ỦY BAN QUÂN SỰ CÁCH MẠNG

Một phần của tài liệu Tác phẩm yêu thích MƯỜI NGÀY RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI (Trang 84 - 88)

Thay mặt chủ tịch: PÔTVOIXKI – Thư ký ANTONOV

“Theo danh từ của tòa án,đây đúng là âm mưu phản nghịch nhằm kích động bọn dân ngu chống lại trật tự sẵn có, nhằm giải tán hội nghị lập hiến và dâng mặt trận cho những trung đoàn của Vinhem… Tôi cố ý

dùng chữ “Dân ngu” bởi vì toàn bộ nền dân chủ có ý thức và ủy ban trung ương Xô Viết toàn Nga của nó, tất cả các tố chức quân đội, lương tri và danh dự của nền dân chủ, phản đối những việc làm đó. “ Tôi đến đây không phải để cầu xin mà để nói lên lòng tin tưởng sắt đá của tôi rằng chính phủ lâm thời trong lúc này đang bảo vệ nền tự do trẻ tuổi của chúng ta, rằng nhà nước Nga mới sẽ có một tương lại xán lạn, sẽ được mọi người ủng hộ, trừ những kẻ không bao giờ dám nhìn thẳng vào sự thât.

“Nhân danh chính phủ lâm thời, tôi khẳng định rằng chính phủ chưa hề xâm phạm đến việc tự do sử dụng những quyền chính trị của người công dân. Nhưng giờ đây, chính phủ lâm thời tuyên bố: Trong lúc này, phải kiên quyết thanh toán tất cả những phần tử, những nhóm và đảng phái dám xâm phạm nguyện vọng của nhân dân Nga và dọa dâng mặt trận cho nước Đức…

“Nhân dân Petrograd nên hiểu rằng họ đứng trước một chính phủ cương quyết và có thể là cuối cùng, những người nào còn chút lương tri, lương tâm và danh dự sẽ phải nghĩ lại…”

Suốt bài diễn văn phòng họp vang lên những tiếng la ó inh ỏi. Sau khi Kêrenxki bước xuống diễn đàn, nét mặt nhợt nhạt, mồ hôi đầm đìa và bước ra khỏi phòng cùng với số sĩ quan tùy tùng, các diễn giả của phe tả và phe giữa thay nhau lên diễn đàn công kích phe hữu một cách dữ dội. Ngay cả nhóm xã hội cách mạng cũng có ý kiến, Gốt, đại diện cho nhóm này, phát

biểu:

- “Chính sách của nhóm Bônsevich, lợi dụng sự bất bình của quần chúng là mị dân và tội lỗi. Nhưng phải nhận rằng có nhiều nguyện vọng của quần chúng tới nay vẫn không được thỏa mãn… Phải đặt vẫn đề hòa bình, ruộng đất và dân chủ hóa trong quân đội như thế nào để cho không một người lính, một người nông dân hay một người công nhân nào có chút nghi ngờ rằng chính phủ không kiên quyết cố gắng thực hiện bằng được những điểm đó… - “Những người xã hội cách mạng chúng tôi không muốn gây ra một cuộc khủng hoảng nội các và chúng muốn sẵn sàng đem hết nghị lực ra bảo vệ chính phủ lâm thời tới giọt máu cuối cùng, chỉ cần chính phủ lâm thời, trước những vẫn đề cấp bách đó, có những lời tuyên bố minh bạch và cụ thể mà nhân dân nóng lòng chờ đợi…” Tiếp đến Mactov giận dữ: “Những lời chủ tịch Kêrenxki vừa phát biểu tự cho mình dùng chữ “Dân ngu” để chỉ một phong trào của một bộ phận quan trọng trong giai cấp vô sản và quân đội – dù rằng phong trào đó đi lầm đường – rõ ràng là những lời nói khiêu khích gây ra nội chiến.”

