Dự báo tỷ giá EUR/VND năm 2006

Một phần của tài liệu Su anh huong cua lam phat lai suat ti gia den tinh hinh tai chinh cua cong ty xuat khau thuy san AN giang (Trang 48 - 50)

Bảng 5.5: Dự báo tỷ giá EUR/VND trong năm 2006

Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006

Đối với EUR/VND lý thuyết ngang giá sức mua dự báo đồng EUR sẽ tăng giá theo như các chỉ số kinh tế dự kiến, mức lạm phát của khu vực EU (Ih=2,3%) thấp hơn mức lạm phát của Việt Nam (If = 8%) tức là (Ih – If = 5,7%). Như vậy đồng ngoại tệ EUR sẽ tăng giá so với nội tệ VND là 5,57% nghĩa là trong năm 2006, 1EUR = 20.493,33VND. Ở đây đồng VND sẽ mất giá so với EUR là 5,57% vì Việt Nam có tốc độ lạm phát cao hơn EU, đồng thời để đáp ứng mức lạm phát cao hơn trong nước so với nước ngoài nên đường ngang giá sức mua đã xảy ra để ngăn cản kinh doanh chênh lệch giá. Vì đồng nội tệ mất giá nghĩa là thời điểm hiện tại giá hàng hóa của Việt Nam rất đắt so với góc nhìn của người tiêu dùng trong nước (vì lạm phát cao). Khi đó sẽ có các nhà đầu tư mua hàng hóa của EU sang bán ở thị trường Việt Nam để hưởng chênh lệch giá, khá hấp dẫn cho việc nhập khẩu. Từ đó dẫn đến cung ngoại tệ tăng và cầu ngoại tệ cũng tăng, theo quy luật cung – cầu, ngoại tệ sẽ tăng giá tức là nội tệ giảm giá nếu mức tăng giá ngoại tệ đúng bằng 5,57% thì chỉ số giá tiêu dùng trong nước và nước ngoài sẽ bằng nhau, nghĩa là giá cả hàng hóa của Việt Nam ngang với giá cả hàng hóa của Châu Âu trong mắt người tiêu dùng trong nước, nên sẽ không xảy ra kinh doanh chênh lệch giá giữa hàng hóa Việt Nam và Châu Âu.

Nhưng các chỉ tiêu dự báo thì luôn có sự thay đổi, nghĩa là các nhà kinh tế Châu Âu dự báo mức lạm phát ở Châu Âu có thể tăng thêm 0,5% cho cả khu vực năm 2006 tức là 2,8% suốt năm. Vì EU mở rộng thêm 25 nước thành viên với tăng trưởng trì trệ bởi sức ép cạnh tranh gia tăng từ phía các nền kinh tế mới nổi và những thách thức trong nội bộ (với Estonia mức lạm phát 2005 lên tới 4,1% cao hơn mức trần cho phép là

Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 37

Dự báo tỷ giá theo ngang giá sức mua

PPP

Chênh lệch lạm phát của Việt Nam & EU (Ih-If) Tỷ giá giao ngay bình quân năm 2005

1EUR=19.411,74VND

8,0%-2,3% 8,0%-2,8% 6,7%-2,3% 6,7%-2,8%

Mức độ biến động tỷ

giá EUR/VND 5,57% 5,06% 4,30% 3,79%

Tỷ giá EUR/VND

trong tương lai 20.493,33 20.393,65 20.246,65 20.148,17

Dự báo tỷ giá theo hiệu ứng Fisher

quốc tế

Chênh lệch lãi suất của Việt Nam & EU (ih-if) 8,25%-2,5% 8,25%-3,0% 8,4%-2,5% 8,4-3,0%

Mức độ biến động tỷ

giá EUR/VND 5,61% 5,10% 5,76% 5,24%

Tỷ giá EUR/VND

Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006

2,53%, Latvia lạm phát ở mức 7% trong năm 2006…) nên tình trạng lạm phát ở EU có chiều hướng tăng mạnh. (8)

Được thể hiện qua 3 trường hợp biến động II, III, IV xu hướng biến động tỷ giá có giảm ở mức 5,06%, 4,3%, 3,79% khi tình trạng lạm phát của Việt Nam giảm ở mức 6,7% trong năm 2006 và EU tăng 2,8%. Riêng trường hợp IV sự chênh lệch lạm phát của Việt Nam và EU là Ih – If = 6,7% - 2,8% =3,9%, nghĩa là lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của nước ngoài là 3,9% theo lý thuyết ngang giá sức mua dự báo ngoại tệ EUR sẽ tăng giá so với VND là 3,79%, 1EUR = 20.148,17VND trong năm 2006.

Theo hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo ngoại tệ sẽ tăng giá: 5,61%, 5,1%, 4,59%, 5,76%, 4,73% phụ thuộc vào tình hình lãi suất của Việt Nam và EU.

Mức lãi suất kỳ hạn 1năm của Việt Nam là 8,25%, EU là 2,5%, như vậy lãi suất của Việt Nam cao hơn mức lãi suất EU là ih – if =8,25% - 2,5% =5,75%. Theo hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo thì ngoại tệ sẽ tăng giá nghĩa là EUR sẽ tăng giá so với VND là 5,61%, 1EUR = 20.500,69VND.

Hiệu ứng Fisher quốc tế khẳng định việc một nhà đầu tư trong nước muốn đầu tư ra nước ngoài không chỉ phụ thuộc vào lãi suất nước ngoài (if) mà còn phụ thuộc vào phần trăm thay đổi của giá trị ngoại tệ (ef). Ở đây lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất của Việt Nam nên là cơ hội cho các đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, kể cả nhà đầu tư trong nước sẽ hưởng được một tỷ suất sinh lợi thực cao hơn ở nước ngoài. Khi đó hiệu ứng Fisher quốc tế xảy ra để tỷ suất sinh lợi từ hai góc độ đầu tư này bằng nhau theo góc nhìn của nhà đầu tư trong nước, dẫn đến đồng ngoại tệ sẽ tăng giá để bù trừ vào chênh lệch lãi suất giữa VND và EUR là 5,61%.

Tuy nhiên không phải mức độ biến động tỷ giá là cố định 5,61% mà còn phụ thuộc vào chính sách lãi suất có thể tăng giảm theo thời kỳ. Nếu lãi suất đồng EUR của EU lên 3% (từ giới quan sát của Châu Âu) thì mức độ biến động sẽ khác nhau: 5,1%; 5,76% như trường hợp II, III, IV. Theo như trường hợp IV chênh lệch lãi suất của Việt Nam và EUR là ih – if = 5,4%, như vậy lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài dẫn đến ngoại tệ tăng giá so với VND là 5,24% như hiệu ứng Fisher dự báo 1EUR=20.392,45VND.

Tổng hợp mức độ biến động theo hiệu ứng Fisher quốc tế và ngang giá sức mua, mức độ biến động trung bình của EUR/VND sẽ là: 5,05% nghĩa là tỷ giá giao ngay tương lai bình quân EUR/VND:

+ Cao nhất: 20.529,09VND + Trung bình : 20.392,77VND + Thấp nhất: 20.148,17VND.

Một phần của tài liệu Su anh huong cua lam phat lai suat ti gia den tinh hinh tai chinh cua cong ty xuat khau thuy san AN giang (Trang 48 - 50)