Qui mô và nội dung hoạt động

Một phần của tài liệu Thuc trang va giai phap phat trien cac hợp tác xã nong nghiep (Trang 49 - 53)

Từ những ngày mới thành lập, xuất phát từ yêu cầu phát triển của nông dân, nhằm để khai thác và quản lý có hiệu quả sản xuất trong các tiểu vùng mà HTX quản lý. Dịch vụ HTX cần làm là thực hiện những khâu công việc mà từng bộ phận nông dân riêng lẽ không thể làm được hoặc có làm được thì hiệu quả đem lại không cao, cụ thể như rút nước ra xuống giống sớm, chống ống vụ 3 cho toàn tiểu vùng. Vì vậy, HTX lấy khâu dịch vụ tưới tiêu làm khâu đột phá và từng bước sẽ mở rộng dịch vụ khác theo yêu cầu của xã viên và vốn của HTX.

Bằng sự tính toán và nhạy bén của Ban quản trị trong quá trình hoạt động bằng nguồn vốn tích luỹ đã có 1 số HTX làm thêm dịch vụ như: Thức ăn gia súc, cuốc đất, cày xới, phân bón,…bước đầu đã giúp bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất. HTX tổ chức hoạt động thêm dịch vụ không đặt lợi nhuận lên trên hết mà mục tiêu cao nhất là cố gắng hạ giá thành dịch vụ, tăng lợi nhuận cho nông dân.

Theo báo cáo của phòng nông nghiệp Huyện, tổng diện tích phục vụ của các HTX nông nghiệp Huyện Chợ Mới sáu tháng đầu năm 2005 là 5.703 ha chỉ chiếm 20,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn Huyện (27.580 ha). Trong đó, HTX có diện tích phục vụ cao là: HTX Long Bình 500 ha, HTX Trung Phú 478 ha, HTX Mỹ Thuận 420 ha; HTX có

diện tích phục vụ thấp nhất là HTX Long Hoà chỉ vỏn vẹn 55 ha. Trong giai đoạn 2001 – 2005 thì tổng diện tích phục vụ của các HTX trong Huyện giảm, nguyên nhân do sáp nhập và giải thể một số HTX, tuy nhiên nếu xét diện tích phục vụ của từng HTX thì vẫn có tăng ở một số HTX. Năm 2005 diện tích phục vụ của các HTX Chợ Mới là 5.703 ha, chiếm 16% diện tích tích phục vụ của các HTX toàn tỉnh An Giang (35.104 ha), nếu xét diện tích phục vụ TB/HTX thì năm 2005 ở Chợ Mới thấp hơn Tỉnh 52 ha. Với diện tích phục vụ hiện nay như vậy thì chưa đáp ứng nhu cầu đại đa số nông dân trên địa bàn Huyện, đây là một thuận lợi lớn cho các HTX sau này mở rộng diện tích phục vụ . (Xem bảng 3.10)

Bảng 3.9: Diện tích phục vụ của HTX Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 – 2005 ĐVT: ha Diện tích phục vụ Năm 2001 2002 2003 2004 2005 HTX Huyện Chợ Mới 7.374 7.204 6.450 5.753 5.703 Diện tích phục vụ TB/HTX Huyện 273 288 269 240 259 HTX tỉnh An Giang 29.469 26.541 34.436 35.362 35.104 Diện tích phục vụ TB/HTX Tỉnh 324 246 285 244 311 Tỷ lệ DTPV HTX CM/DTPV HTX cả tỉnh 25% 27% 19% 16% 16%

(Nguồn: Báo cáo của phòng nông nghiệp Huyện và sở NN-PTNN tỉnh An Giang qua các năm.)

Theo kết quả khảo sát năm 2005, ngành nghề dich vụ hoạt động của các HTX Chợ Mới rất đa dạng: 22/22 HTX.NN làm dịch vụ bơm tưới tiêu; 4 HTX làm dịch vụ cày xới, làm đất; 2 HTX có lò xấy; 2 HTX làm dịch vụ sạ hàng; 1 HTX làm suốt lúa; 1 HTX cung cấp nguyên liệu, thức ăn gia súc; 2 HTX cung cấp giống, làm giống; 1 HTX làm công trình thuỷ lợi; 2 HTX liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản cho nông dân; 5 HTX làm tín dụng nội bộ . HTX làm nhiều dịch vụ nhất là HTX Định Thuận với 5 dịch vụ, HTX Thuận Quới làm 4 dịch vụ. (Xem bảng 3.11)

Bảng 3.10: Nội dụng hoạt động của các HTX.NN Huyện

STT dịch vụ hoạt độngNgành nghề, Bơm tưới tiêu Cày xới, làm đất

SấyhàngSạ Suốt lúa Cung cấp VT, NL, thức ăn Cung cấp giống, làm giống Công trình thuỷ lợi Tiêu thụ nông sản Tín dụng nội bộ Nuôi bò vỗ béo 1 LONG HÒA x x 2 LONG BÌNH x x x x 3 HÒA THUẬN x x 4 PHÚ QUỚI x x 5 ĐỊNH THUẬN x x x x x 6 LONG THẠNH x 7 ĐÔNG CHÂU x 8 THUẬN QUỚI x x x x 9 MỶ THUẬN x x x 10 PHƯỚC THẠNH x x 11 PHÚ THƯỢNG x x 12 NHƠN NGẢI x 13 BÌNH PHÚ x x x 14 TÂN LONG x 15 TÂN QUỚI x 16 TRUNG THÀNH x 17 THÀNH CÔNG x 18 MƯỜI HỒNG x 19 HIỆP HÒA x x x 20 AN HỒNG x 21 TRUNG PHÚ x x x 22 THẠNH PHÚ x Tổng 22 4 2 2 1 1 2 1 2 5 3 (Nguồn: kết quả phỏng vấn tháng 4/2006)

