Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu GT % GT % GT % GT % GT %
1, Phân loại theo đối tượng 185,300 100 235,000 100 255,000 100 49,700 26.82 20,000 8.51
a,Tiền gửi TCKT 65,300 35.24 100,000 42.55 95,000 37.25 34,700 53.14 -5000 -5
b,Tiền huy động dân cư 120,000 64.76 135,000 57.45 160,000 62.75 15,000 12.50 25,000 18.52
2, Phân loại theo kì hạn 185,300 100 235,000 100 255,000 100 49,700 26.82 20,000 8.51
a,Không kì hạn 47,300 25.53 45,600 19.41 47,000 18.43 -1,700 -3.59 1,400 3.07
b,Ngắn hạn 130,400 70.37 125,000 53.19 120,100 47.10 -5,400 -4.14 -4,900 -3.92
c,Trung và dài hạn 7,600 4.10 64,400 27.40 87,900 34.47 56,800 747.37 23,500 36.49
3,Phân loại theo hình thức huy động 185,300 100 235,000 100 255,000 100 49,700 26.82 20,000 8.51
a, Tiền gửi thanh toán 15,700 8.47 12,600 5.36 17,000 6.67 -3,100 -19.75 4,400 34.92
b,Tiền gửi 32,050 17.30 80,200 34.13 87,200 34.20 48,150 150,23 7,000 8.73
c,Tiền gửi tiết kiệm 137,200 74.04 139,700 59.45 150,100 58.86 2,500 1.82 10,400 7.44
d,Phát hành giấy tờ có giá 350 0.19 2,500 1.06 700 0.27 2,150 7.14 -1800 -72
4, Phân loại theo loại tiền 185,300 100 235,000 100 255,000 100 49,700 26.82 20,000 8.51
a, VNĐ 182,800 98.65 224,700 95.62 251,800 98.75 41,900 22.92 27,100 12.06
b, Ngoại tệ quy đổi 2,500 1.35 10,300 4.38 3,200 1.25 7,800 312 4,600 143.75
Trong thời kỳ phát triển kinh tế để hội nhập như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho khách hàng và nền kinh tế, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động. Tăng trưởng nguồn vốn huy động là yêu cầu bức thiết nhất hiện nay của các tổ chức tín dụng trong điều kiện mà các kênh huy động vốn trong nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng, người dân có nhiều sự lựa chọn đầu tư để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Trước thực tế đó đòi hỏi các NHTM phải tìm cho mình một lối đi đúng đắn, thích hợp để giữ vững và phát triển hoạt động kinh doanh. Một trong những điều cần thiết đối với ngân hàng đó là việc phân loại khách hàng, thông qua sự phân loại khách hàng sẽ giúp ngân hàng đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Khách hàng của Agribank Hướng Hóa gồm hai nhóm chính: khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.
Dựa vào bảng số liệu tình hình huy động vốn của chi nhánh Agribank Hướng Hóa ta thấy, quy mô vốn huy động liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2009, lượng vốn huy động là 185,300 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 235,000 triệu đồng và đến năm 2011, lượng vốn huy động là 255,000 triệu đồng. Trong năm 2009, nguồn huy động vốn từ dân cư chiếm tỉ lệ 71.62% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nguồn huy động từ dân cư là nguồn ổn định, thường có kì hạn dài, giá trị của mỗi tài khoản thường không nhiều như nguồn huy động ở khách hàng tổ chức nhưng số lượng khách hàng cá nhân nhiều, do đó góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động cho chi nhánh. Theo số liệu thống kê của chi nhánh, đến thời điểm ngày 10/04/2012, số lượng khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh là 17,625 khách hàng, đây là một con số tốt đối với một chi nhánh ngân hàng cấp 2. Lượng tiền huy động từ dân cư tăng đều qua 3 năm. Năm 2010, lượng tiền huy động được trong dân cư tăng 15,000 triệu đồng tương ứng với 12.5%. Năm 2011, tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng lượng vốn trong dân cư tăng 25,000 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với 18.52%. Lượng vốn huy động được từ dân cư tăng là do tình hình kinh tế của huyện Hướng Hóa tăng trưởng ổn định, thu nhập người dân ngày một tăng cao. Là một huyện miền núi thuộc phía tây của tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa có lợi thế để phát triển nông nghiệp, thương mại. Diện tích đất đỏ bazan rộng lớn thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà
phê, cao su và hồ tiêu. Mô hình trang trại với quy mô vừa và lớn được triển khai thành công và nhân rộng ra nhiều hộ gia đình ở các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, lợi thế của khu thương mại đặc biệt Lao Bảo đã tạo điều kiện cho người dân phát triển ngành thương mai, dịch vụ. Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên tạo điều kiện cho công tác huy động vốn của chi nhánh. Đặc biệt vào những năm gần đây, nhờ ứng dụng tốt khoa học kĩ thuật, năng suất cây trồng tăng, giá cả của các nông sản như cà phê, cao su, hồ tiêu ... tăng đã đem lại thu nhập cao cho người dân. Sau mỗi vụ mùa, sau khi trang trải nợ nần và chi phí, bà con thường gửi tiền vào ngân hàng để tích lũy hoặc chuẩn bị cho vụ sau. Thương mại cũng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Qua đó cho thấy nhu cầu gửi tiền của dân cư vào ngân hàng ngày càng cao và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tính tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy. Mặt khác cũng cho thấy ngân hàng đã có sự cố gắng trong công tác huy động. Ngoài việc thực hiện tốt các hình thức huy động truyền thống, chi nhánh đã triển khai thêm các hình thức mới lạ, hấp dẫn như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, lãi trả trước, tiết kiệm qua tổ dân cư... đáp ứng nhu cầu gửi tiền của các thành phần kinh tế vì vậy đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền hơn.
Nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế- xã hội chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Vốn huy động của các tổ chức kinh tế có đặc điểm là thời gian ngắn và không ổn định, tuy nhiên quy mô tiền gửi của các doanh nghiệp thường lớn và chi phí để có được quyền sử dụng loại vốn này thường thấp hơn so với các hình thức huy động vốn khác. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỉ trọng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm. Năm 2010, tỷ trọng vốn huy động từ tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động là 42.56%. Năm 2011 tỉ lệ này chiếm 37.25%. Có thể giải thích tỉ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên là do nguồn vốn gửi vào các NH chủ yếu huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Song, hiện một bộ phận dân cư đang có xu hướng chuyển từ gửi tiết kiệm sang mua tích trữ vàng, ngoại tệ dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng có thể giảm đi.
Trong tổng số 384 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, có 123 khách hàng đang gửi tiền tại Agribank, nổi bật là các doanh nghiệp như Công ty cổ phần cao su Quảng Trị, công ty cà phê Thái Hòa, doanh nghiệp tư nhân Tây Tiến,
doanh nghiệp tư nhân Bảo Cường, doanh nghiệp tư nhân Đào Đức... Xác định tầm quan trọng của những khách hàng lớn, chi nhánh Agribank Hướng Hóa đã dành cho nhóm đối tượng khách hàng này những ưu đãi đặc biệt, tạo nên sự hài lòng, tin tưởng các dịch vụ của khách hàng.
2.2.4.3. Tình hình huy động tiền gửi theo kì hạn
Kì hạn là mối quan tâm đặc biệt của hoạt động huy động vốn, bởi hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các ngân hàng thường căn cứ vào kì hạn của nguồn vốn để đưa ra quyết định cho vay, vì theo nguyên tắc các ngân hàng chỉ được sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo tính thanh khoản.
Theo Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA), hiện nay các ngân hàng Việt Nam đang gặp khó khăn trong huy động vốn. VNBA cho biết, về huy động vốn, với trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các NHTM trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất. Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Quan sát bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn không kì hạn có sự biến động qua các năm. Năm 2009, lượng tiền gửi không kì hạn là 47,300 triệu đồng. Năm 2010, lượng tiền gửi giảm còn 45,600 triệu đồng, giảm 1,700 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, lượng tiền gửi lại tăng lên 47,000 triệu đồng. Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung và dài hạn có sự biến động rõ rệt. Trong khi nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua 3 năm thì nguồn vốn trung và dài hạn lại tăng lên đáng kể. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Cụ thể, năm 2009 tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn là 70.37% thì đến năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 53.19% và năm 2011 giảm xuống còn 47.10%. Đối với nguồn vốn trung và dài hạn, có sự tăng mạnh ở các năm. Năm 2009, giá trị nguồn vốn trung và dài hạn là 7,600 triệu đồng ứng với tỷ trọng 4.10%. Năm 2010, giá trị nguồn vốn trung và dài hạn tăng lên 56,800 triệu
đồng so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ 747.37%, đây quả là một con số ấn tượng của chi nhánh, phản ánh được năng lực huy động vốn trung và dài hạn của chi nhánh. Năm 2011 so với 2010, giá trị nguồn vốn này tăng 23,500 triệu đồng ứng với tỷ lệ 36.49%. Sở dĩ có được sự gia tăng tốt như thế này là vì năm 2010 là một năm mà nền kinh tế có sự phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế huyện nhà phát triển cùng với sự nỗ lực trong công tác huy động vốn trung và dài hạn của chi nhánh. Với việc đưa ra chương trình khuyến mãi với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn, những khách hàng muốn tham dự chương trình khuyến mãi này thì phải có số tiền gửi lớn hoặc kì hạn gửi dài đã tạo được kết quả tốt trong công tác huy động vốn. Đây là một sự thành công lớn của chi nhánh Agribank Hướng Hóa trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
2.2.4.4. Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động
Hiện nay, các NHTM chủ yếu huy động vốn qua các hình thức sau: Huy động vốn từ tiền gửi thanh toán, từ tiền gửi của cá nhân và tổ chức, huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư và thông qua việc phát hành giấy tờ có giá.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh, đây cũng là tỷ trọng phổ biến ở nhiều ngân hàng thương mại hiện nay. Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động.
