HỠI BINH LÍNH! CÔNG NHÂN! ĐỒNG BÀO!

Một phần của tài liệu Tác phẩm yêu thích MƯỜI NGÀY RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI (Trang 88 - 96)

BÀO!

Đêm qua, bọn thù địch của nhân dân đã chuyến sang tấn công. Bọn tay chân của Coocnilov trong bộ tham mưu đang tìm cách điều bọn học sinh sĩ quan và các tiểu đaòn tình nguyện từ ngoại ô vào thành

phố. Các học sinh sĩ quan ở Ôranienbom và quân tình nguyện ở Xáccoie Xêlo không chịu đi theo chúng. Chúng dang âm mưu một đòn phản nghich đánh vào Xô Viết Petrograd. Một cuộc âm mưu phản cách mạng đang nhằm chống lại đại hội Xô Viết toàn Nga sắp họp, vào hội nghị lập hiến, vào nhân dân Xô Viết Petrograd bảo vệ cách mạng. Ủy ban quân sự cách mạng nhận nhiệm vụ đánh lùi cuộc tấn công của bọn phản nghịch. Toàn thể vô sản và quân đội ở Petrograd sẵn sàng giáng cho kẻ thù của nhân dân một đòn chí tử.

Ủy ban quân sự cách mạng ra lệnh: • 1 – Tất cả các ủy ban trung đoàn, đại đội, đơn vị hải quân và các ủy viên Xô Viết, tất cả các tổ chức cách mạng phải thường xuyên họp để tập trung tất cả những tin tức về kế hoạch và hành động của bọn phản nghịch.

• 2 – Không một người lính nào được rời đơn vị nếu không được phép của ủy ban. • 3 – Mỗi đơn vị quân đội phải lập tức cử đến Xmoni hai đại biểu và mỗi Xô Viết khu năm đại biểu.

• 4 – Mọi tin tức về hành động của bọn phản nghịch phải lập tức được chuyển toiư Xmoni.

• 5 – Mời tất cả các ủy viên Xô Viết

Petrograd và tất cả các đại biểu đại hội Xô Viết toàn Nga tới ngay Xmoni họp hội nghị bất thường.

Bọn phản cách mạng đã ngóc đầu dậy. Một nguy cơ lớn đang đe dọa tất cả những thành quả và hy vọng của công, nông, binh. Nhưng lực lượng của cách mạng mạnh hơn lực lượng của kẻ thù nhiều.

Sự nghiệp của nhân dân được những bàn tay vững chắc bảo vệ. Bọn phản nghich sẽ bị tiêu diệt.

Không do dự, hoài nghi! Phải cứng rắn, kỷ luật, bền bỉ, kiên quyết!.

Cách mạng muôn năm! Ủy ban quân sự cách mạng

Tại Xmoni, trung tâm của cuộc bão táp, Xô Viết Petrograd họp thường xuyên. Có

những đại biểu lăn cả ra sàn ngủ rồi lại nhỏm dậy tham gia tranh luận, Tơroxki, Cameniev, Volodacxki nói sáu tiếng, tám tiếng, mười hai tiếng một ngày…

Tôi xuống phòng 18 ở tầng một, các đại biểu Bônsevich đang họp đảng ở đây, diễn giả bị đám đông che lấp, chỉ nghe thấy một giọng nói đanh thép vang lên: “Bọn thỏa hiệp nói rằng chúng ta bị cô lập. Mặc chúng. Một khi đã khởi sự, chúng sẽ phải đi theo ta, nếu không sẽ mất hết quần chúng.”

Nói đến đấy, diẽn giả giơ lên một tờ giấy: “Chúng ta đã kéo được chúng theo rồi! Bọn Mensevich và bọn xã hội cách mạng vừa gửi thư cho ta nói rằng chúng lên án hành động của chúng ta, nhưng nếu chính phủ tấn công chúng ta thì chúng sẽ không chống lại sự nghiệp của giai cấp vô sản!” Tiếng hò reo thắng lợi…

Đêm xuống, phòng họp lớn chật ních binh lính và công nhân họp thành một khối khổng lồ màu xẫm, rì rầm trong khói thuốc xanh um. Ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga cũ cuối cùng đành phải cháp nhận những đại biểu đến dự cuộc đại hội mới này, điều đó có nghĩa là ủy ban đó đi đén chỗ tự tiêu diệt – và có lẽ cả cái nền trật

tự cách mạng do nó lập ra cũng đi đến chõ tiêu diệt. Tuy nhiên, trong phiên họp này, chỉ những thành viên của ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga có quyền bỏ phiếu… Qua nửa đêm, Gốt khai mạc phiên họp, Đan đứng lên phát biểu. Không khí lặng ngắt, căng thẳng, hình như nặng trĩu đe dọa.

