Đối với công nghiệp

Một phần của tài liệu Xác định tổng hàm lượng sắt trong một số mẫu nước sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25 - 26)

Sắt là một nguyên tố có vai trò quan trọng trong cuộc sống và là kim loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Hầu hết các ngành kỹ thuật hiện đại đều có liên quan tới việc sử dụng sắt và hợp kim của sắt. Các hợp kim của sắt đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực: xây dựng, giao thông vận tải, quốc phòng, chế tạo máy, dụng cụ sản xuất và đồ dùng hàng ngày…

Sắt oxit là hợp chất tạo màu đầu tiên được sử dụng trong mỹ phẩm. Có ba loại oxit sắt cơ bản là: oxit sắt đen, vàng, đỏ. Về mặt hóa học, oxit sắt đen là hỗn hợp của Fe(II) và Fe(III) (Fe3O4); oxit sắt vàng là sắt (III) oxit hydrat (Fe2O3.H2O); còn oxit sắt đỏ là sắt (III) oxit (Fe2O3) chất gỉ đỏ quen thuộc. Đáng chú ý nhất là, gần như bất kì một màu sắc nào của da đều có thể được tạo ra bởi sự kết hợp của các loại khoáng trên với nhau. Ví dụ: chúng được sử dụng trong kem nền có màu và phấn thoa mặt.

Fe2O3, Fe3O4 được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

-Oxit sắt đỏ: được sử dụng rộng rãi trong sơn màu, vật liệu xây dựng, gốm, men các loại, các sản phẩm văn hóa giáo dục, kính quang học, hợp kim thép cao cấp.

-Oxit sắt vàng: được sử dụng cho chất tạo màu sơn, ngành nhựa, mực in, sử dụng trong ngành giấy và cao su công nghiệp.

-Oxit sắt đen: được sử dụng rộng rãi trong sơn dầu, vật liệu xây dựng, ứng dụng trong công nghiệp điện tử và truyền thông.

Các muối ferit của kim loại hóa trị hai dùng trong kĩ thuật máy tính.

FeSO4 được dùng trong việc sản xuất mực viết, trong sơn vô cơ, trong nhuộm vải và được dùng để tẩy gỉ kim loại.

Trong công nghệ chế biến thực phẩm, sắt là nguyên tố vi lượng không mong muốn do xúc tác các phản ứng oxi hóa chất béo, làm đục nước quả và rượu vang, làm tăng sự phát triển của vi khuẩn trong nước uống tinh khiết.

I.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SẮT [2], [4], [9], [10], [17], [18], [19]:

I.3.1. Phương pháp phân tích định tính sắt (III): I.3.1.1. Phản ứng với K4[Fe(CN)6]:

Một phần của tài liệu Xác định tổng hàm lượng sắt trong một số mẫu nước sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25 - 26)