Vốn huy động tiền gửi tiết kiệm có sự gia tăng qua các năm. Năm 2010 so với năm 2009, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng 2,500 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 1.82%; năm 2011 nguồn vốn này tăng lên 10,400 triệu đồng ứng với tỷ lệ 7.44%. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng là do Agribank là một ngân hàng có uy tín và thương hiệu lâu năm trên địa bàn huyện, được khách hàng tin tưởng gửi tiền, sự nỗ lực huy động vốn của các cán bộ của ngân hàng, đạt và vượt mức giao khoán so với chỉ tiêu đặt ra cùng với việc đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, các hình thức huy động hấp dẫn đã giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng, vì vậy nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm không ngừng tăng lên qua các năm.
Huy động vốn từ tiền gửi có sự gia tăng mạnh và có sự gia tăng về tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh. Năm 2010, giá trị tiền gửi tăng 48,150 triệu đồng so với năm 2009 ứng với tốc độ tăng trưởng 150.23%. Năm 2011, giá trị tiền gửi tăng
7,000 triệu đồng ứng với tỷ lệ 8.73%. Tỷ trọng tiền gửi so với tổng nguồn vốn huy động trong năm 2009 là 17.3%, đến năm 2010 tỷ lệ này chiếm 34.13% và chiếm 34.20% vào năm 2011. Sự gia tăng giá trị và tỷ trọng tiền gửi là do ngân hàng đã làm tốt việc phối hợp với Kho bạc Nhà nước phát lương qua thẻ ATM, tổ chức việc phát hành miễn phí thẻ cho khách hàng, thực hiện thu ngân sách qua ngân hàng đối với khách hàng tổ chức trong huyện. ..
Vốn huy động từ tiền gửi thanh toán có sự biến động do nhu cầu thanh toán khác nhau của các cá nhân, đơn vị gửi tiền qua các năm. Giá trị tiền gửi thanh toán năm 2009 là 15,700 triệu đồng, đến năm 2010 giảm xuống còn 12,600 triệu đồng, ứng với mức giảm 19.7%. Giá trị tiền gửi thanh toán năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 4,400 triệu đồng ứng với mức tăng 34.92%.
Một hình thức huy động vốn không thể thiếu, đặc biệt là trong những thời điểm cần vốn của các NHTM là vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá. Đối với vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu) thì tăng giảm không đều. Năm 2009 giá trị nguồn này là 350 triệu đồng và tăng lên 2,500 triệu đồng vào năm 2010, đến năm 2011 giảm xuống còn 700 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến đổi này là do hình thức này được chi nhánh huy động từng đợt không thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong ba năm từ năm 2009 đến năm 2011, mỗi năm chi nhánh nhánh chỉ phát hành một đợt kỳ phiếu, trái phiếu và số tiền thu được trong các đợt phát hành này không giống nhau, dẫn đến sự tăng giảm không đồng đều.
Việc phân loại nguồn vốn huy động tại địa phương theo hình thức huy động giúp chúng ta thấy được tỷ trọng và vai trò của mỗi loại trong tổng nguồn vốn huy động. Từ đó đưa ra những biện pháp để phát huy khả năng khai thác vốn trong dân đối với từng loại hình cụ thể.
2.2.4.5. Tình hình huy động vốn theo loại tiền
Nguồn vốn ngân hàng Agribank Hướng Hóa huy động được chủ yếu bằng nội tệ với tỉ lệ trên 95% trong tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2010, nguồn nội tệ huy động được là 224,700 triệu đồng tăng 41,900 triệu đồng so với năm 2009 tốc độ tăng tương ứng là 29.92%. Năm 2011, nguồn nội tệ huy động đạt 251,800 triệu đồng tăng 27,100 triệu đồng so với năm 2010 tốc độ tăng là
12.06%. Nguồn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ (dưới 5%) và biến động không đều. Nguyên nhân chủ yếu là hầu hết khách hàng đều thích gửi tiền bằng nội tệ để tránh sự biến động sức mua trong nước vì sức mua đồng nội tệ trong nước thường ổn định hơn đồng ngoại tệ, tâm lý rủi ro tỷ giá khiến khách hàng thích gửi tiền nội tệ hơn. Mặt khác những người nắm giữ ngoại tệ thường là những người làm ăn, buôn bán vì thế họ sẽ giữ ngoại tệ tiền mặt, nếu có gửi vào ngân hàng thì cũng dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn để tiện trong việc mua bán, chi trả... Chính vì vậy nguồn