Y nói: “Chúng ta đang trải qua những giờ phút bị đát nhât. Kẻ thù ở ngay đầu ngõ Petrograd, những lực lượng dân chủ cố gắng tự tổ chức để cản chúng lại, nhưng chúng ta chờ đợi một cuộc đổ máu trên dường phố thủ đô, nạn đói đe dọa không những phá hoại chính phủ thuần nhất của chúng ta mà ngay cả cách mạng nữa… “Quần chúng suy nhược và kiệt sức, họ chán cách mạng rồi. Nếu bon Bônsevich nhất định bạo động thì cách mạng sẽ đi đến chỗ tiêu diệt… (Tiếng la ó: Nói láo!) Bọn phản cách mạng chỉ chờ bọn

Bônsevich hành động để gây ra những cuộc tàn sát. Nếu xảy ra những cuộc đảo chính thì sẽ không có hội nghị lập hiến…” (Tiếng la ó: Nói Láo! Thật là vô sỉi!)

“Có một điều không thể chấp nhaanj được là tuy đóng trong khu vực chiến sự, quân đội thường trú ở Petrograd không chấp hành của bộ tham mưu… Các người phải phục tùng lệnh của bộ tham mưu và của ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga do các người đã bầu ra. Tất cả chính quyền cho các Xô Viết, điều đó có nghĩa là đi vào chỗ chết! Bọn trộm cướp chỉ chờ đợi có thế để cướp bóc và đốt phá… Khi mà người ta đưa ra những khẩu hiệu như: Cứ xông vào nhà,

lấy giày dép và quần áo của tư sản… (phòng họp ồn ào. Tiếng la ó: Không có khẩu hiệu nào như thế cả! Nói láo! Nói láo!). Được, có thể là bắt đầu không thế nhưng kết thúc sẽ như vậy.

“Ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga có toàn quyền hành động và phải được mọi người tuaan theo… Chúng tôi không sợ lưỡi lê… Ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga sẽ đem thân mình ra bảo vệ cách mạng…” (Tiếng la ó: Từ lâu, cái thân đó chỉ còn là một cái thây ma!).

Trong cảnh huyên náo, Đan đập bàn hét to cho mọi người nghe thấy: “Những kẻ nào nói như vậy là có tội”.

Có tiếng đáp: “Chính mi là kẻ phạm tội, khi mi cướp lấy chính quyền dâng cho tư sản!”

Gốt rung chuông: “Yên lặng, nếu không tôi đuổi ra khỏi phòng!”

Có tiếng đáp: “Thách đấy!” (Tiếng cười và huýt còi).

“Bây giờ nói về chủ trương của chúng tôi về vấn đề hòa bình (Tiếng cười) tiếc rằng nước Nga không thể tiếp tục chiến tranh được nữa. sẽ hòa bình, nhưng không phải là hòa bình thường xuyên, hòa bình dân chủ… Ngày hôm nay, trong phiên họp hội đồng cộng hòa, để tránh đổ máu, chúng tôi đã thông qua một bản nghị quyết đòi trao lại ruộng đất cho các ủy ban ruộng đất và mở những cuộc đàm phán bàn về hòa bình… (Tiếng cười và tiếng la: Qúa chậm rồi! Quá chậm rồi!).

Sau đó, Tơrotxki lên diễn đàn giữa những tiếng hoan hô vang dội, cả phòng họp đứng lên ầm ầm như sấm dậy. Khuôn mặt

lưỡi cày của ông có một vẻ châm biếm ma quái.

Ông bắt đầu nói: “Chiến thuật của ông Đan chứng tỏ rằng quần chúng – cái đám quần chúng thụ động và bàng quan hoàn toàn đi với ông ta!” (Tiếng cười như phá). Rồi quay về phía chủ tịch, ông nói bằng một giong lâm ly: “Khi chúng tôi nêu vấn đề trao ruộng đất cho nông dân thì các ông chống lại. Chúng tôi đã nói với nông dân, nếu họ không trao ruộng đất cho các bạn thì hãy tự tay mình chiếm lấy! và nông dân đã theo lời khuyên của chúng tôi. Bây giờ các ông mới đề nghị điều mà chúng tôi đã làm từ 6 tháng nay rồi…

“Tôi không tin rằng Kêrenxki vì lý tưởng nào đó mà ra lệnh hủy bỏ tội tử hình trong quân đội. Tôi nghĩ rằng Kêrenxki phải làm như vậy là vì quân đội thường trú ở

Petrograd đã không chịu tuân theo lệnh của y…

“Hôm nay, người ta buộc cho Đan là đã đọc ở hội đồng cộng hòa một bài diễn văn Bônsevich trá hình… Có lẽ một ngày kia Đan sẽ nói rằng tinh hoa của cách mạng đã dự vào cuộc nổi dậy trong những ngày 16 và 18 tháng bảy… trong bản nghị quyết của Đan đưa ra trước hội đồng cộng hòa ngày hôm nay, không thấy nêu vấn đề củng cố kỷ luật trong quân đội, tuy rằng đó là một điểm tuyên truyền của đảng y… “Không. Lịch sử của 7 tháng vừa qua

chứng tỏ rằng quần chúng đã bỏ rơi bọn Mensevich rồi. Bọn Mensevich và xã hội cách mạng đã đánh bại bọn K.D., nhưng khi đã nắm được chính quyền thì họ lại dâng cho bọn K.D…

Đan nói rằng các người không có quyền khời nghĩa. Khởi nghĩa là quyền của tất cả những người làm cách mạng! Khi quần chúng bị trị vùng lên thì đó là quyền của họ…”

Tiếp đến Libe, mặt dài ngoẵng và ác khẩu, thính giả đốn tiếp y bằng những tiếng làu bàu và những tiếng cười chế giễu.

