40 60 80 Trình độ học vấn Series1 65 27 4 5 2
cũng đòi hỏi số lượng công nhân nhiều và tương tự thế. Bộ phận Quản lý dự án và bộ phận KCS đều chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 2 nhân viên, tương ứng với 1,9%. Các bộ phận Hành chính nhân sự và bộ phận Kĩ thuật chiếm tỉ lệ lần lượt là 17,5%; 4,9% tương ứng với 18 người và 5 người.
Qua biểu đồ 2.3 cho thấy sự vượt trội hơn hẵn về số lượng công nhân ở bộ phận sản xuất so với các nhân viên ở các bộ phận khác. Điều này cũng nằm trong dự tính về cơ cấu nhân sự mà công ty thực hiện để áp dụng cho loại hình kinh doanh của mình dựa vào số lượng đặt hàng.
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mẫu theo bộ phận chuyên môn
Qua bảng 2.4 cho thấy, thu nhập trung bình hằng tháng của công ty nhìn chung ở mức tương đối thấp, và nó có xu hướng phụ thuộc vào trình độ học vấn. Tuy nhiên có nhiều nhân viên trình độ học vấn tuy không cao nhưng vẫn được hưởng mức lương cao. Chẳng hạn như có 32 người trình độ học vấn ở mức THCS, THPT nhưng đạt mức lương từ 2-< 5 triệu. Hay có nhiều nhân viên trình độ học vấn Trung cấp (5 người) nhưng lại đạt mức lương dưới 2 triệu đồng. Điều này cho thấy ngoài trình độ học vấn, mức lương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như kinh nghiệm, thời gian làm việc… Tuy nhiên nhìn chung vẫn có mối quan hệ giữa thu nhập hằng tháng và trình độ học vấn, ở các mức lương cao thì trình độ học vấn chủ yếu tập trung ở bậc Trung cấp, cao đẳng và đại học.
Bảng 2.4: Thu nhập trung bình hằng tháng theo trình độ học vấn Trình độ học vấn
THCS, THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học
< 2 triệu 32 5 0 0 0
2 -< 5 triệu 32 22 4 5 0
5 -< 10 triệu 0 0 0 2 1
(Nguồn : Số liệu điều tra phỏng vấn)
Bảng 2.5: Thu nhập trung bình hằng tháng theo thời gian làm việc
Thu nhập TB
Thời gian làm việc tại công ty (năm)
< 1 năm 1 -< 2 năm 2 -< 3 năm 3 -< 4 năm > 4 năm
< 2 triệu 8 12 8 8 1
2 -< 5 triệu 9 6 7 27 14
5 -< 10 triệu 0 0 0 1 2
(Nguồn : Số liệu điều tra phỏng vấn)
Nhìn chung, đa số công nhân viên ở công ty có thâm niên làm việc khá cao. Dựa vào bảng 2.5 ta cũng thấy được mối quan hệ giữa thời gian làm việc tại công ty và thu nhập hằng tháng của nhân viên, đa số nhân viên nào làm việc ở công ty từ 2 năm trở lên mức lương hầu hết nằm ở ngưỡng trên 2 triệu đồng. Theo đó có thể nói thời gian làm việc càng cao thì thu nhập càng tăng, điều này chứng tỏ thời gian làm việc tại công ty là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc trả lương cho công nhân của công ty. Tuy nhiên có một số người mặc dù làm việc ở công ty được khoảng 2-<4 năm nhưng mức lương vẫn ở dưới 2 triệu đồng, điều này có thể là do số công nhân này làm ở bộ phận sản xuất hoặc các bộ phận kỹ thuật. Cũng theo kết quả khi đi điều tra thì một số nhân viên hiện nay họ chỉ làm việc theo hợp đồng, và đa số là hợp đồng dài hạn, một số ít ngắn hạn và có thể sẽ chuyển sang công ty khác nếu có mức lương cao hơn.
Mô tả thông tin về đối tượng điều tra: Thời gian làm việc tại công ty hoặc Thu nhập TB hằng tháng (xem phụ lục 2.1).
