Làng nghề NT được khôi phục và phát triển, tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế NT, nhưng vấn đề môi trường tại các làng nghề vẫn

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 (Trang 28 - 29)

Chất lượng đường NT cũng được nâng cấp với tốc độ khá nhanh so với các năm trước Hình 2 cho thấy tỷ lệ xã có đường đến UBND xã được nhựa, bê tông hoá tăng

1.11.Làng nghề NT được khôi phục và phát triển, tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế NT, nhưng vấn đề môi trường tại các làng nghề vẫn

sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế NT, nhưng vấn đề môi trường tại các làng nghề vẫn bộc lộ nhiều yếu tố hạn chế, yếu kém

Cùng với sự ra đời của các khu CN, cụm CN, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật. Đến năm 2011, khu vực NT có 961 xã có làng nghề, chiếm 11% tổng số xã (tỷ lệ tương ứng của các năm 2001 và 2006 lần lượt là 6% và 8%). Số lượng làng nghề cũng tăng: Năm 2011 có 1.322 làng nghề (trong đó có 976 làng nghề truyền thống) so với 1077 làng nghề của năm 2006 và 710 làng nghề của năm 2001.

Các làng nghề đã thu hút 327 nghìn hộ và 767 nghìn lao động thường xuyên (năm 2006 là 256 nghìn hộ và 655 nghìn lao động). Bình quân 1 làng nghề có 248 hộ và 580 lao động so với 238 hộ và 609 lao động năm 2006. Vùng có nhiều xã có làng nghề và số lượng làng nghề nhiều

nhất là ĐBSH: 485 xã (chiếm 50,5% tổng số xã có làng nghề cả nước), 706 làng nghề (chiếm 53% số làng nghề cả nước) và 222 nghìn hộ tham gia với 505 nghìn lao động. Kế đến là BTBDHMT có 237 xã với 305 làng nghề, 46,7 nghìn hộ tham gia với 108 nghìn lao động thường xuyên. Vùng ĐBSCL có 117 xã, 132 làng nghề, thu hút hơn 31 nghìn hộ với gần 93 nghìn lao động thường xuyên. Các vùng còn lại số lượng xã có làng nghề và số làng nghề còn ít và tăng chậm.

Tuy nhiên, mặt trái của các làng nghề NT cũng còn nhiều, nhất là tình trạng gây ô nhiễm môi trường NT: nước thải, chất thải do các làng nghề tạo ra tại các vùng quê gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe người dân còn rất phổ biến. Theo kết quả TĐT năm 2011, tỷ lệ làng nghề sử dụng thiết bị xử lý nước, chất thải độc hại chỉ đạt 4,1% và thực trạng này đang cho thấy rõ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao của các làng nghề ở NT nước ta.

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 (Trang 28 - 29)