Trong thời gian qua, các HTX ở Chợ Mới đã có những bước đột phá không chỉ làm dịch vụ truyền thống bơm tưới mà đã mạnh dạn đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại như: HTX Hoà Thuận thu mua bắp non sau đó bán lại cho công ty ANTESCO, HTX Hiệp Hoà liên kết với công ty AGIMEX-KIKOTU thu mua lúa chất lượng cao cho nông dân trong vùng. Ngoài ra, nhiều HTX còn nhạy bén sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư vào một số lĩnh vực ở ngay địa phương có nhu cầu cao, từ đó không những hàng năm đem lại lợi nhuận cho HTX mà còn giải quyết được việc làm, giúp người dân có vốn sản xuất kinh doanh như: HTX Hoà Thuận, HTX Thuận Quới, HTX Phú Thượng mua bò cho các xã viên nuôi vỗ béo sau đó đem bán phân chia lợi nhuận; HTX Long Bình , HTX Thuận Quới, HTX Trung Thành, HTX Định Thuận, HTX Long Hoà bước đầu làm tín dụng nội bộ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong thời gian qua việc thực hiện tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế đối với các HTX do: thu mua không đủ số lượng theo hợp đồng với công ty do nông dân cung cấp không đủ, thường bán cho bạn hàng sáo ngay trên đồng ruộng của mình hoặc cung cấp với số lượng ít trong khi chi phí cao lợi nhuận nhỏ thậm

chí không lời; HTX không linh hoạt điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường nên thu mua không lại so với bạn hàng sáo, tư nhân, một bộ phận rất linh hoạt trong thu mua nông sản. Ngoài ra, các công ty thu mua thường đưa ra các yếu tố chất lượng khắt khe và kiểm tra sản phẩm chặt chẽ, hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa DN và HTX vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa có những ràng buộc pháp lý trong khâu thực hiện. Một yếu tố hạn chế hiện nay nữa mà HTX làm chưa được đó là tạo mối quan hệ khắn khít với các đối tác, một số HTX còn ngại khó. Chính những nguyên nhân trên mà dịch vụ tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự mang lại hiệu quả cho các HTX.NN trong Huyện Chợ Mới nói riêng và tất cả các HTX trong tỉnh nói chung.

Nhìn chung, đa phần các dịch vụ HTX thực hiện đều rất thiết thực và hiệu quả. Đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và đời sống xã viên và nông dân ở địa phương, được nông dân đồng tình ủng hộ.

Qua kết quả khảo sát

+ có 39/60 người dân (chiếm tỷ lệ 65%) hài lòng với kết quả hoạt động của HTX. Lý do hài lòng là: giá cả dịch vụ chấp nhận được, chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng kịp thời, hiệu quả, giảm chi phí sản xuất. Đặc biệt là những người nghèo, người được vay vốn của HTX, họ rất hài lòng vì đã tạo cho họ có khoản vốn để sản xuất, làm ăn và đa số họ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích mang lại hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho HTX.

+ 24/60 người dân (chiếm 40%) muốn HTX mở rộng thêm các dịch vụ: cày xới, máy cày, máy gặt đập liên hợp, đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Đây cũng là mong muốn cấp thiết của các HTX nhưng một thực tế hiện nay là các HTX thiếu vốn cũng như hạn chế trong khâu tổ chức quản lý nên không thực hiện được.

Bên cạnh những HTX hoạt động dịch vụ có hiệu quả thì vẫn còn những HTX hoạt động dịch vụ chưa hiệu quả như:

+ Dịch vụ sấy lúa của HTX Trung Phú hoạt động được vụ Đông Xuân năm 2005 và ngưng hoạt động cho đến giờ, chưa khấu hao hết tài sản. Nguyên nhân là do đa số xã viên và hộ nông dân xung quanh HTX sản xuất với diện tích nhỏ, đất manh mún nên khi thu hoạch lúa với số lượng ít nên họ phơi ở nhà không đem đến sấy ở HTX.

+ Có 12/60 người dân (chiếm 16,7%) được phỏng vấn phàn nàn về dịch vụ bơm tưới, họ cho rằng HTX phục vụ chưa tốt: không đủ nước, hệ thống thuỷ lợi chưa tốt, chưa tiến hành nạo vét kênh mương, rút nước không kịp để xảy ra tình trạng ngập úng, cán bộ HTX ít trực tiếp xuống thăm đồng, gần gũi nông dân để giải quyết kịp thời các thắc mắc của họ: HTX.NN Phước Thạnh, HTX.NN Tân Long, HTX.NN Phú Quới,…

Từ kết quả khảo sát và phân tích trên cho thấy, các hoạt động của các HTX chưa mang tính ổn định cao, mặc dù đã có nhiều HTX cố gắng mở thêm dịch vụ nhưng số này còn hạn chế. Mặc khác, hiện nay còn rất nhiều HTX chỉ làm một vài dịch vụ đơn lẻ nhưng lại phục vụ chưa tốt. Vì thế, trong thời gian sắp tới các HTX.NN cần nhìn nhận lại, đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan để khắc phục những hạn chế nói trên, mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thuc trang va giai phap phat trien cac hợp tác xã nong nghiep (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)