Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh lâm nghiệp thừa thiên huế (Trang 26 - 32)

V. Tài liệu tham khảo

2.2.1.2.Phân tích chi phí

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp.

Chi phí là những khoản chi ra bằng tiền trong quá trình hoạt động sản xuấkinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán đúng các khoản chi phí bỏ ra giúpdoanh nghiệp phác thảo được viễn cảnh kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 2.6: Tổng chi phí của Công ty qua 03 năm (2009 - 2011)

Đơn vị: triệu đồng

TỔNG CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Giá trị Giá trị Giá trị Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 22.435 30.531 60.169 8.095 36,1 29.638 97,1

Chi phí tài chính 298 163 340 (134) -45,2 177 108,4

Chi phí quản lý kinh doanh 1.866 3.051 3.010 1.185 63,5 (41) -1,3

Tổng chi phí 24.600 33.746 63.521 9.146 37,2 29.774 88,2

(Nguồn: phòng Kế toán)

Tổng chi phí của công ty bao gồm các khoản chi phí sau: giá vốn hàng bán (Giá vốn HB), chi phí tài chính (CP tài chính) và chi phí quản lý doanh nghiệp (CP QL DN).

Phân tích biến động chi phí qua các năm là để xem xét, đánh giá để tìm hiểu, xác định rõ mức độ tăng giảm của chi phí. Qua đó có những biện pháp điều chỉnh để nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

Đối với Công ty Cổ phần kinh doanh Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp nên các khoản chi phí của doanh nghiệp có khác hơn so với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Tổng chi phí của doanh nghiệp được tập hợp từ ba loại chi phí đó là: chi phí mua hàng hay là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí hoạt động (chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng).

Qua biểu đồ ta thấy, tổng chi phí biến động ổn định qua các năm. Năm 2010 tổng chi phí 33.746.856.100 đồng tăng 9.146.755.959 đồng tức là tăng với tỷ lệ 37.2% so năm 2009. Đến năm 2011 thì con số này tăng lên là 63.521.294.559 đồng tăng 29.774.438.459 đồng, tương đương tăng 88.2%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các khoản mục chi phí, trong đó giá vốn hàng bán là chiếm tỷ trọng cao nhất.

Hình 2.2: Tổng chi phí của Công ty qua 03 năm (2009-2011)

(Nguồn: phòng Kế toán)

•Giá vốn hàng bán: Nhìn chung giá vốn hàng bán của doanh nghiệp luôn có sự biến động qua các năm, năm 2009 là 22.435.603.621 đồng, năm 2010 là 30.531.381.137 đồng tăng 8.095.777.516 đồng, tương đương với tỷ lệ là 36.1%. Sang năm 2011 tăng 29.638.212.104 đồng so với năm 2011. Giá vốn hàng bán tăng là do tình hình tiêu thụ các mặt hàng hay nói cách khác là do doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng.

•Chi phí quản lý doanh nghiệp: Cụ thể, năm 2009 khoản tiền dành cho chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.866.144.498 đồng, năm 2010 khoản chi cho chi phí này tăng 3.051.986.466 đồng so với năm trước, bước sang năm 2011 chi phí cho quản lý doanh nghiệp là 3.010.967.032 đồng giảm so với mức cũ ở năm 2010 là 41.019.434 đồng. Ta thấy khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm qua các năm nguyên nhân là do: một số tài sản của doanh nghiệp đã hết thời gian khấu hao, thêm vào đó doanh nghiệp đã quản lý các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả: hạn chế nhân viên sử dụng điện thoại của doanh nghiệp cho việc riêng; nhắc nhở nhân viên sử dụng tiết kiệm điện, nước,…Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì chi

phí phát sinh là đều tất yếu nhưng không vì thế mà chúng ta quên lãng không quản lý chặt chẽ, cần hạn chế những chi phí phát sinh chưa hợp lý nhưng vẫn đảm bảo là không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chúng ta kiểm soát có hiệu quả các chi phí phát sinh không cần thiết thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được cải thiện rất nhiều.

