Bộ máy chính quyền cấp xã tiếp tục được kiện toàn là những điều kiện rất quan trọng quyết định sự thành công của việc thực hiện các chính sách về phát triển NN, NT

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 (Trang 29 - 31)

Chất lượng đường NT cũng được nâng cấp với tốc độ khá nhanh so với các năm trước Hình 2 cho thấy tỷ lệ xã có đường đến UBND xã được nhựa, bê tông hoá tăng

1.12.Bộ máy chính quyền cấp xã tiếp tục được kiện toàn là những điều kiện rất quan trọng quyết định sự thành công của việc thực hiện các chính sách về phát triển NN, NT

trọng quyết định sự thành công của việc thực hiện các chính sách về phát triển NN, NT

Xã là cấp cơ sở có vị trí rất quan trọng trong việc triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở khu vực NN, NT. Kết quả TĐT cho thấy đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã2 những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực về độ tuổi và trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn.

Tính chung cả nước, trong số đội ngũ cán bộ chủ chốt, tuy nam giới qua các kỳ TĐT vẫn chiếm đại đa số, song tỷ lệ cán bộ nữ năm 2011 có tăng nhẹ, đạt 5,4% so với mức 3,9% của năm 2006.

Hình 4 (a) thể hiện xu hướng tăng tỷ trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở cả nhóm ít tuổi và nhóm cao tuổi, giảm ở nhóm từ 40- dưới 50 tuổi qua 2 kỳ TĐT các năm 2006 và 2011, cụ thể như sau: Chung cả nước năm 2011 nhóm dưới 30 tuổi đạt 3,3% (năm 2006 là 2,6%), nhóm từ 30-40 tuổi đạt 21% (năm 2006 là 18,2%), nhóm từ 40-50 tuổi đạt 43,5% (năm 2006 là 56,4%); nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên vẫn chiếm đến 32,2% (năm 2006 đạt 22,8%).

Các Hình 4 (b) và Hình 4 (c) cùng cho thấy một khuynh hướng trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt cấp xã tiếp tục tăng lên qua 5 năm. Kết quả TĐT cho thấy gần 90,3% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ tốt nghiệp THPT (năm 2006 đạt 78,6%). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năm 2011 có 95,5% số cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên (năm 2006 là 81,7%). Đáng chú ý là tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên tăng rất nhanh trong 5 năm qua từ 11,7% năm 2006 lên 32,4% năm 2011. Tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên cao là các vùng: ĐNB (54,5%), ĐBSCL (43,6%) và thấp nhất là vùng TDMNPB (21%).

2 2

Tính chung cả nước, trong số đội ngũ cán bộ chủ chốt, tuy nam giới qua các kỳ TĐT vẫn chiếm đại đa số, song tỷ lệ cán bộ nữ năm 2011 có tăng nhẹ, đạt 5,4% so với mức 3,9% của năm 2006. Vùng có cán bộ chủ chốt xã là nữ chiếm tỷ lệ cao, tốc độ trẻ hoá nhanh, trình độ văn hoá, chuyên môn từ trung cấp trở lên cao nhất là ĐBSCL: Tỷ lệ nữ đạt 8,9% (năm 2006 là 4,7% và năm 2001 là 2%). Về độ tuổi, nữ dưới 30 tuổi chiếm 7,1%, tỷ lệ này ở các năm 2006 và 2001 tương ứng là 4,8% và 2,3%. Cán bộ chủ chốt xã là nữ có trình độ văn hoá THPT đạt 97,5% so với 88,8% năm 2006 và 66,5% năm 2001. Về chuyên môn nghiệp vụ, nữ có trình độ từ trung cấp trở lên đạt 97,1% (năm 2006 là 87,6%).

Cùng với kiện toàn đội ngũ, trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã được nâng cấp và từng bước hiện đại hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo điều hành được thông suốt, kịp thời giữa các cấp, các ngành cũng như nhiều lợi ích khác. Đến năm 2011, cả nước có 98,6% số trụ sở UBND xã được xây dựng kiên cố, bán kiên cố (trong đó 72,4% được xây dựng kiên cố); 99,5% trụ sở UBND xã có máy vi tính so với 92,7% năm 2006. Đặc biệt 3/4 số trụ sở UBND xã có máy vi tính kết nối mạng Internet, cao hơn rất nhiều so với mức 1/20 của năm 2006.

Bên cạnh các thành tích nêu trên, tồn tại lớn nhất trong lĩnh vực này là mặt bằng về trình độ cán bộ chủ chốt của xã cũng như điều kiện làm việc tại xã ở các vùng, tỉnh còn có sự chênh lệch lớn. Điều kiện làm việc của cán bộ xã vùng cao thấp hơn nhiều so với các xã vùng khác như: mới gần 2/3 trụ sở làm việc được xây kiên cố; 46,6% UBND xã có máy tính kết nối Internet. Tại nhiều tỉnh trình độ chuyên môn, lý luận chính trị hoặc quản lý nhà nước của cán bộ chủ chốt của xã còn hạn chế. Đặc biệt, một số tỉnh có trên 10% số cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng. Số cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ về chuyên môn hoặc lý luận chính trị từ đại học trở lên còn rất thấp. Đây là trở ngại không nhỏ trong việc đưa NN, NT lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 (Trang 29 - 31)