MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vạn xuân – thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 63)

HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VẠN XUÂN

1. Không ngừng nâng cao uy tín của công ty

Về nâng cao uy tín của Công ty có thể trực tiếp liên quan đến việc thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hoặc cũng có thể tác động gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Hiện nay, có rất nhiều các hoạt động để nâng cao uy tín cho doanh nghiệp . Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức nào là rất quan trọng đảm bảo phù hợp với khả năng hiện tại của Công ty. Sau đây là một số biện pháp Công ty nên áp dụng nhằm nâng cao uy tín của mình trong hoạt động xuất khẩu:

- Thực hiện tốt và đầy đủ các cam kết đã thoả thuận trong các hợp đồng xuất khẩu. Ta đã biết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một quá trình trong đó nhà xuất khẩu cung cấp một loại hàng hoá dịch vụ, nào đó cho nước ngoài theo đúng những điều đã quy định trong hợp đồng. Nói chung, khách hàng sẽ rất hài lòng khi họ nhận được hàng hoá có chất lượng đúng nhu cầu có khối lượng như đã thoả thuận . Ngoài ra, nếu có các điều kiện khác được thuận lợi thì các làm cho khách hàng hài lòng thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, Công ty nên quan tâm đên các vấn đề sau:

+ Chuẩn bị hàng hoá đúng chất lượng và khối lượng quy định . Để thực hiện yêu cầu này, Công ty nhất thiết phải am hiểu hàng hoá, chọn được nguồn hàng có uy tín

+ Có kế hoạch thu gom hàng hoá, vận chuyển hàng hoá hợp lý: Công ty nên đề ra kế hoạch về thời gian thu gom và vận chuyển hàng hoá phù hợp. Điều đó có nghĩa là Công ty phải căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách nước ngoài để lên kế hoạch thu mua va chuẩn bị hàng hoá.

- Công ty nên quan tâm hơn nữa đến “bộ mặt" của công ty: Hiện nay, các phòng làm việc của Công ty nhất là phòng mây tre còn chưa được khang trang và đẹp, Vì vậy, Công ty sớm có kế hoạch trang trí lại phòng làm việc của Công ty để tăng thêm uy tín của Công ty bởi vì khách hàng sẽ để ý đến cả vấn đề này trong quan hệ với công ty.

2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất khẩu

Trong cơ chế thị trường hiện nay, tình hình thị trường luôn luôn biến động đã tạo ra các cơ hội, cũng như những rủi ro cho các doanh nghiệp. Điều này lại càng được khẳng định đối với lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, vì phạm vi thị trường vượt khỏi biên giới quốc gia. Chính vì vây, các doanh nghiệp ngày nay không thể không thường xuyên nghiên cứu- tiếp cận thị trường và đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

- Khẩn trương hình thành một nhóm ( hay phòng ban) chuyên nghiên cứu thị trường xuất khẩu với các nhân viên am hiểu về marketing xuất khẩu.

- Tích cực quan hệ với các cơ quan thông tin về xuất khẩu như phòng Thương mại Việt Nam, Bộ Thương mại, Đài phát thanh và truyền hình, các viện nghiên cứu về các nước và Châu lục, các đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài.

- Có thể lập các văn phòng đại diện tại các thị trường xuất khẩu mà công tky cho là có triển vọng và thuận lợi để thu thập các thông tin cập nhật tại các thị trường đó.

Mục đích của các biện pháp này là để nắm được các thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu của Công ty để tìm ra các cơ hội phù hợp với công ty. Chính nhờ các biện pháp này Công ty có thể nắm bắt nhanh, kịp thời, chính xác tình hình các thị trường xuất khẩu nhất định để qua đó tìm ra các cơ hội tốt nhất cho công ty.

