Đánh giá về tỷ giá dự báo năm 2006

Một phần của tài liệu Su anh huong cua lam phat lai suat ti gia den tinh hinh tai chinh cua cong ty xuat khau thuy san AN giang (Trang 53)

Tỷ giá dự báo trong bảng (5.7), được dự báo bằng hai công cụ: lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) và hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE). Ở hai công cụ này, chỉ quan tâm đến hai nhân tố ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá: lạm phát và lãi suất, nhưng trên thực tế tỷ giá chịu tác động bởi nhiều nhân tố, không chỉ phụ thuộc vào nhân tố thị trường mà còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý của nhà đầu tư.

Quan sát trên thị trường tiền tệ trong nước và trên thế giới ta thấy cầu ngoại tệ tăng, giá bán USD của ngân hàng và trên thị trường tự do đã chính thức vượt mức 16.000 đồng/USD. Cụ thể, tỷ giá niêm yết của ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh ngày 6/5 đạt 16.010 đồng/USD. Giá USD trên thị trường tự do trong ngày 6/5

Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006

cũng tăng, mua vào 16.010 đồng/USD, bán ra 16.040 đồng/USD. Ngoài ra, trên thị trường tự do giá USD đã có lúc lên 17.000 VND ăn một đôla Mỹ, như vậy diễn biến của tỷ giá trên thị trường trong nước và thế giới, đang rất nóng có thể tăng giảm bất thường.

Theo các chuyên gia kinh tế dự đoán tỷ giá USD/VND sẽ ổn định trong các năm tới, bởi biến động của tỷ giá phụ thuộc vào cung – cầu ngoại tệ. Theo ông Lê Xuân Nghĩa vụ trưởng vụ chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng: “nguồn cung ngoại tệ của chúng ta khá dồi dào, ngân hàng Nhà nước đã và đang sử dụng tiền từ nguồn phát hành mà chính phủ cho phép mua vào ngoại tệ, để ổn định tỷ giá”.Trong thời gian ngắn vừa qua, tỷ giá biến động trong tầm kiểm soát của chính phủ, ngân hàng Nhà nước đã mua vào lượng ngoại tệ khá cao bằng hơn 50% sức mua vào của cả năm 2005, vì trong thời gian qua lượng đôla Mỹ trên thị trường tăng, nếu ngân hàng không mua ngoại tệ vào thì đôla Mỹ sẽ rẻ đi thì đồng Việt Nam phải lên giá. Nhờ ngân hàng Nhà nước mua vào mà tỷ giá đồng Việt Nam so với đôla Mỹ được giữ ổn định. Ngoài các nguồn tiền sẵn có của chính phủ, cung ngoại tệ thặng dư phần lớn nhờ vào nguồn kiều hối gởi về nước lên đến gần 4 tỷ USD cao nhất từ trước tới nay, số vốn đầu tư của nước ngoài lên đến 6 tỷ USD, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, mang lại nguồn ngoại tệ khá cao lên tới 3,1 tỷ USD. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam lần đầu tiên phát hành trái phiếu ra nước ngoài đã thu được 750 triệu USD, với nhiều nguồn ngoại tệ khá dồi dào đem lại cho Việt Nam nguồn cung ngoại tệ có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh tế và ổn định tỷ giá giữa USD và VND trong thời gian tới.(10)

Nếu xét đến các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến tỷ giá thì có thể nói rằng tỷ giá ít bị ảnh hưởng, nhưng tỷ giá cũng biến động từ 1-2% trong năm 2006 so với năm 2005 (theo dự báo của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ông Lê Đức Thúy). Ở Việt Nam USD đáng ra cũng phải giảm giá, tuy nhiên đồng USD của Việt Nam lại chịu sự tác động hai chiều (sự mất giá của USD trên thị trường quốc tế và trong nước thì chịu sự quản lý theo tỷ giá tăng cùng với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng). Một bên hạ xuống một bên kéo lên đã làm USD ở Việt Nam tăng từ 1-2% là phù hợp. Đồng thời một nguyên nhân kinh tế khiến cho USD ở Việt Nam không tăng cao như dự báo, vì trên thị trường thế giới USD vẫn còn mất giá do sự thâm hụt của cán cân thương mại ở Mỹ năm 2005 đạt mức kỷ lục 725,8 tỷ USD, chiếm tới 5,8% thu nhập quốc nội cao hơn tỷ lệ 5,3% của năm trước. Đồng USD ở Việt Nam và USD ở Mỹ chưa ngang giá sức mua, nghĩa là 1USD tại Việt Nam có sức mua tương đương gấp khoảng 4,3 lần 1USD tại Mỹ. Từ các nguyên nhân kinh tế đó làm cho tỷ giá USD/VND tăng với mức độ thấp từ 1-2% có thể phù hợp với kết quả dự báo ở mức thấp nhất là trên 2%. Vì vậy có thể xem công cụ dự báo tỷ giá bằng PPP và IFE cho kết quả đáng tin cậy, nếu Agifish quan tâm về dự báo tỷ giá, chỉ với hai nhân tố: lạm phát và lãi suất thì đây là kết quả mà công ty có thể sử dụng.(11)