Bản nghị quyết do cánh tả đưa ra được chấp thuận, trong thực tế, việc đó tương đương với một biểu quyết không tín nhiệm chính phủ:

1. – Cuộc biểu tình vũ trang được chuẩn bị từ mấy ngày nay nhằm mục đích gây ra đảo chính, đe dọa gây ra nội chiến, tạo những điều kiện thuận lợi cho những cuộc cướp phá giết tróc và cho việc huy động

những lực lựong phản cách mạng như bọn Trăm Đen, nhưng sự việc đó nhất định sẽlàm cho không thể triệu tập được hội nghị lập hiến, gây ra thảm họa mới về mặt quân sự, đưa cách mạng đến thất bại, làm tê liệt đời sống kinh tế và đưa nước Nga đến chỗ suy sụp.

2. – Nguyên nhân của tình trạng rói loạn trên – ngoại trừ những điều kiện khách quan do chiến tranh gây ra – là do có sự trì trệ trong việc áp dụng một số biện pháp cần thiế. Trước hết, phải lập tức ra một sắc lệnh trao ruộng đất cho các ủy ban ruộng đát, về mặt đối ngoại, kiên quyết đề nghị các nước Đồng minh công bố những điều kiện đình chiến và mở những cuộc đàm phán.

3. – Nhất thiết phải đề ra ngay những biện pháp ngăn chặn sự phát triển của tình trạng vô chính phủ và phong trào cướp phá giết chóc. Muốn vậy, phải thành lập ra ở Petrograd một ủy ban an ninh công cộng gồm các đại biểu của thành phố và của các cơ quan dân chủ cách mạng: Ủy ban này sẽ hoạt động phối hợp với chính phủ lâm thời…

Có điều đáng chú ý là bản nghị quyết này được tất cả bọn Mensevich và xã hội cách mạng tán thành… Được tin, Kêrenxki bàn triệutâpk Apxentiev đến cung điện Mùa Đông để chất vấn. Nếu bản nghị quyết biểu hiện một sự không tín nhiệm vào chính phủ thì y yêu cầu Apxentiev đứng ra thành lập một chính phủ mới. Đan, Gốt và Apxentiev, các lãnh tụ của bọn “thỏa hiệp”, cố gắng thực hiện cuộc “thỏa hiệp” cuối cùng của họ: họ phân trần với Kêrenxki

rằng bản nghị quyết không hề nhằm chỉ trích chính phủ!.

ở góc đại lộ Moocxcaia và đại lộ Nepxki có những tốp lính, lưỡi lê cắm đầu súng, giữ những chiếc ôtô tư nhân qua lại, bắt những người ngồi trên xuống xe và hạ lệnh cho ôtô phải đi về phía cung điện Mùa Đông. Một toán đông dân chúng xúm lại xem. Không ai biết những người lính đó thuộc chính phủ hay thuộc ủy ban quân sự cách mạng. Ở trước nhà thờ Cađăng cũng vậy, các xe được lệnh quay trở lại đại lộ Nepxki. Năm sáu người lính thủy đeo súng đi tới, cười vang cả phố, họ đến gần trò chuyện với hai người lính trong bọn. Trên băng mũ của những người lính thủy có mang dòng chữ Rạng Đông và Bình Minh của Tự Do, tên hai chiếc tuần dương hạm Bônsevich thuộc hạm đội Baltic. Một người trong bọn họ nói: “Cơrôngxtat đang đến với chúng ta!”… Y như hồi 1792, trên đường phố Paris, người ta nói: “Quân đội Macxây đang đến với chúng ta!” Số là ở Cơrôngxtat có hai vạn rưởi lính thủy, thấm nhuần chủ nghĩa Bônsevich và không sợ chết.

Tờ Công nhân và Binh lính vừa phát hành, cả trang đầu đăng một tuyên bố lớn:

Một phần của tài liệu Tác phẩm yêu thích MƯỜI NGÀY RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w