2.5.2 Phân tích nhân tố khám phá
2.5.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Tính kỹ thuật, thì yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể là: Kết cấu vật chất của sản phẩm; Thành phần cấu tạo của sản phẩm; Đặc tính về cơ, lý, hóa của sản phẩm …
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo thành phần. Trong nghiên cứu này, phương pháp trích Principal Component Analysis với phép quay Varimax được sử dụng.
Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên (Othman & Owen, 2000), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig < 0,05, các biến có hệ số truyền tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
Theo như điều kiện đã nói ở trên, chúng ta đi vào phân tích nhân tố thì kết quả thể hiện như sau:
Bảng 2.6a: Kiểm định KMO and Bartlett's – thang đo các yếu tố chung
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,655
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 1,742E3
Df 276
Sig. ,000
(Nguồn : Xử lý dữ liệu với SPSS)
Sau khi đưa 24 biến vào phân tích nhân tố, kết quả kiểm định KMO đạt yêu cầu là 0,655 > 0,5 và Bartlett's có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giữa các biến này có mối tương quan với nhau nên phân tích nhân tố EFA là thích hợp.
Phân tích nhân tố EFA với tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 có 9 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích được là 74,092%, (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá. (Xem bảng phụ lục 2.2 (Total Variance Explained 1))
Bảng 2.6b: Kết quả phân tích nhân tố - thang đo các yếu tố chung Rotated Component Matrix(a)
Component
Kích thước sản phẩm ,931 Hình thức trang trí sản phẩm ,914
Màu sắc sản phẩm ,902
Dáng vẻ sản phẩm ,882
Tính thời trang của sản phẩm ,781
Thành phần cấu tạo của sản phẩm ,891
Kết cấu vật chất của sản phẩm ,884
Đặc tính về cơ, lý, hóa của sản phẩm ,802
Mức độ sai sót của sản phẩm ,613
Thời gian tồn tại có ích của sản phẩm ,512
Tính dễ vận chuyển, phân phối ,849
Tính dễ sử dụng ,826
Tính dễ sửa chữa ,763
Tính sẵn có ,700
Ảnh hưởng của CPSX đến CLSP ,841
Năng suất sản xuất ,794
Tiết kiệm các loại chi phí ,690
Mối quan hệ giữa giá cả và CLSP ,683
Mức độ đảm bảo an toàn cho người sản
xuất ,839
Mức độ đảm bảo an toàn cho người tiêu
dùng ,825
An toàn đối với môi trường ,780
Mức độ độc hại của sản phẩm lên môi
trường ,806
Mức độ độc hại của việc sản xuất ra sản
phẩm ,803
Tính dễ bảo quản
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Dựa vào bảng 2.6b, số liệu mà chúng ta chạy được ở trên thì mô hình 9 nhân tố của chúng ta lúc đầu được rút lại còn 6 nhân tố chính. Đồng thời có một biến “Tính dễ bảo quản” sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu do không đạt yêu cầu của điều kiện là factor loading >= 0,5. Tất cả các biến còn lại điều thỏa điều kiện. Như vậy chúng ta sẽ chạy tiếp EFA lần 2 với kết quả như sau:
Bảng 2.7a: Kiểm định KMO and Bartlett's – thang đo các yếu tố chung
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,658
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 1,719E3
Df 253
Sig. ,000
(Nguồn : Xử lý dữ liệu với SPSS)
Sau khi loại biến “Tính dễ bảo quản” và đưa 23 biến vào phân tích nhân tố, kết quả kiểm định KMO đạt yêu cầu là 0,658 > 0.5 và Bartlett's có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giữa các biến này có mối tương quan với nhau.