Đồng EUR có xu hướng tăng giá mạnh so với USD, với nền kinh tế kém lạc quan của Mỹ là thâm hụt ngân sách, chi nhiều cho quân sự nên thị trường Mỹ hầu như kém hấp dẫn, khiến cho đồng đôla Mỹ yếu đi liên tiếp giảm giá so với các loại ngoại tệ chủ đạo: tỷ giá ngày 11/5/2006 1EUR đổi được 1,2774USD nhưng đến ngày hôm sau 1EUR đổi được 1,2926USD. Một số dự báo cho rằng USD sẽ tiếp tục giảm giá và 1EUR sẽ sớm đổi được 1,300USD như cách đây hai năm.

10 Thông tin được trích từ 2 bài báo: “Sốt” USD “Đầu cơ chỉ là giọt nước tràn ly!”– Ngày: 11/05/2006, diễn biến tỷ giá USD/VND trong 15 năm qua: giá tăng thấp – Ngày: 28/02/2006. Tại website: www.vneconomy.com.vn

11 Thông tin được trích từ bài báo: Tỷ giá USD/VND sẽ ổn định trong vài năm tới – Ngày: 18/05/2006.

Tại website: www.vneconomy.com.vn

Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006

Đồng EUR tăng giá hơn so với USD, chứng tỏ sức hấp dẫn của đồng đôla Mỹ yếu đi, vì nền kinh tế EU có sức khởi sắc cao hơn. Theo số liệu của cơ quan thống kê Liên minh châu Âu Eurostat, tăng trưởng kinh tế của 12 nước thành viên trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong quí I năm nay tăng 0,6% so với ba tháng trước và tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà phân tích cho biết, số liệu này cho thấy sự phục hồi kinh tế diễn ra một cách liên tục và có thể khiến cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất vào 6 tháng tới. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng tiếp theo phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng. Ông Archer cho rằng: “nếu sức mua của người tiêu dùng gia tăng và mở rộng tại các nước thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế khu vực tăng trưởng mạnh mẽ”. Ông cũng hy vọng rằng, ECB sẽ tăng thêm lãi suất 0,25% trong tháng 6 và tháng 8 này, đưa mức lãi suất cơ bản của đồng tiền này lên 3%. Ủy ban châu Âu EC đã dự đoán tăng trưởng kinh tế của Eurozone tăng lên so với năm ngoái, từ 1,9% năm 2005 lên 2,1%, sau khi nhận thấy sức mua của người tiêu dùng tại Đức gia tăng và môi trường kinh doanh toàn cầu được cải thiện.(12)

Tuy nhiên mức dự báo này cũng không mấy khả quan vì một số nền kinh tế trọng điểm của EU như Đức trong quí I mức độ tăng trưởng của nước này thấp hơn 0,4% so với dự báo, tình hình giá nguyên liệu tăng cao như hiện nay, kinh tế khu vực này khó tránh khỏi sự ảnh hưởng.

Như vậy bảng (5.7) cho kết quả dự báo với từng mức độ biến động cao nhất, trung bình, thấp nhất của tỷ giá EUR/USD và EUR/VND cũng tương đối hợp lý so với biến động nền kinh tế hiện nay và sau này. Nên tỷ giá dự báo có thể được áp dụng trong thực tế, đồng thời mang đến cho doanh nghiệp một hình ảnh về thị trường tiền tệ và thị trường kinh doanh trong tương lai, nhằm giúp doanh nghiệp có một kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý hơn.

Áp tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày 31/12/2005: 1USD = 15.875VND.

