn nên rủi ro xảy ra gây tổn thất lớn hơn, đồng thời một lượng lớn vốn của chi nhánh phải nằm quá lâu trong tay của khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, dư nợ của các khoản cho vay trung dài hạn cũng chiếm tỷ trọng ngày một lớn hơn như ta thấy ở hình 3.1:

Hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng, cộng với tình hình thị trường bất động sản chuyển biến tích cực, nhu cầu vay vốn mua bất động sản, xây dựng nhà ở ngày một tăng cao. Chi nhánh tăng cường cho vay trung dài hạn đối với các khoản vay tiêu dùng để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn. Tăng trưởng dư nợ của các khoản cho vay ngắn hạn giai đoạn 2008 - 2009 đạt 50,9%, sang giai đoạn 2009 - 2010 chỉ tăng 45,6%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng của các khoản cho vay trung hạn là 71,5% giai đoạn 2008 – 2009; 64,2% giai đoạn 2009 – 2010; dài hạn: tăng trưởng 238,9% giai đoạn 2008 – 2009; 193,1% giai đoạn 2009 - 2010. Kết quả là, tỷ trọng của các khoản cho vay trung dài hạn có bước đột phá vô cùng mạnh mẽ, đồng thời tỷ trọng của các khoản cho vay ngắn hạn chỉ giữ ở mức tăng ổn định. Qua đó cho thấy, chi nhánh đang chú trọng vào việc đáp ứng nhu cầu vay trung dài hạn của người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.

Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư là rất lớn, tuy nhiên, do chưa chủ động nghiên cứu tiếp cận thị trường. Các đối tượng vay tiêu dùng của chi nhánh mới chỉ

Một phần của tài liệu 299 cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh ba đình (Trang 29 - 74)