3.Tạo lập được các nguồn hàng xuất khẩu ổn định, phù hợp, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu

Nguồn hàng cho xuất khẩu khi là quyết định cho sự thành công của các doanh nghiệp ngoại thương. Đặc biệt nó có ý nghĩa quan trọng khi doanh nghiệp chưa tạo lập được các nguồn hàng ổn định. Chính vì vây, một mặt Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân phải thường xuyên quan tâm đến các biện pháp mở mang thị trường, tìm kiếm khách hàng, mặt khác Công ty cũng phải chú ý đến các biện pháp nhằm từng bước tạo lập nguồn hàng cho xuất khẩu của Công ty.

Công ty nên áp dụng một số biện pháp sau để từng bước tạo lập các nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu:

- Cần duy trì quan hệ bởi vì các nguồn hàng đã có: để thực hiện ý đồ này, Công ty phải thường xuyên quan hệ với các nguồn hàng đã có cả về phương diện hợp đồng mua bán, cả trên cơ sở thân thiện.

- Trong quan hệ hợp đồng mua bán, Công ty cần giữ chữ tín với các đơn vị chào hàng bằng cách không ép giá và thanh toán sòng phẳng .

- Trong quan hệ thân thiện, các cán bộ thu mua nên có những thái độ và hành động làm hài lòng các đơn vị chào hàng.

- Tích cực tìm kiếm các nguồn hàng mới, đây là biện pháp đa dạng hoá nguồn hàng . Biện pháp này có tác dụng rất lớn nó cho phép Công ty tìm được nguồn hàng có lợi. Vì vậy, Công ty cần chủ động giao dịch- tiếp xúc phát hiện ra, có thể hỗ trợ vốn cho các nguồn hàng mới đang gặp khó khăn, tăng cường thu thập thông tin về các nguồn có liên quan.

- Từng bước tạo lập các nguồn hàng truyền thống: Công ty nên lựa chọn một vài nguồn hàng lớn và có uy tín, sau đó tích cực củng cố mối quan hệ với các nguồn hang này bằng cách thường xuyên mua hàng của họ, duy tốt mối quan hệ tình cảm, giúp đỡ họ khi có khả năng và họ cần.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nghiên cứu khảo sát thị trường và định hướng cho hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Từ những đánh giá về hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Công ty và nhất là kinh doanh xuất khẩu đang từng bước được hoàn thiện tốt hơn, phù hợp với tình hình thị trường và khả năng cung ứng của công ty. Tuy nhiên, Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn do nhu cầu khắt khe của thị trường ngày càng cao. Để đạt mục tiêu duy trì và phát triển lâu dài Công ty nên có chiến lược kinh doanh dài hạn, nghiên cứu nhu cầu của thị trường, nghiên cứu khả năng về nguồn hàng để có các quyết định chính xác kịp thời, đồng thời phải có các chính sách Marketing phù hợp cho các hoạt động kinh doanh trong nước và kinh doanh xuất khẩu.

Nội dung nghiên cứu của đề tài đề cập đến hoạt động chính của Công ty đó là hoạt động xuất khẩu. Với hệ thống kiến thức được trang bị ở trường cùng với việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân trong thời gian thực tập, em xin đưa ra một số kiến nghị đã trình bày ở trên, với mong muốn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty. Hy vọng trong thời gian tới Công ty sẽ đứng vững và phát triển không ngừng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Khắc Hoàn (2002) - Giáo trình quản trị doanh nghiệp - Khoa kinh tế - Đại học Huế.

2.Nguyễn Thị Diệu Linh (2008) – Giáo trình Nghiệp vụ thương mại quốc tế - Đại học Huế.

3. Các tài liệu thu thập được từ Công ty(năng lực nhân sự, thiết bị...).

4. Các thông tin khác trên mạng Internet (http://vietcraft.org.vn/tin-tuc/tinh-hinh-xuat- khau-cua-hang-thu-cong-my-nghe-viet-nam , www.vneconomy.vn,

www.kinhtenongthon.com.vn, etc.). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Các nguồn số liệu tham khảo khác: Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính của Công ty Vạn Xuân.

6. Quyết định Số: 11/2011/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 2 năm 2011 về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vạn xuân – thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 63)