- Ăngen và Mark nói rằng giai cấp vô sản không được nắm chính quyền nếu chưa sẵn sàng. Trong một cuộc cách mạng tư sản như cuộc cách mạng này…, để quần chúng nắm chính quyền tức là đưa cách mạng đến chỗ chết. Là một nhà lý luận xã hội dân chủ, chính Tơrotxki chống lại điều mà giờ đây ông ta đang đề nghị…(Tiếng hô: Thôi đủ! Cút đi!)

Mactov phát biểu,luôn luôn bị ngắt lời: “Những người quóc tế chủ nghĩa không phản đối việc chuyển chính quyền sang tay lực lượng dân chủ, nhưng họ không tán thành những biện pháp của những người Bônsevich. Lúc này không phải là lúc cướp chính quyền…”

Đan lại lên diễn đàn, y kịch liệt phản đối việc ủy ban quân sự cách mạng đã cử một ủy viên tới trụ sở báo Tin Tức và kiểm duyệt tờ báo đó. Phòng họp ồn ào lên. Mactov phát biểu nhưng chẳng ai nghe thấy gì cả. Các đại biểu quân đội và hạm đội Baltic nhất tề đứng cả dậy và hô to lên rằng Xô Viết là chính phhủ của họ…

Trong quang cảnh vô cùng hỗn loạn, Erơlich (một trong những lãnh tụ

Mensevich) đưa ra một bản nghị quyết kêu gọi công nhân và binh lính giữ bình tĩnh chớ có mắc mưu khiêu khích, bản nghị

quyết nhận thấy cần phải thành lập ngay một ủy ban an ninh công cộng và yêu càu chính phủ lâm thời lập tức ra sắc lệnh trao ruộng đất cho nông dân và mở cuộc đàm phán đình chiến…

Volodacxki đứng phắt dậy lớn tiếng tuyên bố rằng trong lúc đại hội Xô Viết sắp họp, ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga không có quyền đảm nhiệm những chức vụ của đại hội nữa. Ông nói: “Trong thực tế, ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga đã chết rồi và bản nghị quyết chẳng qua chỉ là một trò bịp bợm nhằm tiếp hơi cho nó…”

“chúng tôi, những người Bônsevich, sẽ không tham gia biểu quyết!” Nói tới đó, tất cả những người Bônsevich rời khỏi phòng họp và bản nghị quyết được thông qua. Khoảng 4 giờ sáng, tôi gặp Dorin

(Bônsevich tham gia tích cực vào cuộc cách mạng Tháng Mười) ở ngay cửa vào vai đeo súng.

Anh ta nói, giọng bình tĩnh nhưng lộ vẻ thỏa mãn:

- Công việc chạy tốt. Chúng tôi đã tóm cổ tên thứ trưởng bộ tư pháp và tên bộ

trưởng bộ tôn giáo. Hiện giờ chúng đã bị giam. Một trung đoàn đang đến đánh chiếm nhà điện thoại trung ương, một trung đoàn khác sẽ chiếm đóng nhà điện báo và trung đoàn thứ ba sẽ chiếm đóng ngân hàng quốc gia. Đội xích vệ đã sẵn sàng…”

Trên những bậc thềm Xmoni, trong đêm tối lạnh lẽo, lần đầu tiên chúng tôi thấy đội xích vẹ dưới hình dáng một toán thanh niên mặc quần áo công nhân mang súng lắp lưỡi lê, đang trò chuyện xôn xao.

Xa xa từ phía tây, qua những mái nhà yên tĩnh, vọng lại những tiếng súng nổ lác đác, ở phía đó, bọn học sinh sĩ quan đang tìm cách mở cầu qua sông Neva để chặn đương không cho công nhân nhà máy và binh lính ở khu Vibo liên lạc với các lực lượng Xô Viết ở trung tâm thành phố và những người thủy thủ Cơrongxtat thì đang đóng cầu Neva lại.

Sau lưng chúng tôi, viện Xmoni đồ sộ và sáng choang, nhộn nhịp như một tổ ong khổng lồ. HẾT CHƯƠNG III _____________________________ http://www.cafesangtao.com http://www.my.opera.com/tieuboingoan (trả lời: tieuboingoan) Post #: 12 RE: MƯỜI NGÀY RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI của nhà văn Mỹ John ... - 3.11.2007 2:22:44

Thanks, tieuboingoan!

Một phần của tài liệu Tác phẩm yêu thích MƯỜI NGÀY RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI (Trang 88 - 96)

w