Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giai phap tang loi nhuan tai cong ty che tao va dong tau hai phong CQ 442027 TRAN THI TUYET NHUNG (Trang 65 - 67)

b. Chi phí sản xuất kinh doanh

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đặc biệt là tình hình tài chính của công ty, đòi hỏi cần có giải pháp hữu hiệu kịp thời nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Ta biết rằng doanh thu bán hàng cung cấp và dịch vụ được xác định khi hàng hóa dịch vụ đã hoàn thành việc sản xuất, bàn giao cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Tại Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng, doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định khi sản phẩm hoàn thành giao cho chủ đầu tư và cùng với chủ đầu tư nghiệm thu, thanh quyết toán công trình. Tuy nhiên với những sản phẩm dở dang, Công ty sẽ nghiệm thu theo phần công việc đã thực hiện xong. Cách hạch toán như vậy có thể đem lại một số sai sót vì lẽ doanh thu thực sẽ thay đổi theo nhiều yếu tố tác động.

Mặc dù doanh thu và lợi nhuận có sự tăng lên vể quy mô và tỷ trọng nhưng tỷ suất doanh lợi doanh thu và doanh lợi giá thành của Công ty giảm liên tục trong giai đoạn 2003 – 2005. Chứng tỏ kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với chi phí bỏ ra.

Quy mô vốn chủ sở hữu hàng năm tăng trưởng thấp, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm qua các năm. Như vậy mục tiêu tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty vẫn chưa đạt được.

Lợi nhuận tăng qua các năm nhưng xét riêng lợi nhuận từ hoạt động tài chính thì lại lỗ làm cho lợi nhuận trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đi rất nhiều so với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó tuy lợi nhuận tăng liên tục nhưng vẫn chưa bù đắp

được khoản lỗ luỹ kế từ các năm trước nên tình hình trích lập các quỹ còn rất hạn chế. Công ty vẫn chưa thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận

Năm 2005, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Chi phí bán hàng tăng hơn 38 triệu trong khi đó 2 năm trước khoản này bằng không, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 1.842 triệu. Chi phí này có thể giảm được mà không hề ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giảm được chi phí, sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2005 tăng từ 1.15 lên 1.73 chủ yếu do giá vốn hàng bán năm 2005 tăng cao làm cho hàng hóa của doanh nghiệp bị ứ đọng, gia tăng các khoản chi phí bảo quản nguyên vật liệu .

2.3.2.2 Nguyên nhân.

- Doanh thu thuần có tăng dần trong các năm nhưng chưa thực sự tương xứng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Ngoài ra trong năm 2005 còn có sự gia tăng của chi phí bán hàng (38.317 triệu đồng) mà các năm trước không có.

- Giá vốn hàng bán tăng nhanh như vậy là do sự gia tăng của các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Do đặc thù của ngành xây lắp là thời gian thanh toán lâu nên các khoản phải thu thường cao. Do đó công ty luôn phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao vì không muốn bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, thiếu vốn hoạt động phải vay ngân hàng là vấn đề thường xuyên của doanh nghiệp. Đây là điều có thể hiểu được nhưng công ty bị chiếm dụng vốn là hoàn toàn không nên vì nó làm giảm lợi nhuận của công ty. Đồng thời việc huy động vốn trên thị trường còn bị bó hẹp. Vốn chủ yếu là do ngân sách cấp, vay dài hạn nội bộ và vay ngắn hạn ngân hàng. Công ty vẫn chưa chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác với chi phí thấp hơn.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ ĐÓNG TÀU

HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Giai phap tang loi nhuan tai cong ty che tao va dong tau hai phong CQ 442027 TRAN THI TUYET NHUNG (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w