Phương pháp phân tích BCĐKT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tạicông ty cổ phần sông đà 505 (Trang 25 - 27)

II, Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430)

3, Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433)

1.3.1.2. Phương pháp phân tích BCĐKT

Khi phân tích BCĐKT thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp cân đối.

a) Phương pháp so sánh:

Được sử dụng phổ biến trong phân tích tình hình tài chính phản ánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải tiến hành giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định gốc so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. Để xác định mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng những kỹ thuật sau:

- So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số cột đầu năm với cột cuối năm của các chỉ tiêu trên BCĐKT. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích.

- So sánh tương đối: là trị số của phép chia giữa số cột cuối năm với cột đầu năm của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu nghiên cứu.

- So sánh bình quân: Biểu hiện tính chất đặc trưng chung của về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của đơn vị, một bộ phận hay tổng thể chung có cùng tính chất.

Quá trình phân tích kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 3 hình thức:

So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của BCĐKT, quá trình này còn được gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo).

So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên bảng CĐKT (cùng hàng trên báo cáo), quá trình này còn được gọi là phân tích theo chiều ngang.

So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác, phản ánh quy mô chung và chúng có thể xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.

b) Phương pháp cân đối

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng về lượng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh.

Qua việc so sánh này, các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ cụ thể để đánh giá tính hợp lý của sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng như biến động về tổng giá trị tài sản và nguồn vốn.

Ngoài ra còn sử dụng thêm các phương pháp như: thay thế liên hoàn; chênh lệch và nhiều khi do đòi hỏi của quá trình phân tích yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Qua đó, các ành quản trị mới đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tạicông ty cổ phần sông đà 505 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)