Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo & PTNT thanh trì hà nội (Trang 53 - 54)

- Việc thẩm định trước, trong và sau khi giải ngân chưa được thực hiện nghiêm tức. Nhiều cán bộ tín dụng còn quá tin vào khách hàng, cũng có một phần cán bộ tín dụng ngại khó nên thiếu kiểm tra thực tế. Nhiều món vay còn bị sử dụng vốn sai mục đích, cá biệt còn có khách hàng vay hộ nhau hoặc cho vay đảo nợ.

- Thanh Trì là huyện ngoại thành, tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích đất canh tác bị thu hẹp do xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị mới và xây dựng các tuyến đường giao thông. Diện tích canh tác bị thu hẹp làm cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp theo trong khi người lao động bị " mất đất ", ngành nghề mới không được phát triển, lao động không được đào tạo. Vì thế nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh không lớn.

- Mặt khác, khi các dự án giao thông, xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư được thực hiện, người nông dân được đền bù một khoản tiền rất lớn ( mà từ xưa tới nay họ chưa bao giờ có được ) nên nông dân có tiền trả nợ Ngân hàng và không vay nữa, thậm chí còn có tiền gửi vào Ngân hàng. Đây cũng là lý do vì sao nguồn tiền tiết kiệm trong dân cư luôn tăng nhanh trong những năm qua.

- Trước năm 2000, do nợ quá hạn cao, nợ phải xử lý rủi ro lớn, hiện vẫn còn trên 5 tỷ chưa thu hồi được nên việc cho vay tiếp ở một số thôn, xã không

được mở rộng, cán bộ tín dụng sợ cho vay dân không trả. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng mà tín dụng tăng trưởng chậm.

Thủ tục cho vay kinh doanh dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ… phức tạp hơn cho vay hộ nông dân, trong khi đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm nên mặc dù nhu cầu vay lớn nhưng không cho vay được.

- Còn một số sai phạm trong cho vay như sử dụng vốn sai mục đích, vay hộ nhau, đảo nợ… một phần do cán bộ tín dụng chưa sâu sắc, ngại khó, tin vào khách hàng, một số khác do quan hệ họ hàng, làng xóm, nể nang nhau khi giải quyết cho vay…. Qua kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện và khắc phục nhưng cũng là một nguyên nhân làm cho nợ quá hạn vẫn tồn tại (dù là rất nhỏ).

- Nhiều khách hàng chây ì không trả nợ mặc dù có khả năng trả nợ. Sau khi phát tiền vay, việc trả nợ phụ thuộc vào khách hàng, Ngân hàng không còn gì trong tay để buộc khách hàng trả nợ đối với các khoản vay dưới 10 triệu đông không phải thế chấp bằng tài sản. Số này có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước xoá nợ hoặc không sợ Ngân hàng xiết nợ ( vì khi vay không có tài sản đảm bảo). Số khách hàng này thường tập trung vào một số khu vực nhất định, họ trông nhau, thậm chí còn vận động nhau không trả nợ Ngân hàng. Tình hình trên làm cho nhiều cán bộ tín dụng e ngại khi cho vay và không dám mạnh dạn cho vay.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THANH TRÌ - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo & PTNT thanh trì hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w