Bảng 5.8: Luồng ngoại tệ USD của doanh nghiệp năm 2005 ĐVT: USD

12 Thông tin được trích từ bài viết: Kinh tế khu vực Eurozone tăng trưởng khá – Ngày: 12/05/2006.

Tại website: www.vneconomy.com.vn

Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 43

Chỉ tiêu Năm 2005

Phải thu + USD 4.035.638,26

Phải trả - USD 846.742,82

Tiền mặt + USD 15.384,18

Tiền gởi ngân hàng + USD 15.056,56 Lãi vay bằng ngoại tệ - USD 66.066,58

Luồng ngoại tệ ròng + USD 3.153.269,60

Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006

Qua bảng (5.8) luồng ngoại tệ USD của doanh nghiệp mang dấu dương, nghĩa là cuối năm 2005 doanh nghiệp đang thặng dư ngoại tệ, số lượng ngoại tệ cần trả nhỏ hơn số lượng ngoại tệ doanh nghiệp cần thu và hiện có. Nên rủi ro trong thanh toán và giao dịch bằng USD không đáng kể, doanh nghiệp có thể không cần dùng các công cụ đề phòng rủi ro tỷ giá (vì theo dự báo tỷ giá USD/VND tăng trong năm 2006).

Ở đây, chỉ có vấn đề là trong năm 2006, nếu tình hình nhập khẩu: nguyên liệu, hóa chất, hàng hóa…với số lượng nhiều ở các thị trường EU, Mỹ, Châu Á…thì doanh nghiệp sẽ chi nhiều ngoại tệ, trong các thời kỳ khác nhau. Để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng quyền chọn mua, quyền chọn bán ngoại tệ từ ngân hàng ngoại thương, ngân hàng Nhà nước Việt Nam…trong thanh toán.

Chương 6:Tỷ giá dự báo ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp năm 2006

CHƯƠNG 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TỶ GIÁ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

NĂM 2006

6.1. Xây dựng kế hoạch tài trợ cho doanh nghiệp trong năm 2006

 Trong năm 2006 công ty có kế hoạch đầu tư trang thiết bị như sau:

Bảng 6.1: Hạng mục đầu tư năm 2006 Các hạng mục đầu tư

1. Xây dựng mới xí nghiệp đông lạnh số 1 80.000 triệu đồng 2. Di dời phân xưởng chế biến bột cá, mở cá 3.000 triệu đồng 3. Nhu cầu vốn lưu động 65.000 triệu đồng

Tổng 148.000 triệu đồng

(Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang)

 Với kế hoạch đầu tư 83 tỷ đồng doanh nghiệp tài trợ bằng: + Vốn tự có từ nguồn vốn khấu hao và quỹ đầu tư phát triển. + Vốn huy động trên thị trường chứng khoán.

 Còn vốn lưu động để duy trì sản xuất kinh doanh 65 tỷ đồng được tài trợ bởi nợ ngắn hạn.

Quyết định đồng tiền để vay vốn cho kế hoạch tài trợ ngắn hạn sẽ dễ dàng hơn khi công ty có các khoản phải thu bằng ngoại tệ trong tương lai có lãi suất thấp. Công ty sẽ dùng các khoản phải thu này để hoàn trả các khoản vay bằng ngoại tệ, nếu công ty không có các khoản phải thu bằng đồng ngoại tệ có lãi suất thấp, thì quyết định trở nên phức tạp. Lãi suất tài trợ có hiệu lực của bất kỳ ngoại tệ nào đều không biết trước vì tỷ giá luôn thay đổi trong suốt thời gian vay nợ. Để ra quyết định, Agifish có thể dự kiến lãi suất tài trợ có hiệu lực dựa trên những dự kiến về phần trăm thay đổi của tỷ giá.

Theo như dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng trong năm 2006 với 3 mức độ biến động trung bình, thấp nhất, cao nhất. Nên trong năm 2006 doanh nghiệp không biết nên vay loại đồng tiền nào, việc chọn lựa đồng tiền vay cần cân nhắc về lãi suất, tỷ giá.

Để xem xét doanh nghiệp nên vay đồng tiền nào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, sẽ xét đến kết quả dự báo: phần trăm thay đổi trong tỷ giá (ef), công ty có thể sử dụng dự báo tỷ giá cùng với lãi suất ngoại tệ để xác định lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) sau đó sẽ so sánh rf với ih.

Xem xét việc tài trợ bằng USD

Qua việc dự báo tỷ giá ta thấy phần trăm thay đổi của tỷ giá USD/VND bình quân là ef = 3,58%, cao nhất là 4,85%, thấp nhất là 2,89%.

Áp dụng lý thuyết ngang giá lãi suất tồn tại để so sánh lãi suất tài trợ có hiệu lực và lãi suất nội tệ VND. Nếu ngang giá lãi suất tồn tại: rf = (1+if)(1+ef) -1= ih.