Phân tích nhân tố EFA với tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 có 9 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích được là 76,116%, (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá.(Xem bảng phụ lục 2.2 (Total Variance Explained 2))
Bảng 2.7b: Kết quả phân tích nhân tố - thang đo các yếu tố chung Rotated Component Matrix(a)
Component 1 2 3 4 5 6 Kích thước sản phẩm ,933 Hình thức trang trí sản phẩm ,915 Màu sắc sản phẩm ,905 Dáng vẻ sản phẩm ,881
Tính thời trang của sản phẩm ,786
Thành phần cấu tạo của sản phẩm ,891
Kết cấu vật chất của sản phẩm ,883
Đặc tính về cơ, lý, hóa của sản phẩm ,808
Thời gian tồn tại có ích của sản phẩm
Tính dễ vận chuyển, phân phối ,850
Tính dễ sử dụng ,837
Tính dễ sửa chữa ,774
Tính sẵn có ,687
Ảnh hưởng của CPSX đến CLSP ,
837
Năng suất sản xuất ,
779
Mối quan hệ giữa giá cả và CLSP ,
697
Tiết kiệm các loại chi phí ,
670
Mức độ đảm bảo an toàn cho người sản xuất ,
850
Mức độ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng ,
829
An toàn đối với môi trường ,
778
Mức độ độc hại của sản phẩm lên môi trường ,833
Mức độ độc hại của việc sản xuất ra sản phẩm ,821
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
(Nguồn : Xử lý dữ liệu với SPSS)
Dựa vào bảng số liệu 2.7b ta thấy có một biến “Thời gian tồn tại có ích của sản phẩm” sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu do không đạt yêu cầu của điều kiện là factor loading >= 0,5. Tất cả các biến còn lại điều thỏa mãn điều kiện. Như vậy chúng ta sẽ tiếp tục chạy EFA lần 3 với kết quả như sau:
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,655
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 1,611E3
Df 231
Sig. ,000
(Nguồn : Xử lý dữ liệu với SPSS)
Sau khi tiếp tục loại biến “Thời gian tồn tại có ích của sản phẩm” và đưa 22 biến vào phân tích nhân tố, kết quả kiểm định KMO đạt được là 0,655 > 0,5 và Bartlett's có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy giữa các biến này có mối tương quan với nhau và thỏa điều kiện đặc ra.
Phân tích nhân tố EFA với tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 có 9 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích thu được là 76,936%, (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá. (Xem bảng phụ lục 2.2 (Total Variance Explained 3))
Bảng 2.8b: Kết quả phân tích nhân tố - thang đo các yếu tố chung Rotated Component Matrix(a)
Component 1 2 3 4 5 6 Kích thước sản phẩm ,936 Hình thức trang trí sản phẩm ,915 Màu sắc sản phẩm ,908 Dáng vẻ sản phẩm ,885
Tính thời trang của sản phẩm ,780
Tính dễ sử dụng ,838
Tính dễ vận chuyển, phân phối ,832
Tính dễ sửa chữa ,758
Tính sẵn có ,756
Thành phần cấu tạo của sản phẩm ,897
Kết cấu vật chất của sản phẩm ,885
Đặc tính về cơ, lý, hóa của sản phẩm ,818
Ảnh hưởng của CPSX đến CLSP , 861
Năng suất sản xuất ,
815
Tiết kiệm các loại chi phí ,
717
Mối quan hệ giữa giá cả và CLSP ,
700
Mức độ đảm bảo an toàn cho người sản xuất ,
851
Mức độ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng ,
819
An toàn đối với môi trường ,
781
Mức độ độc hại của việc sản xuất ra sản phẩm ,862
Mức độ độc hại của sản phẩm lên môi trường ,800
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
(Nguồn : Xử lý dữ liệu với SPSS)
Như vậy, sau khi chạy EFA lần 3 thì chúng ta thu được kết quả là 22 biến đều hợp lệ và thỏa điều kiện. Không có biến nào bị loại trong lần chạy này, chứng tỏ những biến này đều có ảnh hưởng đến nhân tố chất lượng sản phẩm bao bì. Tuy nhiên, với số lượng biến nhiều như vậy và được gộp vào 6 nhóm nhân tố thì chưa thể nói lên điều gì về vấn đề mà đề tài đưa ra. Với mục đích là đưa ra những nhân tố quan trọng và quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bao bì, trong khi có quá nhiều biến thuộc nhiều nhân tố như vậy thì không suy ra được chỉ tiêu trọng tâm để Việt Phát áp dụng vào việc phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngang giai đoạn này thì quy trình xử lý số liệu và đưa ra kết quả vẫn còn mang tính chung chung. Như vậy, chúng ta tiếp tục phân tích và đưa ra các kết quả nghiên cứu cụ thể hơn bằng cách chạy tiếp các chương trình để
Đặt tên và giải thích nhân tố:
Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (factor loading) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó. Dựa vào kết quả phân tích nhân tố ở trên ta có thể đặt lại tên cho các nhân tố như sau:
+ Nhân tố thứ nhất bao gồm các biến sau: Kích thước sản phẩm; Hình thức trang trí sản phẩm; Màu sắc sản phẩm; Dáng vẻ sản phẩm; Tính thời trang của sản phẩm. Các nhân tố này đặt tên là Tính thẩm mỹ.