Bảng 2.7: Tỷ trọng chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm (2009-2011)

Đơn vị: đồng

TỶ TRỌNG CHI PHÍ QUA 03 NĂM

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Giá vốn hàng bán 22.435 91,2 30.531 90,5 60.169 94,7

Chi phí tài chính 298 1,2 163 0,5 340 0,5

Chi phí quản lý kinh doanh 1.866 7,6 3.051 9,0 3.010 4,7

Tổng chi phí 24.600 100,0 33.746 100,0 63.521 100,0

(Nguồn: phòng Kế toán)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy trong các khoản mục chi phí thì giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, năm 2009 chiếm 91.2% trong tổng chi phí và chiếm 90.5% tổng chi phí năm 2010, sang năm 2011 thi khoản mục chi phí này chiếm 94.7%. Còn khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng chi phí chiếm tỷ lệ thấp qua các năm, năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 7.6% trong tổng chi phí, năm 2010 chiếm 9.0 % và đến năm 2011 thì chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 4.7% trong tổng chi phí.

Qua đây, ta thấy trong các khoản mục chi phí thì chi phí của hoạt động quản lý kinh doanh tốn nhiều chi phí nhất. Vì vậy doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong việc sử dụng chi phí sao cho tiết kiệm chi phí một cách có hiệu quả nhất mà chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các mặt hàng vẫn được đảm bảo. Ở đây chúng ta muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của khoản mục chi phí giá vốn hàng bán và luôn tìm ra giải pháp để có thể sử dụng khoản mục chi phí này một cách hợp lý nhất, vì trong tổng chi phí nó chiếm tỷ trọng cao nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoài khoản mục chi phí giá vốn hàng bán thì chúng ta còn phải chú ý đến khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp tuy nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nhưng nếu quản lý không hiệu quả thì nó cũng góp phần làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống.

2.2.1.3. Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối đa trong tương lai.

Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - Thuế và đuợc hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của Công ty, ta tìm hiểu bảng sau:

Bảng 2.8: Tổng lợi nhuận thuần của Công ty qua 03 năm (2009-2011)

Đơn vị: triệu đồng

TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN THUẦN TỪ BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.319 35.563 70.232 10.244 40,5 34.668 97,5

Các khoản giảm trừ doanh thu - - -

Tổng chi phí 24.301 33.583 63.180 9.281 38,2 29.597 88,1

Giá vốn hàng bán 22.435 30.531 60.169 8.095 36,1 29.638 97,1 Chi phí quản lý kinh doanh 1.866 3.051 3.010 1.185 63,5 (41) -1,3

LN thuần bán hàng 1.018 1.980 7.052 962 94,5 5.071 256,1

(Nguồn: phòng Kế toán)

Hình 2.3: Tổng LN thuần từ bán hàng của Công ty qua 03 năm (2009-2011)

(Nguồn: phòng Kế toán)

Mức lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt

động doanh nghiệp. Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm bao gồm hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Từ đó chúng ta có thể khẳng định, nguồn thu lợi chủ yếu mà doanh nghiệp có được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cao là do hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp là hoạt động thương mại. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 10.244.152.478 đồng tương đương 40,5%, năm 2011 so với năm 2010 tiếp tục tăng 34.668.997.054 đồng, tương đương với 97.5%.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh mang lại chủ yếu từ hoạt động bán hàng. Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận qua các năm tăng là do sản lượng bán tăng, đầu tư vào trồng rừng và thu mua nguyên liệu gỗ giấy tăng tăng lên. Đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận hàng bán thì chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.185.841.968 đồng tương đương 63,5%, năm 2011 so với năm 2010 giảm 3.010.967.032 đồng, tương đương với 1,5%. Có điều này là do trong lúc phát triển quy mô sản xuất từ 2009 đến 2010 thì có các chi phí phát sinh chưa hợp lý, tuy nhiên đến năm 2011 doanh nghiệp đã có chính sách để giảm các chi phí phát sinh, hạn chế thấp nhất sự phát sinh của chi phí. Điều này cho thấy các chính sách mà doanh nghiệp đưa ra để quản lý chi phí dần có hiệu quả, từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh lâm nghiệp thừa thiên huế (Trang 26 - 32)