Chương 6:Tỷ giá dự báo ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp năm 2006

Bảng 6.2: So sánh lãi suất tài trợ có hiệu lực với lãi suất nội tệ (13)

Qua bảng so sánh ta thấy trong hai trường hợp trung bình và thấp nhất sẽ có lãi suất tài trợ có hiệu lực thấp hơn lãi suất vay VND (10,2%/năm), ở trường hợp cao nhất thì ngược lại lãi suất tài trợ có hiệu lực cao hơn lãi suất vay VND. Qua các trường hợp phần trăm thay đổi của ngoại tệ thì có trường hợp trung bình và thấp nhất cho kết quả vay ngoại tệ USD sẽ có lợi hơn, vì có rf > ih nghĩa là đồng ngoại tệ USD tăng giá 2,89% hoặc 3,58% mới làm cho chi phí lãi vay đồng USD bằng với chi phí lãi vay VND. Bất cứ mức độ tăng giá nào thấp hơn của USD cũng làm cho chi phí vay bằng USD rẻ hơn. Ngược lại, ở trường hợp cao nhất thì tỷ giá tăng 4,85% sẽ làm cho chi phí lãi vay bằng USD cao hơn so với chi phí vay bằng VND là 0,42%, nên trường hợp này không có lợi cho doanh nghiệp khi vay bằng USD.

Để có thể đưa ra một quyết định chính xác trong tài trợ ngắn hạn, ta tiến hành xây dựng phân phối xác suất về phần trăm thay đổi của tỷ giá để xác định khả năng lãi suất tài trợ có hiệu lực thấp hơn hoặc cao hơn lãi suất vay nội tệ.

Giả thiết, phân phối xác suất phần trăm thay đổi của tỷ giá USD/VND(14)

Trường hợp cao nhất: USD/VND tăng 4,85%, nghĩa là lạm phát ở Việt Nam: 8% và Mỹ 3%. Ở trường hợp này ít xảy ra hơn, vì theo các chuyên gia kinh tế thuộc viện nghiên cứu trung ương đưa ra trong báo cáo kinh tế Việt Nam 2005 công bố này 17/3 tại Hà Nội. Trong điều kiện bình thường, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng là 7,51% và lạm phát ở mức độ 6,68%, cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ Việt Nam, Quốc Hội đề ra lạm phát dưới mức 8% nên khả năng này ít xảy ra hơn sẽ có xác suất thấp nhất khoảng 20%.

Theo nhận định của tờ báo “người hướng dẫn cơ đốc giáo” ra ngày 24/02/2006 nhận định, mặc dù còn nằm trong tầm kiểm soát song rõ ràng nỗi lo lắng về lạm phát sẽ tiếp tục chi phối mạnh mẽ tới chính sách tài chính và tiền tệ vĩ mô của cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) của tân chủ tịch Ben Bernanke.

13 Áp dụng lãi suất cho vay USD kỳ hạn một năm 5,50%/năm củangân hàng ngoại thương.

14 Trích từ bài báo Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát Cập nhật ngày: 08/03/2006 Tại website: www.vneconomy.com.vn

Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 46 Chỉ tiêu

Phần trăm thay đổi trong tỷ giá USD/VND (ef)

Lãi suất tài trợ

có hiệu lực (rf) So sánh với ih

Cao nhất 4,85% 10,62% 10,62%>10,2% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung bình 3,58% 9,28% 9,28%<10,2%

Chương 6:Tỷ giá dự báo ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp năm 2006

Đồng thời Mỹ sẽ thâm hụt ngân sách trong năm 2006 gây nguy cơ lạm phát cao. Nhiều nhà kinh tế đưa ra thông báo khả quan về tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay, nhưng thâm hụt ngân sách và nguy cơ lạm phát lớn khiến cho nhiều người thiếu lạc quan về nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt ngân sách là chi phí quân sự của Mỹ ngày càng tăng. Đầu tháng hai vừa qua, nhà trắng đã công bố dự thảo ngân sách cho năm tài khóa 2007 (bắt đầu 01/10/2006) trị giá 2,77 nghìn tỷ USD, trong đó tăng đáng kể cho quốc phòng và an ninh, song lại cắt giảm cho một số chương trình xã hội, kể cả những chương trình nhạy cảm như trợ cấp giáo dục và y tế.

Theo nhận định trên lạm phát của Mỹ sẽ có khả năng tăng 3,7% năm 2006, chứ

Một phần của tài liệu Su anh huong cua lam phat lai suat ti gia den tinh hinh tai chinh cua cong ty xuat khau thuy san AN giang (Trang 53)