+ Nhân tố thứ hai bao gồm các biến sau: Tính dễ sử dụng; Tính dễ vận chuyển, phân phối; Tính dễ sửa chữa; Tính sẵn có. Đặt tên nhân tố này là Tính tiện dụng.
+ Nhân tố thứ ba bao gồm các biến quan sát sau: Thành phần cấu tạo của sản phẩm; Kết cấu vật chất của sản phẩm; Đặc tính về cơ, lý, hóa của sản phẩm; Mức độ sai sot của sản phẩm. Đặt tên nhân tố này là Tính kỹ thuật và Độ tin cậy.
+ Nhân tố thứ tư bao gồm: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến CLSP; Năng suất sản xuất; Tiết kiệm các loại chi phí; Mối quan hệ giữa giá cả và CLSP. Nhân tố này được đặt tên Chỉ tiêu công nghệ và Tính kinh tế.
+ Nhân tố thứ năm bao gồm: Mức độ đảm bảo an toàn cho người sản xuất; Mức độ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng; An toàn đối với môi trường. Đặt tên nhân tố này là Độ an toàn.
+ Nhân tố thứ sáu bao gồm: Mức độ độc hại của việc sản xuất ra sản phẩm; Mức độ độc hại của sản phẩm lên môi trường. Đặt tên nhân tố này là Chỉ tiêu sinh thái.
2.5.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo chất lượng sản phẩm Bảng 2.9: Kết quả phân tích nhân tố: Thang đo tầm quan trọng của CLSP
Biến nghiên cứu Biến quan sát Hệ số tải
nhân tố Số biến
Tầm quan trọng
Theo anh (chị) chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ,883 Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến
khả năng mở rộng thị phần của doanh nghiệp
,802 Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến
lợi nhuận của doanh nghiệp ,749
(Nguồn : Xử lý dữ liệu với SPSS)
Bốn biến quan sát của thang đo các yếu tố CLSP được đưa vào phân tích nhân tố với kết quả kiểm định KMO = 0,775, thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,5, kiểm định Bartlett's Test = 0,000 < 0,05. Phương sai trích của thang đo này là 71,302 % lớn hơn 50 % là đạt yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA. (Xem bảng phụ lục 2.3)
Hệ số tải nhân tố của các biến trên đều cao hơn 0,5, và bốn biến quan sát thuộc thang đo này đều tạo thành một thang đo chung với tên gọi như ban đầu là thang đo chất lượng sản phẩm. Thang đo này được sử dụng cho phân tích hồi quy tương quan tiếp theo.
Nhìn chung thì hệ số tải nhân tố của 4 biến trên đều rất cao, đặc biệt là biến “Theo anh (chị) chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại của doanh nghiệp” có factor loading lên đến 0,932 cao hơn rất nhiều so với 0,5. Đều đó thể hiện một mức ý nghĩa thiết thật cao về sự ảnh hưởng của các biến quan sát với nhân tố chất lượng sản phẩm.
2.5.3 Đánh giá thang đo thông qua hệ số Cronhbach Alpha
Các yếu tố đo lường đều được đánh giá độ tin cậy (thông qua hệ số Cronbach Alpha tính được từ phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS). Theo như mô hình nghiên cứu sau khi đã chạy EFA thì có 6 yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bao gồm: Tính thẩm mỹ (có 5 biến quan sát), Tính tiện dụng (Có 4 biến quan sát), Tính
kỹ thuật và độ tin cậy (Có 4 biến quan sát), Chỉ tiêu công nghệ và Tính kinh tế (Có
4 biến quan sát), Độ an toàn (Có 3 biến quan sát), Chỉ tiêu sinh thái (Có 2 biến quan sát), còn Chất lượng sản phẩm được đo lường bằng 4 biến quan sát. Sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronhbach Alpha, ta tiến hành loại bỏ các biến không đủ độ tin cậy trong thang đo, theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005 thì thang đo được chấp